II. THỐNG KÊ VÀ PHÂN LOẠI THÁP CHĂ MỞ NINH THUẬN
1. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
Ngay từ những thế kỷ trước công nguyên, trước nhu cầu phát triển, các thương
nhân Ấn Độ đã dong thuyền vượt biển sang buôn bán tại các cùng đất khu vực Đơng Nam Á trong đó có miền Trung Việt Nam. Đây là thị trường hấp dẫn bởi
các sản phẩm nhiệt đới: trầm hương, đinh hương, quế, hương liệu, gỗ quý, sừng tê, san hô, ngọc trai, các sản phẩm hải sản… Đặt biệt là vàng đã thu hút các thương nhân Ấn Độ. Họ sang đây trao đổi hàng hóa và hình thành nên mối quan hệ giao lưu văn hóa ban đầu giữa văn hóa Ấn Độ và các nền văn hóa khu vực Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam. Theo tài liệu khảo cổ học cho biết, nhiều mộ chum trong di tích thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã tìm thấy những hiện vật trang sức bằng thủy tinh, đá ngọc, mã não, hay đồ gốm di chỉ Arikamedu miền đông Ấn Độ đã có mặt tại miền Trung. Mặc dù vậy “cũng chưa có sự ảnh hưởng thật sự của
tơn giáo nên mặc dù nguồn tư liệu phong phú và đa dạng xong không phức tạp”.
Những thế kỷ đầu công nguyên, sự bn bán trao đổi hàng hóa tăng khi con đường bn bán của Ấn Độ với các nước Hy Lạp, La Mã bi cấm vận, nhu cầu vàng càng ngày càng lớn thì thị trường Viễn Đơng càng đóng vai trị quan trọng. Đặc biệt hơn khi các thuyền nhân Ấn Độ phát hiện ra quy luật của gió mùa thì số lượng và số lượt luôn bán trở nên nhộn nhịp. Thương nhân Ấn Độ ln có mặt tại dải đất miền Trung nơi mà “Lâm Ấp có núi vàng, đá đều màu đỏ, trong đó sinh
ra vàng. Vàng ban đêm bay ra giống đom đóm…”, hay “vàng khơng hiếm, những người Trung Hoa họ kể lại một cách ngạc nhiên rằng họ thấy nước Chăm có một núi vàng; họ nói tất cả các hịn đá đều có màu đỏ và ở giữa có một thỏi vàng. Vàng cũng chảy ở sơng, muồn lấy thì tác cạn lịng sơng này đi. Bạc, Đồng, sắt, thiếc có từng mạch khá nhiều…”.
Trong q trình vượt biển bn bán dài ngày đầy hiểm trở bấy trắc, ngoài những thương nhân, cịn có cả những người Bàlamơn, phật tử họ đi theo thuyền với sứ mệnh tâm linh cầu mong cho sự đi lại bình an, bn bán thuận lợi, hay những võ sĩ tầng lớp Ksatriya có sức mạnh chuyên sử dụng vũ khí để bảo vệ che chở cho chuyến đi. Thời gian gom hàng, đợi gió mùa để quay về cố quốc, họ xây dựng các thương điếm của mình. Từ những cơ sở này họ đã duy trì những sinh hoạt tơn giáo và tìm cách ảnh hưởng ra bên ngồi với người dân ở đây. Trước hết họ qua lại thân mật với các Thủ Lĩnh địa phương, nếu có điều kiện họ kết hơn với con gái họ, có khi ngay cả với các Thủ Lĩnh địa phương như truyền thuyết Liễu Diệp với Hỗn Điền (Kaundinya) trong văn hóa Ĩc Eo thuộc khu vực đồng bằng sơng Cửu Long. Trong sinh hoạt họ có mối quan hệ bn bán với người dân bản địa, và muồn giữ mối quan hệ lâu dài họ đã gây ảnh hưởng vào đời sống tình cảm, tâm linh cư dân.
