IV. NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC
2. Nơi trưng bày các tác phẩm điêu khắc
Nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc đền tháp ở Champa có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Kiến trúc đền tháp quy định nội dung và hình thức thể hiện của điêu khắc. Ngược lại, nghệ thuật điêu khắc góp phần làm sáng tỏ mục đích và ý nghĩa của việc xây dựng đền tháp. Theo tiến sĩ Phạm Hữu Mỹ: “nếu coi đền tháp ở Champa cùng những điêu khắc gắn với nó như một cơ thể thống nhất, thì, đền tháp được xem là bộ khung, là xương còn các tác phẩm điêu khắc gắn với nó được xem là da thịt của cơ thể đó, và là một trong những yếu tố tạo ra cái hồn cho cơ thể đó sống động.” Vì vậy, các tác phẩm điêu khắc được trưng bày trên các di tích
đền tháp từ thân tháp, chân tháp cho đến trong lòng tháp.
2.1. Thân tháp
Trên thân tháp hoặc ở chân của các đền tháp Champa thường được trang trí bằng các hình tượng các vị thần Ấn Độ giáo, các hình tượng chim thần Garuda, voi. Ở tháp Hịa Lai các nhà nghiên cứu khơng tìm thấy được những hình tượng điêu khắc bằng đá, thay vào đó là những tác phẩm điêu khắc hình hoa lá, chim thần Garuda, voi, tượng người trên các cột ốp và trên tường tháp.
Hình tượng chim thần Garuda và Ganesa ở tháp Hòa Lai
Cịn ở tháp Pơ Klong Garai, theo đánh giá của các nhà nguyên cứu nghệ thuật Champa, tấm điêu khắc đá trên trán cửa tháp chính ở Pơ Klong Garai là một trong những tác phẩm điêu khắc đẹp nhất của phong cách nghệ thuật Tháp Mắn. Chiếc trán cửa bằng đá này thể hiện thần Shiva đang múa. Vị thần Shiva đứng trên một cái bệ nhỏ, đôi chân chùng xuống, bành hai gối ra, bàn chan trái dẫm xuống đất, bàn chân phải chỉ tựa đầu các ngón chân xuống đất. sáu cánh tay đưa lên nhịp nhàng và cân đối quanh thân : hai tay trên giao nhau bên trên đầu ; hai tay giữa, một cầm con dao (tay phải), một cầm cái chén (tay trái); hai tay dưới, một cầm đinh ba (tay phải), một cầm hoa sen cuộn dài (tay trái). Đầu thần đội chiếc mũ nhọn đầu cong ra phái trước có bảy hàng trang trí bằng những cánh hoa và những hạt ngọc. cả cái đầu hơi nghiên bên phải, tạo cho hình tượng có dáng đung đưa trogn cân bằng, thần bận một chiếc quần có ba vạt : hai vạt sau tỏa ra theo hướng xuôi xuống, vạt trước thong xuống phía trước rốn. Trên mình thần đeo một dải Bàlamơn, chiếc vịng cổ và chiếc thắt lưng.
Bức phù điêu trên trán cửa tháp Pô Klong Garai thể hiện thần Siva đang múa
Ngồi ra, trên thân của tháp Hịa Lai, tháp Pơ Klong Garai và tháp Pơ Rơmê cịn có các ơ khám, bên trong mỗi ơ khám có là
một nhân vật nào đó với tư thế ngồi xếp bằng hai tay chấp lại đặt trước ngực. Hình điêu khắc gắn ở các góc của tháp là những hình điêu khắc đá và hình tượng các ngọn lửa bằng đất nung. Hình tượng đặc biệt ở tháp Pô Klong Garai và tháp Pơ Rơmê, trên đỉnh tháp là hình tượng một Linga bằng đá – và đây là nét dùng để phân biệt chức năng của tháp chính là thờ thần Siva.
