CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THUẾ
3.2.1.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế
Xác định đúng đối tượng cần được thanh tra, phát hiện những trường hợp vi phạm luật thuế để làm căn cứ cho các hoạt động thúc đẩy và cưỡng chế tuân thủ thuế, bảo đảm công bằng của hệ thống thuế. Giảm tải thời gian và chi phí kiểm tra, thanh tra cho cơ quan thuế cũng như thời gian và các chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Các giải pháp khả thi: Xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế để lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra; Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp để phân tích thơng tin, đánh giá rủi ro xác định đúng đối tượng cần thanh tra, kiểm tra, tránh gây phiền hà cho các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật thuế. Xác suất của sự trót lọt trong việc khơng tn thủ là yếu tố quan trọng nhất khiến cho tình trạng khơng tn thủ luật thuế ngày càng gia tăng.
Đánh giá độ rủi ro về thuế của doanh nghiệp có thể dựa trên một số chỉ tiêu sau:
- Tiểu sử tuân thủ thuế của doanh nghiệp: Những doanh nghiệp có tiểu sử tuân thủ kém sẽ có thể là đối tượng lập kế hoạch thanh tra.
- Đặc điểm doanh nghiệp: Lấy một nhóm doanh nghiệp tuân thủ tốt trong cùng ngành, cùng quy mơ, cùng loại hình doanh nghiệp làm mẫu, phân tích sự khác biệt giữa các bản khai thuế của một doanh nghiệp so với mức trung bình của nhóm doanh nghiệp lấy làm mẫu và xác định doanh nghiệp đó có phải là đối tượng của thanh tra hay không.
- Mức độ rủi ro: Xác định từng nội dung liên quan đến việc chấp hành pháp luật thuế có khả năng rủi ro như: Rủi ro kê khai thuế; Rủi ro không nộp số thuế theo kê khai; Rủi ro hoàn Thuế GTGT để áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất từng loại rủi ro quản lý thuế. Trong đó, đặc biệt chú ý loại rủi ro cơ bản của quản lý thuế là rủi ro kê khai thuế thấp hơn quy định của các luật thuế.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành thuế có độ rủi ro thuế cao.