1. Thực trạng
1.1. Thu hút các nhà nghiên cứu và khách nước ngoài
Xu thế ngày nay, con người ln muốn tìm đến những vùng đất hoang sơ, những nơi vẫn cịn vẽ tự nhiên hoang dã. Chưa bị tác động bởi cịn người hoặc ảnh hưởng rất ít, và những chuyến du lịch về nguồn, tìm hiểu những nét văn hóa của các dân tộc ít người là những chuyến du lịch hấp dẫn đối với du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Thống kê của tổng cục du lịch khách quốc tế đến Việt Nam có chiều hướng tăng, mặc dù khoảng hai năm trở lại đây vấn đề khủng hoảng kinh tế đã làm lượng khách quốc tế giảm đi, nhưng xét mặt bằng chung thì lượng khách nước ngồi đến Việt Nam vẫn khả quan. Khách quốc tế đến Việt Nam, thích những chuyến tham quan, tìm đến những nơi vẫn cịn lưu giữ những nét đặc trưng văn hóa của từng vùng như: các chuyến du lịch về miền sông nước miệt vườn,.. và một trong những điểm thu hút khách quốc tế đó là những ngơi tháp cổ, làng gốm cổ nhất Đông Nam Á – làng gốm Bàu Trúc (tỉnh Ninh Thuận).
Khách quốc tế đặc biệt quan tâm đến những điểm du lịch văn hóa, chính vì điều này mà tháp Chăm đặc biệt thu hút khách nước ngoài, vốn là những vị khách cảm nhận được những giá trị quý báu của những ngôi tháp cổ. Hàng năm, số lượng du khách đến tham quan các tháp Chăm tăng lên đáng kể, trong số đó có tham quan, có nghiên cứu, và số lượng nghiên cứu sinh đến nghiên cứu văn hóa Chăm và những bí ẩn của các ngơi tháp cổ có chiều hướng tăng. Điều này có thấy tầm quan trọng của các đền tháp Chăm, hay đúng hơn là văn hóa của vương quốc Champa xưa.
Cịn đối với các nhà nghiên cứu, những người có niềm đam mê tìm hiểu nền văn hóa Chăm, các tháp Champa ln là đích đến đối với họ. Đối với các cụm tháp ở tỉnh Ninh Thuận, được du khách quan tâm và tìm đến nhiều nhất là cụm tháp Pơ
Klong Garai, chưa được mọi người tìm đến nhiều đó là tháp Pơ Rơmê. Điều này cũng khơng có gì khó hiểu lắm. Tháp Pơ Klong Garai nằm ở một vị trí thuận lợi hơn tháp Pô Rômê rất nhiều. Hiện nay, tháp Pô Klong Garai đã được quy hoạch và trùng tu, xây dựng khu trưng bày và bán hàng lưu niệm chủ yếu là các sản phẩm của nền văn hóa Chăm: gốm Bàu Trúc, các sản phẩm dệt may, trang phục, nhạc cụ,…không gian tương đối thuận tiện đối với khác tham quan. Đối với tháp Pơ Rơmê thì khơng được thuận lợi lắm, mặc dù đường đến tháp đã được quy hoạch nên để đến với tháp cũng khơng cịn khó khăn nữa nhưng vẫn ít khách đến. Đến Ninh Thuận du khách chủ yếu là tham quan tháp Pô Klong Garai, cả những tour đến Ninh Thuận của các công ty du lịch cũng chỉ tham quan tháp Pô Klong Garai và làng gốm Bàu Trúc, chứ khơng có lên tháp Pơ Rơmê (nếu có cũng rất khơng nhiều).
1.2. Chưa thật sự thu hút khách nội địa
Thực tế hiện nay cho thấy đối với khách nội địa, các tháp Chăm vẫn chưa là điểm tham quan hấp dẫn đối với họ. Theo thống kê những năm gần đây, khách nội địa có xu hướng đi nghỉ ở các resort, chủ yếu đi chơi, nghỉ dưỡng là chính. Do vậy đối với những điểm du lịch có vẻ khơ khan như các tháp Chăm ít được du khách quan tâm. Một thực tế đáng buồn, khi mà các tháp cổ Champa được các nhà nghiên cứu thuộc các ngành nghề khác nhau xem là báu vật, thì đối với phần lớn người dân trên đất nước Việt Nam lại thơ ơ với những viên ngọc quý ấy, ngoại trừ các nhà nghiên cứu và những người đam mê về văn hóa Chăm. Những chuyến du lịch mà trong chương trình có tham quan tháp Chăm khơng tạo được nhiều thú vị đối với khách, có thể các chương trình tham quan tháp cổ Champa chưa thật sự hấp dẫn với nhiều người, mặc dù vậy, chúng vẫn có thể tin tưởng rằng rồi đây du khách sẽ đến với tháp Chăm nhiều hơn, khi cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu hiểu biết về văn hóa của các dân tộc ngày một nhiều hơn, vậy khơng có lý do gì các ngơi tháp cổ lại không phải là nơi dừng chân lý tưởng đối với khách du lịch.
