Tìm hiểu về ngoại tác tiêu cực của nước giải khát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng nước giải khát công nghiệp tại việt nam (Trang 56 - 58)

Phụ lục 1: Tìm hiểu về ngoại tác tiêu cực của nước giải khát

Khơng có sự thống nhất về tác động tiêu cực của nước giải khát lên sức khỏe người tiêu dùng sản phẩm này. Xu hướng ủng hộ cho rằng nước giải khát làm tăng cân dẫn đến tình trạng béo phì, tiểu đường, và các vấn đề về thận. Tuy nhiên, ở thái cực ngược lại, người ta cho rằng không đủ bằng chứng để kết luận nước giải khát gây ra các vấn đề sức khỏe. Ở xu hướng ủng hộ, có nhiều nghiên cứu cố gắng thuyết phục các nhà làm chính sách rằng nước giải khát chứa axit photphoric, CO2 bão hòa, đường là nguyên dân dẫn đến một loạt các chứng bệnh như béo phì, lỗng xương, tiểu đường, răng miệng…v.v.

Thứ nhất, xem xét tác động tới men răng của nước giải khát. Nghiên cứu của Sorvari và Rytoma (1991) đưa ra kết luận rằng chất đường có trong trong đồ uống giải khát, khi sử dụng sẽ được chuyển hóa bởi các vi sinh vật mảng bám trong miệng người uống tạo ra axit hữu cơ dẫn đến sâu răng. Lussi và đ.tg (1993) cho rằng nước giải khát có ga, nước tăng lực có nồng độ pH = 2.74, tương đương với nồng độ của một axit mạnh là nguyên nhân làm giảm độ cứng bề mặt của răng. Nghiên cứu của Jandt (2006) kết luận nước giải khát có ga làm tổn hại đến men răng thông qua quá trình khử canxi và photpho dẫn đến sụp đổ cấu trúc răng, là nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng ở giới trẻ. Còn Tahmassebi và đ.t.g (2006) kết luận rằng việc tiêu thụ nước ngọt thường xuyên làm tăng nguy cơ phát triển sâu răng. Thứ hai, xem xét tác động của nước giải khát đến bệnh béo phì. Năm 2003 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra các bằng chứng khoa học về mối liên hệ giữa đồ uống có đường và gia tăng nguy cơ béo phì. Bray và đ.t.g (2004) chỉ ra rằng nước ngọt hiện nay chứa xiro đường ngơ (high-fructose corn syrup) một loại đường có ảnh hưởng quan trọng trong việc gây ra bệnh béo phì. Perrin và đ.t.g (2005) đưa ra kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh béo phì ở trẻ em bao gồm tăng tiêu thụ nước ngọt, chất béo, dầu và sodium. Đồng thời nghiên cứu này cũng cho rằng việc quản lý tiêu thụ nước giải khát gặp nhiều khó khăn nhất trong nhóm sản phẩm nói trên. Nghiên cứu của Kubik và đ.t.g (2005), và Temple và đ.t.g (2006) so sánh mức độ béo phì của dân cư thành thị và nơng thơn dựa trên phân tích về chế độ dinh dưỡng. Kết quả chỉ ra rằng cư dân nông thôn tiêu thụ chủ yếu sữa, trái cây và các loại đậu ít có nguy cơ bị béo phì hơn so với cư dân thành thị, những người có tỷ trọng nước giải khát cao trong chế độ ăn uống hàng ngày. Khuyến cáo đưa ra là nên thay

đổi chế độ dinh dưỡng cho học sinh tại các trường học bằng việc loại bỏ bớt các đồ u ống chứa đường.