Thơng qua những hoạt động của mình, họ truyền bá văn hóa, tơn giáo gây từng bước khơng những với thủ lĩnh mà toàn bộ tầng lớp cư dân vùng đất. Khi có điều kiện họ cịn tham gia vào những cơng việc của chính quyền các địa phương, những sinh hoạt của tầng lớp tên xã hội. Tài liệu lịch sử cho biết Sĩ Nhiếp, vị quan lại thời Đơng Ngơ trị vì Giao Châu vào thế kỷ II đầu thế kỷ III đã có những người Hồ tham gia vào sinh hoạt nghi lễ tại đây “Khi ra vào thì đánh chng
thánh, uy nghi đủ hết; kèn sáo thổi vang, xe ngựa đầy đường, người Hồ đi sát bánh xe để đốt hương…”. Người Hồ đây chỉ người Ấn Độ ở lại Giao Châu vào
cuối thế kỷ II và thế kỷ III. Bia Võ Cạnh (Nha Trang – Khánh Hịa) có niên đại thế kỷ II – IV (?) qua nguyên cứu cho biết chữ viết “bia Võ Cạnh là một dạng Sankrít có nguồn gốc Tamul. Tên gọi Srimara tức Paramara hay Maran là một
tước vua của người xứ Pandya (Ấn Độ) mà rất có thể là người xứ này đến lập nghiệp ở Kautthara (Nha Trang) đã có gợi ý muốn nhớ lại dịng giống Pandya của mình khi khắc bia Võ Cạnh làm kỷ niệm”. Tài liệu khảo cổ học hiện nay khi tiến hành điều tra khảo sát các di tích ảnh hưởng của văn hóa Ấn độ trên dải đất miền Trung cho thấy nhiều vùng còn lưu giữ thờ những dấu chân Thần Khổng Lồ biểu tượng của phật tại Hương Ấn (Bình Thuận); chùa Hang (Ninh Thuận); Đại Điếm, San Hơ (Bình Định) và cho rằng “vào khoảng nửa thế kỷ I sau cơng ngun, chắc
chắn đã có cuộc tiếp xúc giữa những người mang văn hóa Ấn Độ với những người bản địa Bắc – Trung – Nam nước ta lúc bấy giờ. Nhiều tu sĩ đã đến tu và truyền giáo ở nước ta, đó là cơ sở hình thành một lớp văn minh Phật giáo – Balamôn giáo đầu tiên”.
Như vậy, văn hóa tơn giáo Ấn Độ có mặt trên cả ba vùng nước ta nhưng do điều kiện xã hội phía bắc chịu sự cai trị áp đặt văn hóa Trung Hoa nên khơng có điều kiện phát triển. Vùng đất Trung Bộ khi giành được độc lập với sự ảnh hưởng lâu dài một cách hịa bình của văn hóa Ấn Độ ở đây từ trước và sau công nguyên đã tạo điều kiện tốt cho nền văn hóa tơn giáo Ấn Độ phát triển trở thành tôn giáo chi phối đời sống tinh thần của mình theo suốt tiến trình lịch sử thể hiện trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt rõ trên các kiến trúc đền – tháp và các tác phẩm điêu khắc ở đây34.
2. Kiến trúc tháp Champa có nguồn gốc từ các cơ sở tín ngưỡng bản địa
Trước khi văn hóa Ấn Độ gia nhập vùng đất, có thể nói cũng như vùng đất phái bắc vùng đất trung bộ chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa khá sớm, những gương đồng, tiền Ngũ Thù Tây Hán, dao sắt, đồ gốm vv… tìm được trong văn hóa Sa Huỳnh khá phổ biến trên nhiều vùng đất đã nói lên sự ảnh hưởng của nền văn hóa này đến vùng đất trung bộ. Đặc biệt hơn những thế kỷ đầu công nguyên vùng đất này chịu sự cai trị của nhà Hán, địa bàn quận Nhật Nam có thể cịn kéo dài đến núi Đại lãnh (Phú n) thì sự giao lưu văn hóa càng có điều kiện phát triển. Nhưng do điều kiện địa lý xa xôi hiểm trở, sự khác biệt về văn hóa cũng như sự khắc nghiệt của chế độ cai trị khiến cho nền văn hóa Trung hoa khó được chấp nhận rộng rãi và phát triển trong cộng đồng cư dân ở đây. Chính vì thế Nhà Hán phải “dùng tục cũ mà cai trị” đó là điều kiện để tín ngưỡng trong văn hóa bản địa tồn tại và phát triển khi có điều kiện. Điều kiện đó khi là người Chăm giành được độc lập (năm 192) tự chủ trong việc lưa chọn phát triển văn hóa tơn giáo của dân tộc mình. Họ đã lựa chọn mơ hình xã hội và văn hóa từ Ấn Độ đưa lại. Văn hóa Ấn Độ đã có một bề dày giao lưu với vùng đất, khi người Chăm giành được độc lập tạo điều kiện thuận lợi để văn hóa Ấn Độ gia nhập toàn diện vào đời sồng xã hội tinh thần của người Chăm.
