CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN
4.7 Phân tích tác động kinh tế của thuế đối với nước giải khát
Để phân tích tác động kinh tế của thuế, tác giả tiến hành ước lượng (1) tổn thất vơ ích mà xã hội phải gánh chịu khi có thuế, (2) doanh thu thuế, và (3) thu nhập của cả nền kinh tế bị suy giảm, với giả định chính sách thuế được áp dụng với thuế suất 10% như đề xuất của Bộ Tài Chính. Tác giả sử dụng các phân tích về tác động của thuế lên giá cả đã được Stiglitz (1986) đề cập. Theo đó, một mặt hàng khi bị đánh thuế thì giá sẽ khơng tăng bằng với mức thuế trừ trường hợp đường cung nằm ngang hoặc đường cầu thẳng đứng, khi có thuế thơng thường một phần thuế sẽ chuyển vào giá tiêu dùng và một phần vào nhà sản xuất, phân bổ gánh nặng thuế phụ thuộc vào độ co giãn của cung và cầu.
Vì những hạn chế về số liệu nên tác giả không thể ước lượng độ co giãn của cung theo giá. Để khắc phục, tác giả sử dụng các giả định đặc biệt theo mức độ độ co giãn của cung nước giải khát tăng dần là (i) cung hồn tồn khơng co giãn theo giá (Es=0); (ii) cung co giãn 1 đơn vị (Es=1); và (iii) cung co giãn hoàn toàn theo giá (Es=∞). Kết quả tính tốn được tóm tắt ở Bảng 4.7 dưới đây (chi tiết tại Phụ lục 11).
Kết quả cho thấy rằng, nếu cung nước giải khát ít co giãn theo giá (0 ≤ Es ≤ 1) thì tổn thất vơ ích nằm trong khoảng từ 0 đến 97 tỷ đồng/năm, doanh thu thuế nằm trong khoảng 2.491 đến 2.616 tỷ đồng/năm, và mức độ suy giảm sản lượng của nền kinh tế giao động trong khoảng từ 0 đến 1.884 tỷ đồng/năm. Ngược lại, nếu cung nước giải khát co giãn nhiều theo giá (1 ≤ Es ≤ ∞) thì tổn thất vơ ích sẽ tăng lên nhanh chóng và giao động trong khoảng 97
đến 362 tỷ đồng/năm, doanh thu thuế giảm dần theo mức tăng độ co giãn của cung từ 2.616 tỷ đồng/năm xuống mức 1.891 tỷ đồng/năm, trong khi đó mức độ suy giảm sản lượng của nền kinh tế sẽ tăng dần từ 1.884 tỷ đồng/năm đến 7.247 tỷ đồng/năm.
Bảng 4.7: Ước lượng tác động kinh tế của thuế (tỷ đồng/năm) Độ co giãn của Độ co giãn của cung Độ co giãn của cầu Tổn thất xã hội Doanh thu thuế GDP giảm Es = 0 Ed = -2,77 0 2.616 0 Es = 1 97 2.491 1.884 Es = ∞ 362 1.891 7.247
Nguồn: Tính tốn của tác giả
Business Monitor International (2013) nhận định thị trường nước giải khát ở Việt nam có mức độ rào cản gia nhập ngành thấp, mức độ cạnh tranh cao. Đây là tín hiệu cho thấy thị trường nước giải khát là thị trường cạnh tranh. Vì vậy, cung nước giải khát có thể co giãn mạnh theo giá và độ co giãn sẽ nằm trong khoảng giá trị từ 1 đến ∞. Khi đó, nếu thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng thì phần lớn thuế sẽ chuyển vào giá tiêu dùng, và tổn thất xã hội sẽ tăng dần theo mức độ cạnh tranh của thị trường. Ngược lại, nếu cung nước giải khát ít co giãn theo giá thì tác động tương tự cũng có thể xảy ra. Oxford Economics (2013) cho rằng nếu thuế không chuyển hết vào giá tiêu dùng mà chuyển phần lớn vào phía nhà sản xuất thì lợi nhuận của doanh nghiệp và khoản thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ bị giảm. Trong cả hai trường hợp, tác động của thuế đều có thể dẫn đến thu hẹp qui mơ ngành sản xuất, giảm số thu thuế của Chính phủ.
4.8 Tóm tắt chương
Trong chương này tác giả đã ước lượng hàm đầu và tính tốn độ co giãn của cầu theo giá và theo thu nhập của các mặt hàng đồ uống tại Việt Nam. Kết quả cho thấy nước giải khát là mặt hàng có cầu co giãn nhiều theo giá và co giãn ít theo thu nhập. Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt nếu áp lên mặt hàng nước giải khát là chính sách thuế khơng hiệu quả. Cụ thể, hai trong ba tiêu chí là (1) hiệu quả kinh tế, và (2) tính cơng bằng khơng được thỏa mãn, trong khi tiêu chí cịn lại là tính đơn giản cũng sẽ khó đạt được nếu thuế suất phân biệt được áp dụng.