Thứ ba, xem xét tác động của nước giải khát đến bệnh tiểu đường. Rangan và đ.t.g (2009) tổng kết nhiều nghiên cứu và kết luận có mối quan hệ đồng biến giữa việc lạm dụng đồ uống có đường và các bệnh béo phì, tiểu đường. Báo cáo này đưa ra tổng hợp về những nghiên cứu mới đây về những vấn đề sức khỏe với việc tiêu thụ nước giải khát, và kết luận rằng có mối quan hệ đồng biến giữa việc lạm dụng đồ uống có đường và các bệnh béo phì, tiểu đường. Một nghiên cứu thực nghiệm khác được tiến hành trên những con chuột cho uống nước soda, kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí North American Journal of Medical Sciences cho rằng nước giải khát có tác động làm biến dạng và phá vỡ cấu trúc của thận chuột khi cho chúng uống loại nước giải khát này trong vịng 30 ngày. Có nghĩa là việc sử dụng liên tục sản phẩm này có tác động tiêu cực đến sức khỏe của chuột (Adjene và đ.t.g, 2010).

Thứ tư, xem xét tác động của nước gải khát đối với việc giảm canxi trong máu và bệnh loãng xương. Massey và Strang (1982) chỉ ra a xít Photphoric trong nước giải khát có cơ chế dẫn xuất làm giảm mật độ chất khoáng trong xương dẫn đến làm loãng xương. Một mức độ acid phosphoric cao là một nguồn phốt pho ngoại sinh gây tăng phosphate huyết (hyperphosphatemia), giảm canxi máu là nguyên nhân gây động kinh và giảm trí nhớ. Nghiên cứu của Massey và Hollingbery (1988) kết luận chất caffeine trong nước giải khát làm tăng mức độ bài tiết canxi trong nước tiểu, cũng như tạo kết tủa trong các mô mềm gây ra sỏi thận. Caffeine trong nước giải khát khơng có giá trị dinh dưỡng, trái lại làm giảm lưu lượng máu đến não dẫn đến sự lo âu, mất ngủ, hoang tưởng, rối loạn tâm thần, thậm chí dẫn đến tử vong (Mathew và Wilson, 1985; Watson và đ.t.g, 2000; Parker, 1986).

Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu cịn cố gắng chứng minh nước giải khát có nguy cơ gây ra vấn đề sỏi thận và ung thư như Larsson và đ.t.g (2006) cho rằng tiêu thụ quá nhiều nước ngọt làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy.

Ở thái cực ngược lại, một nghiên cứu được xuất bản trong Tạp chí British Juornal of Nutrition đã chứng minh rằng tăng mức độ cacbonat trong nước giải khát làm tăng cảm giác no và sau đó giảm tiêu thụ lượng calo. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, so với nước giải khát có cacbonat thấp, việc tiêu thụ nước giải khát có cacbonat trung bình và cao

đem lại cảm giác no nhiều hơn, lúc đó việc tiêu thụ thức ăn và năng lượng được giảm đi đáng kể (Moorhead và đ.t.g, 2008, trích trong Adjene và đ.t.g, 2010). Nói cách khác, người uống nước giải khát có gas trước khi ăn sẽ cảm thấy no hơn và ăn ít hơn. Những kết quả này đã được nhắc đến trong một nghiên cứu riêng biệt của Trường Đại học Iowa. Nghiên cứu này cũng chứng minh rằng người ta sẽ cảm thấy no nhanh hơn và do đó ăn một lượng thức ăn ít hơn khi uống nước giải khát có ga so với uống nước giải khát khơng có ga (Lambert và đ.t.g, 1993, trích trong Adjene và đ.t.g, 2010). Quan điểm phổ biến cho rằng khơng phải chỉ có nước giải khát gây ra các vấn đề béo phì, tiểu đường mà nhiều sản phẩm tiêu dùng khác có sử dụng đường trong sản xuất và lối sống ít vận động, ăn nhiều đồ ngọt là những nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe cũng như khó khăn trong việc giảm thiểu tình trạng thừa cân của người dân (Adam và Smed, 2012)

Như vây, khơng có sự thống nhất về nhận định tồn tại ngoại tác tiêu cực từ việc tiêu thụ nước giải khát đối với sức khỏe người tiêu dùng sản phẩm này. Dựa trên những dẫn chứng đã nêu trên, tác giả không ủng hộ kết luận cho rằng nước giải khát có tác động tiêu cực lên sức khỏa của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng nước giải khát công nghiệp tại việt nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)