Để có sự gia nhập tồn diện ngồi yếu tố có truyền thống đều cơ bản là cơ sở của tơn giáo này có nhiều vết tương đồng với các tín ngưỡng bản địa của người Chăm. Cũng như các cư dân nông nghiệp vùng Đông Nam Á, tín ngưỡng ban đầu người Chăm thờ các vị thần có nguồn gốc tự nhiên, từ đó hình thành các tín
ngưỡng bản địa ban đầu. Các vị thần trong văn hóa Ấn Độ ‘… đầu tiên trong các kinh Veda là các sức mạnh thiên nhiên: trời, mặt trời, đất lửa ánh sáng, gió nước và sinh thực khí …” sau này chuyển thành các vị thần Ấn Độ giáo với “một mớ lộn xộn gồm đủ các tín ngưỡng, các nghi thức cúng vái …” như “… Agni là thần lửa, Vayu là thần gió, Rudid là thần gió độc gây ra các bệnh dịch, Inđra là thần giông tố, Ushas là thần rạng đông, Sita là thần luống cày, surya, Mithra hoặc Visnus đều là thần mặt trời …” . Các vị thần này đều gần gũi với đời sống tín ngưỡng của cư dân bản địa một cách hịa bình, tự nguyện. Chính vì thế, có thể thấy văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đứng trên địa bàn cư dân Chăm là do có sự tương đồng về văn hóa đóng vai trị chủ đạo, cịn giao lưu kinh tế chỉ là phương tiện thúc đẩy cho nền văn hóa này ảnh hưởng đến đây mà thơi.
Cho đến nay chưa tìm được những dấu vết về cơ sở tín ngưỡng ban đầu trong đời sống tinh thần cư dân Chăm, những dấu vết còn lại đều liên quan đến Ấn Độ giáo, nhưng tài liệu lịch sử, bia ký để lại cho biết các cơ sở tín ngưỡng ban đầu này cơ bản đều được xây dựng bằng vật liệu nhẹ tre, gỗ lá… kém bền vững làm nơi thờ phụng. Khi văn hóa Ấn Độ gia nhập, được cư dân bản địa chấp nhận thì họ sử dụng ln cơ sở tín ngưỡng ban đầu này làm nơi thờ cúng. Chình vì thế thực tế văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Champa các tượng thờ có niên đại sớm trước các kiến trúc. Những tượng thờ tìm được tại Củng Sơn, Phú Ninh, tượng phật Đồng Dương, hay các địa điểm có bia ký như Bia Mỹ Sơn I, bia Chiêm Sơn, Hòn Cục, Chợ Dinh có niên đại trước thế kỷ VII đều khơng gắn với các kiến trúc. Bệ thờ, tượng thờ tháp E1, Ganêsa tháp E5, bia Mỹ Sơn II, III cũng khơng gắn với kiến trúc hiện cịn, điều đó chứng tỏ giai đoạn đầu văn hóa Champa các cơ sở tơn giáo ban đầu liên quan mật thiết với các cơ sở thờ cúng tín ngưỡng bản địa. Những bệ thờ, tượng thờ có khả năng được mang từ nơi khác đến như nhóm được tìm được tại Cao Lao Hạ, tượng Ganesa (Phú Ninh) “ảnh hưởng rõ rệt của nền nghệ thuật miền nam Ấn Độ và chắc chắn của vùng Amaravati” ; hay tượng phật Đồng Dương “gợi lên phong cách Ấn Độ của Amaravati hoặc phong cách xây lan”. Đầu tượng đất nung tại Củng Sơn, phù điêu tượng phật tại tuy Hòa lại cho thấy sự thơ phát mang tính chất bản địa đã góp thêm tư liệu cho rằng những cơ sở tôn giáo ban đầu chủ yếu chú trọng đến tượng, tác phẩm điêu khắc thờ cúng mà chưa chú trọng đến kiến trúc bởi họ xây dựng ln các cơ sở tín ngưỡng bản địa. Điều này cũng giống với tôn giáo Ấn Độ xuất phát buổi ban đầu “tôn giáo Veđa thời nguyên thủy không dựng lên thờ, đúc tượng, mỗi khi cúng tế chỉ dựng bàn thờ mới”.
Từ những cơ sở tín ngưỡng ban đầu xây bằng vật liệu kém bền vững: gỗ tre lá, các cơng trình dần được thay thế bằng chất liệu bền vững như gạch ngói. Hay bia ký tại Pô Nagar cho biết ngôi đền trước kia “bằng gỗ tồi tàn” năm 774 bị quân Java vào cướp đốt phá, vua Cri Satyavarman đã “dựng lên một lâu đài tráng lệ bằng đá”. Tháp Mỹ Sơn E1 có hệ thống tường bao quanh nhưng lòng tháp vẫn để lại 4 cột chân tảng, dấu vết đỡ 4 cột chống bộ sườn mái tháp. Chắc chắc bộ mái của tháp là lợp mái mũi lá nhọn. Tháp Mỹ Sơn C7 bộ mái tháp xây gạch đã xuất hiện nhưng lòng tháp vẫn sử dụng 4 chân tảng đở bộ khung mái lớp phía trên của tượng thờ. Tháp Mỹ Sơn C2 với chức năng là tháp Cổng được xây hoàn toàn bằng chất liệu gạch nhưng để lại dấu ấn của cơng trình kiến trúc gỗ là hệ thống 4 cột
trịn bốn góc bên trong chỉ có giá trị mơ phỏng kiến trúc gỗ trong trang trí. Bộ mái tháp hình khối chữ nhật với hệ thống song cửa cũng là sự kế thừa mô phỏng của bộ mái kiến trúc gỗ. Các cột tiện tròn trên cửa giả tháp F1, trên mái tháp Khương Mỹ là dấu ấn lưu ảnh của các cột gỗ các cơng trình có trước đó. Tháp Mỹ Sơn C1 với bộ mái bình đồ chữ nhật 4 mái dốc xuôi.