Linga trên tháp Pô Rômê
2.2. Trong lòng tháp
Hiện nay, trong những ngơi tháp cịn lại ở tỉnh Ninh Thuận, chỉ riêng tháp Hịa Lai là khơng có các tượng thờ bên trong tháp. Nhưng, ở tháp Pô Klong Garai và tháp Pơ Rơmê vẫn cịn các tượng thờ như:
Ở tháp Pô Klong Garai, tượng thờ (đặt trong tháp thờ) là một Mukhalinga (linga có mặt người) đẹp cịn được giữ gìn hồn hảo. Phía trên linga nhơ ra đầu và cổ một vị thần. Vị thần khn mặt thanh tú, có bộ ria thưa, chịm râu nhọn và đơi mắt hơi xếch về phía mang tai. Đầu thần đội một chiếc mũ hình trụ, miệng trịn, ở giữa hơi mở rộng và được trang trí bằng một hình hoa bốn cánh. Phía dưới mũ, lộ ra bộ tóc được kết tinh vi. Thần đeo ở phía trước ngực một vịng cổ và ở tai một bảo thạch hình quả trứng nhọn. Cả chiếc Mukhalinga được dựng trên một bệ đá hình chữ nhật (dài 1,47m rộng 0,94m, cao 0,24m). Bệ được trang trí hai đường gờ nổi, đối nhau qua một dãy hạt tròn ở giữa. Cho đến nay, người Chăm vẫn gọi Mukhalinga là tượng vua Pô Klong Garai. Nhưng rõ ràng, vị vua đã được thần hóa và được thể hiện như thần Siva dưới dạng Mukhalinga. Còn nếu xét về mặt phong cách và niên đại nghệ thuật, thì theo các nhà nghiên cứu, chiếc Mukhalinga ở tháp Pô Klong Garai không phải là Jaya Simhalingesvara do vua Jaya Simhavarman III dựng vào đầu thế kỷ XIV, mà là tác phẩm của cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Đây chính là chiếc Mukhalinga duy nhất cịn lại của đồng bào Chăm cho đến hiện nay. Ngoài ra trong lịng tháp cịn có tượng bị thần Nandin được thể hiện với tư thế nằm.
Tượng thờ (chiếc Mukhalinga) trong tháp Pô Klong Garai
Vua Pô Rômê được thờ cúng trong ngôi tháp dưới dạng một tượng đá cao 1,20 mét. Tượng được tạc thành phù điêu nổi cao trước một tấm đá mộ (Kút) hình cung nhọn có trang trí những hình nổi phía sau. Vị thần – vua được thể hiện bán thân, có tám tay – hai tay chính úp lên bụng, các tay khác đưa cao lên và được gắn vào vai một cách vụng về. Mỗi bàn tay phu cầm một vật : đinh ba, thanh kiếm và một cái chén ở bên trái ; dao găm, búp sen và một vật khá kỳ lạ (người Chăm bảo là chiếc lược, nhưng nó lại có vẻ giống chiếc cung nhỏ) ở bên phải. Rõ ràng vị thần – vua cầm những vật đặc trưng của Shiva giáo (của thần Shiva). Đôi mắt thần – vua hơi xếch về phía thái dương và xích lại gần nhau, ria mép vểnh lên, râu cằm để nhọn xuống, mơi dưới có một chấm râu nhỏ. Tượng đội một chiếc mũ thân trụ trịn, vành mũ trang trí bằng một dãi hình hoa bốn cánh, phía trên mũ có một hình trang trí giống như chiếc đinh ba (trisula) mà thần cầm ở tay. Trên mình thần – vua khơng có dấu hiệu gì của quần áo, ngồi một thắt lưng ở bụng. Đồ trang sức gồm một vòng đeo cổ nhọn được tao bởi các hình hoa bốn cánh nằm giữa hai hàng hạt ngọc, đôi hoa tai nặng với đầu nhọn chúc xuống, các vòng đeo cổ tay và một chiếc thắt lưng được trang trí bằng một dải hoa bốn cánh. Vị thần – vua choán hết phần chân và giữa tấm đá mộ. Ở hai bên thần – vua có hình hai bị thần Nandin (vật cưỡi của thần Shiva) nằm phủ phục.
Đằng sau mũ trụ của thần, bên trên hai cánh tay trên có hai hình xoắn như ngọn lửa đỡ lấy hai cái đầu. Ngồi ra, cịn ba chiếc đầu khác chồng lên đầu vị thần. Chiếc đầu thứ có cả vai. Các đầu đều đội mũ trụ tóe ra năm tia như hình long cơng, đeo hoa tai, ba đầu ở hàng dưới còn đeo vòng cổ. Đồ trang sức của các đầu này giống của vị thần. Toàn bộ cấu trúc của tượng được quét sơn, tấm đá tựa màu đỏ, các hình trang trí màu đen, mặt màu trắng, mơi đỏ, các nét trên mắt và đôi mắt đen đậm, những vật cầm tay vàng. Bệ tượng có một dãy chấm nổi giữa hai gờ lượn. Phần bệ hình chậu nước vng có rãnh chạy quanh tượng và tấm đá tựa rồi kéo dài
như chiếc vòi đến tận bên trên một con voi nhỏ nằm nghiên gần bệ. Trước mặt vị thần, ngay trên phiến đá bệ, có hình một cái lổ để cắm đuốc hoặc nến mỗi khi làm lễ tế.
Ngồi tượng vua trong tháp, bên cạnh vua có một tượng bán thân nữ mà người Chăm gọi là hồng hậu Pơ Bia Sancan (người đã nhảy vào dàn thiêu chết theo vua, cịn bên ngồi tháp là tượng bà hồng hậu Sucil (người không muốn chết theo vua).