Về quản lý thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chống thất thu thuế tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn TPHCM (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THUẾ

2.3 Đánh giá thực trạng chống thất thu thuế tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực

2.3.2.2 Về quản lý thuế

Thực tiễn công tác quản lý, chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh cịn bộc lộ những tồn tại, hạn chế, như sau:

Ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào quản lý thuế cịn hạn chế: Ngành

thuế cũng đã đẩy mạnh đầu tư, trang bị và phát triển các chương trình ứng dụng cơng nghệ thông tin vào các khâu quản lý thuế; Triển khai ứng dụng đăng ký thuế, phần mềm hỗ trợ kê khai thuế được ứng dụng rộng rãi tại các địa phương, hỗ trợ kê khai thuế qua mạng,…; áp dụng công nghệ mã vạch hai chiều trong việc lập tờ khai thuế đảm bảo tính chính xác của số liệu. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào một số chức năng chủ yếu của quản lý thuế như tuyên truyền - hỗ trợ đối tượng nộp thuế, thanh tra, kiểm tra thuế còn chưa được đáp ứng. Hệ thống phần mềm quản lý chưa hồn thiện, mơ hình mạng phân tán, dàn trải cho tất cả các đơn vị đã gây áp lực lớn về việc quản trị, vận hành và đầu tư. Các dữ liệu thông tin của doanh nghiệp được tập hợp tương đối đầy đủ, nhưng mức độ chính xác chưa cao, một số các khoản nợ còn là những khoản nợ ảo, cơ quan thuế lại khơng tích cực đối chiếu, kiểm tra, điều chỉnh.

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế cịn nhiều hạn chế:

- Cơng tác tun truyền: Việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về thuế chưa chủ động, hiệu quả chưa cao; Các hình thức tun truyền cịn đơn điệu, không gây được ấn tượng để thu hút sự chú ý của công chúng. Đặc biệt, công tác tuyên truyền cho đối tượng nộp thuế là người nước ngồi cịn “nghèo nàn”.

- Công tác hỗ trợ: Công tác hỗ trợ đối tượng nộp thuế chưa xây dựng

được hệ thống văn bản hướng dẫn, trả lời về tất cả các sắc thuế, các thủ tục hành chính thuế thống nhất. Việc này khơng chỉ ở Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh mà cịn phụ thuộc vào đối tượng nộp thuế bằng văn bản chưa kịp thời,

đầy đủ, chính xác, cụ thể và thiếu nhất quán. Hình thức hỗ trợ chưa đa dạng và không đồng bộ, do phụ thuộc vào hướng dẫn của cơ quan thuế cấp trên nên Cục thuế cũng chưa xác định được phương hướng phát triển hệ thống đại lý thuế, tư vấn thuế - một trong những kênh cung cấp một phần dịch vụ hỗ trợ thuế trong nền kinh tế “mở”.

Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế.

- Công tác tổ chức cán bộ: Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thuế

chưa đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại (kể cả cán bộ quản lý): Trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì đội ngũ cơng chức thuế còn thiếu nhiều kiến thức, kỹ năng quản lý thuế hiện đại; chưa được đào tạo kiến thức chuyên sâu, thiếu kỹ năng phân tích, xử lý tờ khai thuế, tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế.

Một số cán bộ thuế, thiếu ý thức trách nhiệm pháp luật, chưa làm hết trách nhiệm, thiếu rèn luyện phẩm chất đạo đức, có tư tưởng vụ lợi, thực hiện các hành vi gây phiền hà, sách nhiễu người nộp thuế.

Trình độ cơng nghệ thơng tin, ngoại ngữ của cán bộ, công chức ngành thuế cịn rất hạn chế, gây rất nhiều khó khăn trong quản lý đối với lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ ĐỐI VỚI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chống thất thu thuế tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn TPHCM (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)