Mặt dù đã được đầu tư cho việc trùng tu, tôn tạo, bảo vệ và quảng bá hình ảnh các tháp trong hoạt động du lịch. Nhưng, cho đến nay lượng khách đến tham quan các ngôi tháp ở Ninh Thuận vẫn chưa thật sự nổi bậc. Điển hình là tháp Pơ Klong Garai với kinh phí 11 tỷ đồng cho việc trùng tu, xây dựng không gian quanh khu vực tháp nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch, nhưng lượng khách đến vẫn còn rất khiêm tốn, chủ yếu là khách lẻ và chỉ đến tháp Pơ KlonG Garai là chính.
Từ đó cho thấy tháp Chăm vẫn chưa thật sự nổi bậc trong hoạt động du lịch của tỉnh Ninh Thuận.
Không gian bên dưới tháp Pô Klong Garai
2. Phát thảo một vài giải pháp
2.1. Thiết kế các tour du lịch tham quan làng Chăm và tháp Chăm – đối tượng là học sinh các trường phổ thông ở tỉnh Ninh Thuận
Hiện nay, tỉnh Ninh Thuận là nơi mà đồng bào Chăm sinh nhất đông nhất Việt Nam ( khoảng trên 60 nghìn người), và là nơi cịn lưu giữ nhiều nét văn hóa cổ truyền của người Chăm. Hằng năm, đồng bào Chăm ở tỉnh Ninh Thuận vẫn tổ chức những lễ hội tại các đền tháp và những phong tục cổ truyền khác. Thế mà, đối với những học sinh tại các trường trung học ở tỉnh Ninh Thuận, tháp Chăm thì quá bình thường. có lẽ vì họ vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của những ngơi tháp cổ. Chính vì lẽ đó, là người làm trong ngành du lịch (có thể trong tương lai), có thể nếu có điều kiện sẽ phối hợp cùng với các trường trung học ở Ninh Thuận, mỗi tháng sẽ tổ chức cho các em học sinh tham quan và tìm hiểu tháp Chăm, tổ chức giao lưu với đồng bào Chăm để cho các em có thể hiểu biết đơi chút về người Chăm q mình.
Trong tương lai ngành du lịch của tỉnh Ninh Thuận sẽ phát triển, các điểm du lịch văn hóa như các tháp Chăm, làng gốm Bàu Trúc, làng dệt Mỹ Nghiệp,.. của đồng bào Chăm sẽ ngày một đón nhiều khách du lịch. Vì vậy, tổ chức cho các em học sinh tham quan, tìm hiểu những nét văn hóa của vương quốc Champa là điêu cần thiết, có thể trong tương lai các em sẽ là những người kế thừa những người đi trước mà lưu giữ, phát huy nét đẹp văn hóa Chăm trong đời sống hiện đại.
2.2. Tổ chức những chuyến du lịch tham dự các lễ hội – giao lưu văn với đồng bào Chăm
Các lễ hội truyền thống vẫn đang được đồng bào Chăm giữ gìn vẫn tổ chức hàng năm, khách du lịch trong và ngồi nước rất thích được tham dự những lễ hội của người Chăm. Gần đây vào ngày 8/5, tại thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận, cộng đồng người Chăm nô nức tham gia lễ hội
cầu mưa năm 2010. Lễ hội cầu mưa năm nay thu hút đông đảo mọi lứa tuổi trong cộng đồng người Chăm và cả du khách trong, ngoài nước; các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa về tham dự, nghiên cứu nét văn hóa dân tộc độc đáo. ễ hội cầu mưa là một nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Chăm được lưu giữ từ bao đời nay với ý nghĩa cầu mong sức khỏe, cuộc sống an lành, mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu...
Tại lễ hội, đồng bào mang các lễ vật đến dâng lễ như mâm ngũ quả, cơm, gà, rượu, cau trầu..., dâng lên các vị thần PôTang PôGiá (thần ban sức khỏe), PôNai (thần mưa), Pơ Giang Trcài (thần thủy lợi). Hịa cùng với phần lễ là phần hội đầy sôi động trong tiếng kèn Saranai, tiếng trống Paranưng, tiếng trống Ginăng âm vang được thể hiện qua những bàn tay điệu nghệ của đông đảo nghệ nhân Chăm cùng với những điệu múa uyển chuyển của các vị Cả sư, các thiếu nữ Chăm làm cho lễ hội thêm nhộn nhịp, mang đậm hồn người, hồn đất Chăm. Đồng bào Chăm Ninh Thuận luôn xem lễ hội cầu mưa là một phần không thể thiếu trong cuộc sống tâm linh của mình. Lễ hội diễn ra trong tháng 1 Chăm lịch, năm nay đúng vào tháng 5 dương lịch. Đây là lễ hội truyền thống mang bản sắc riêng cần được bảo tồn.