Các kiến trúc nhà dài Mỹ Sơn D1; D2; D6; G3 … là những kiến trúc được xây dựng mang đặc trưng của kiến trúc gỗ nhà dài truyền thống phụ vụ vào nghi lễ tơn giáo. Có thể nói các kiến trúc tơn giáo Champa dù được xây dựng mang đậm ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ nhưng khi được xây dựng vẫn mang nhiều sự kế thừa của kiến trúc truyền thống dân tộc theo suốt tiến trình lịch sử kiến trúc tháp Champa. Để có sự thay đổi về vật liệu xây dựng, dẫn đến sự thay đổi về kiến trúc trước hết phải phát triển nghề thủ công sản xuất vật liệu xây dựng và kỹ thuật xây dựng phù hợp với vật liệu mới. Các tài liệu lịch sử cho biết, người Chăm đã biết xây thành bằng gạch khá sớm vào khoảng thế kỷ IV – V. Các cuộc khai quật cũng đã tìm thấy được tại thành Trà Kiệu, thành Hồ các cơng trình kiến trúc xây trong thành bằng gạch khá phổ biến. Điều đó cho thấy người Chăm đã sản xuất được gạch tại địa bàn với số lượng nhiều, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xây dựng. Qua đó, chúng ta cũng có thể khẳng định rằng, các cơng trình kiến trúc của người Chăm sau thế kỷ IV – V, khi xây dựng trước hết mổ phỏng các cơng trình kiến trúc gỗ bản địa, sau đó, do sự phát triển của kỹ thuật xây dựng trong mỗi thời kỳ lịch sử, ảnh hưởng giáo lí các tơn giáo nên các cơng trình kiến trúc này được xây dựng mang đặc trưng riêng của mỗi thời đại. Hình thành nên tiến trình phát triển của hệ thống kiến trúc tháp trong văn hóa Champa theo suốt chiều dài lịch sử.
3. Truyền thống xây tháp của người Chăm
3.1. Người Chăm bắt đầu xây dựng tháp từ bao giờ?
Trong các di tích kiến trúc đền tháp Champa, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được vết tích của các kiến trúc có niên đại sớm hơn thế kỷ VII, nhưng tài liệu lịch sử bia ký và những hiện vật liên quan đã cho thấy ảnh hưởng của văn hóa, tơn giáo Ấn Độ khá rõ nét trong giai đoạn này. Trước hết về sử liệu cho biết, sau năm 192 người Chăm giành được độc lập việc giữ gìn độc lập và thống nhất lãnh thổ được chú trọng thì văn hóa Ấn Độ đã có ảnh hưởng lớn đến vùng đất này.
Dưới triều vua Phạm Văn (336 – 349) ông đã thống nhất lãnh thổ Champa “để dương uy với những bộ lạc còn đang thành lập những tiểu quốc độc lập trong
vương quốc Chiêm Thành. Ông dẹp được hết thảy và trở thành người chủ duy nhất của cả xứ.”. Ở văn bia Mỹ Sơn I (phát hiện ở khu di tích Mỹ Sơn – Duy Xuyên –
Quảng Nam.) có niên đại cuối thế kỷ IV đầu thế kỷ V cho biết thời kỳ này vua Bhadravarman (hay Phạm Hồ Đạt) đã dâng cúng một vùng đất vĩnh viễn lên thần Bhadresvara – một dạng của thần Siva – vị thần bảo hộ cho vương triều và hoàng gia làm nơi thờ cúng mãi mãi. Nội dung văn bia cho biết trước khi trở thành trung tâm tơn giáo của hoang gia, nơi đây đã có những đền tháp phong phú, có nhiều
châu báu. Ngồi văn bia Mỹ Sơn I, ơng cịn để lại văn bia tại Chiêm Sơn, Hịn Cục, Đơng n, Quảng Nam, Chợ Dinh (Phú Yên). Nội dung các bia khẳng định lại vùng đất ơng đã hiến dâng cho thần, tỏ lịng tơn kính đến vị thần tối cao và mong được sự bảo trợ của thần cho vương triều con cháu.
Nghĩa là, vào thế kỷ V dưới vương triều của Bhadravarman I lãnh thổ