Trong các cụm tháp Chăm ở Việt Nam, chỉ cịn những ngơi tháp như: tháp bà Pô Nagar (Nha Trang), tháp Pô Klong Garai, Pô Rômê (Ninh Thuận), Pô Shanư (Binh Thuận) là con được đồng bào Chăm vào những ngày lễ lớn thường tổ chức lễ tại những đền tháp này. Một lễ hội thu hút đơng đảo khách du lịch trong và ngồi nước nhất là lễ hội Katê (tết Katê). Đây là một lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của cộng đồng người Chăm. Lễ hội không chỉ gắn với đền tháp cổ kính - nơi lưu giữ những giá trị kỹ thuật và mỹ thuật cao nhất của nền văn hố Chăm mà cịn gắn tới lĩnh vực khác của văn hoá: đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ, những bài thánh ca, ca ngợi các vị vua hiền có cơng với nước với dân. Lễ hội còn là dịp để những người tham dự được thưởng thức một nền nghệ thuật ca - múa - nhạc dân gian với phong cách độc đáo. Những người tham dự lễ hội được hoà cùng điệu múa của các cô thiếu nữ Chăm, say sưa cùng tiếng trống Gi năng, kèn Saranai. Lễ hội Katê là minh chứng về sự phong phú, đa dạng trong kho tàng văn hố của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Đã có rất nhiều cơng ty du lịch trên đất nước Việt Nam đã và đang phát huy rất tốt các tour tham dự lễ hội và giao lưu văn hóa giữa đồng bào Chăm với khách du lịch. Điều này cần được phát huy và phát huy nhiều hơn nữa trong tương lai.
2.3. Đào tạo nguồn nhân lực cho các di tích đền tháp Chăm
Song song với việc bảo vệ, trùng tu và tôn tạo các đền tháp, công tác đạo tạo đội ngũ nhân viên phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu của du khách cũng rất quan trọng, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên tại điểm. Người đi du lịch đến từ nhiều nước khác nhau, từ nhiều nền văn hóa khác nhau, thuộc tầng lớp xã hội khác nhau, cái họ cần là thái độ nhiệt tình, chu đáo, niềm nở và phải tương xứng với số tiền họ bỏ ra. Theo thống kê, nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao về cả mặt
vật chất lẫn tinh thần, vì vậy cơng tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch, và tại các điểm du lịch, trong đó chú đến các điểm di tích văn hóa lịch sử là điều cần thiết và cấp bách. Phải nâng cao chất lượng dịch vụ, nhưng cơ bản nhất vẫn là con người trong cử chỉ hành động, thái độ, từ ánh mắt đến nụ cười...Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khách du lịch.
Hiện nay đang có khoảng một triệu người làm trong ngành du lịch, chiếm 2% lao động cả nước. Trong số này, khoảng 53% dưới sơ cấp, 18% sơ cấp, 15% trung cấp, 12% cao đẳng và đại học, 0,2% trên đại học. Tham gia trong ngành du lịch có tới 750 ngàn người khơng qua đào tạo và chỉ làm việc gián tiếp. Làm việc trực tiếp có khoảng 250 ngàn người, làm trong các cơng ty lữ hành, đưa đón khách, khách sạn, cơng ty hoạt động du lịch. Trong nhóm làm việc trực tiếp chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% người từ ngành khác chuyển sang và 20% cịn lại thì khơng qua đào tạo (có thể học hết phổ thơng chuyển sang làm việc), (thống kê năm 2009). Như vậy, có thể nhận thấy chất lượng nguồn lao động chưa cao, khối lượng đông nhưng phân bố khơng đồng đều. Đa phần, những người có đào tạo đều làm việc tại những khu du lịch, trung tâm du lịch, còn những vùng sâu, vùng xa thì thiếu nhân lực. Nhân lực trong ngành du lịch hiện nay cịn thiếu và chun mơn khơng sâu.
Ngành du lịch của tỉnh Ninh Thuận đang ngày càng có xu hướng phát triển thuận lợi, trong tương lai sẽ đòi hỏi một lượng nhân lực có đào tạo bài bản và có chun mơn để đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch. Nền văn hóa Champa ngày càng được mọi người trên thế giới quan tâm, như vậy vấn đề về ngoại ngữ của đội ngũ hướng dẫn viên tại các đền tháp cần được quan tâm. Chúng ta có thể áp dụng phương pháp “ người dạy người”, những người có kinh nghiệm sẽ truyền dạy cho những người mới hơn. Hơn nữa, hiện tại ở tỉnh Ninh Thuận vẫn chưa có một cơ sở nào đào tạo về du lịch. Hy vọng trong tương lai, sẽ mở các trường đào tạo du lịch tại tỉnh, điều này góp phần củng cố và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Ninh Thuận.