CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THUẾ
3.2.2 Cải cách chính sách thuế
Để đơn giản, nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý thuế, cần xây dựng một hệ thống thuế với ít sắc thuế, số lượng thuế suất của mỗi sắc thuế là hạn chế, phạm vi miễn thuế hạn chế và có diện chịu thuế rộng sẽ dễ quản lý hơn và đem lại kết quả mức độ tuân thủ cao hơn. Các luật thuế phức tạp và không rõ ràng cũng gây khó khăn cho đối tượng nộp thuế trong việc tuân thủ và làm tăng chi phí tuân thủ pháp luật. Một hệ thống thuế đơn giản dẫn đến việc giảm chi phí tuân thủ của đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Chi phí tn thủ thuế cũng giống như chi phí quản lý cần được giảm.
Dựa trên nội dung chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020, tác giả kiến nghị một số nội dung liên quan đến hệ thống thuế cần được
tiến hành cải cách trong giai đoạn hiện nay với mục tiêu tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, chống thất thu thuế, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Với mục tiêu: Chính sách thuế được xây dựng bảo đảm minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, công bằng, phù hợp với thông lệ quốc tế; Tăng cường sự tuân thủ của các doanh nghiệp một cách đầy đủ, kịp thời và tự nguyện theo các quy định của luật thuế.
Đối với thuế giá trị gia tăng
Về thuế suất: Sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm bớt nhóm hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế suất 5% và tiến đến năm 2020, áp dụng cơ bản một mức thuế suất. Kinh nghiệm thực tế cho thấy từ khi thực hiện Luật Thuế GTGT (năm 1999) đến nay, thuế suất Thuế GTGT quy định nhiều mức thuế suất, đã làm cho chính sách thuế GTGT trở nên phức tạp, khó áp dụng và khơng cơng bằng, dẫn đến hành vi không tuân thủ thuế của doanh nghiệp như áp dụng sai thuế suất và lợi dụng sự phức tạp để né, trốn thuế. Chính vì vậy, để khắc phục hạn chế này, chính sách cần thiết sớm sửa đổi.
Về đối tượng chịu thuế GTGT: Sửa đổi theo hướng giảm bớt số lượng
nhóm hàng hóa, dịch vụ khơng chịu thuế GTGT. Mục tiêu để đơn giản và cơng bằng trong q trình thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành của Luật Thuế GTGT, đối tượng khơng chịu Thuế GTGT rất phức tạp và khó thực hiện cho cả doanh nghiệp và cả cơ quan thuế.
Về điều kiện hoàn Thuế GTGT: Về nguyên tắc, Thuế GTGT đầu vào
chưa được khấu trừ sẽ được hoàn lại đầy đủ sau kỳ khai thuế (nếu như như doanh nghiệp đề nghị). Nhưng trên thực tế, để giảm thời gian và chi phí hành chính của việc hoàn thuế đối với các trường hợp có số thuế nhỏ, hiện nay chính sách thuế của Việt Nam đã quy định điều kiện hoàn Thuế GTGT trong các trường hợp khác nhau với những mức ngưỡng khác nhau mang tính chủ quan, điều này đã tạo ra sự không công bằng và rất phức tạp trong quá trình thực hiện.
Nên áp dụng điều kiện được hoàn Thuế GTGT với một mức ngưỡng tối thiểu (thấp hơn so với hiện nay là 200 triệu đồng) và thống nhất, không phân biệt Thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa, của hàng hóa, dịch vụ phục vụ xuất khẩu hay của tài sản đầu tư như hiện nay. Với quy định thống nhất, sẽ làm cho điều kiện về hoàn Thuế GTGT rõ ràng, minh bạch, đơn giản, đặc biệt là công bằng hơn và hạn chế được tiêu cực trong quá trình thực hiện. Hồn thiện phương pháp tính thuế, kê khai Thuế GTGT phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và thông lệ quốc tế.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
Về thuế suất: Mặc dù Luật Thuế TNDN đã được điều chỉnh giảm mức
thuế suất qua nhiều lần, nhưng đến nay mức thuế suất thuế TNDN ở Việt Nam đang áp dụng là 25%, vẫn còn tương đối cao so với các nước. Mức thuế suất TNDN nên tiếp tục được điều chỉnh giảm theo lộ trình phù hợp và xuống dưới 25% như nội dung trong chiến lược cải cách hệ thống thuế đã đặt ra nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, thu hút đầu tư các nước, nâng cao năng lực cạnh tranh và cuối cùng đó cũng là mục tiêu tăng sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp.
Giảm mức thuế suất Thuế TNDN ngoài việc tăng cường mức độ tuân thủ thuế, nó cịn hạn chế được tình trạng trốn, tránh thuế thơng qua hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có đặc điểm cơ cấu tổ chức phức tạp, có các giao dịch liên kết, đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Về ưu đãi Thuế TNDN: Đơn giản hóa chính sách ưu đãi Thuế TNDN
để khắc phục thực trạng ưu đãi như hiện nay là nhắm đến nhiều mục tiêu nên đi kèm với nó là hàng loạt điều kiện đặt ra cho doanh nghiệp. Để đảm bảo tính hiệu quả và tính minh bạch hơn, chính sách ưu đãi Thuế TNDN phải đơn giản theo hướng hẹp về lĩnh vực, khuyến khích vào các ngành sản xuất sản
phẩm có giá trị gia tăng lớn, cơng nghệ sinh học, dịch vụ chất lượng cao, lĩnh vực xã hội hóa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
Chính sách ưu đãi thuế cần được ổn định. Việc sửa đổi, thay đổi thường xuyên các chế độ ưu đãi về thuế có thể làm cho doanh nghiệp cảm thấy hệ thống thuế phức tạp khó tuân thủ, đồng thời dễ tạo điều kiện phát sinh tiêu cực. Mặt khác, sự phức tạp của chính sách ưu đãi thuế hiện nay đã và đang tạo ra nhiều cơ hội tránh né thuế cho doanh nghiệp.
Chống gian lận trong định giá chuyển giao ở các giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết. Nhà nước cần thể chế hóa các quy định có tính pháp lý cao về xác định giá thị trường trong các giao dịch liên kết. Có thể quy định ngay trong Luật Thuế TNDN và có nghị định riêng quy định về định giá chuyển giao và các biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý thuế trong lĩnh vực chống chuyển giá.
Hiện nay, hệ thống thuế Việt Nam chưa có quy định cụ thể đối với lĩnh vực “chuyển giá” ngồi Thơng tư số 66/2010/TT-BTC ngày 22 tháng 4 năm 2010 của Bộ Tài chính có tính pháp lý chưa cao và các quy định trong thông tư này về xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết chưa phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, rất phức tạp và khó thực hiện. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp né tránh thuế trong thời gian qua và không những gây thất thu ngân sách nhà nước nghiêm trọng mà còn tác động rất lớn đến tinh thần thuế của các doanh nghiệp trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đặc biệt các doanh nghiệp đa quốc gia, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Nhà nước cần bổ sung các quy định để bao quát được các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trường hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế như: hoạt động bán hàng đa cấp, thương mại điện tử, sự phát triển của các tập đoàn kinh tế, hiện tượng “vốn mỏng” khi xác định chi phí, đặc
biệt là chi phí lãi vay, điều chuyển hoặc đánh giá lại tài sản khi tái cơ cấu doanh nghiệp, thỏa thuận trước về giá của các doanh nghiệp liên kết.
Các chính sách của Chính phủ giảm gánh nặng về thuế như miễn, giảm, giãn nộp thuế cho doanh nghiệp do sự tác động của yếu tố lạm phát, lãi suất phải kịp thời. Các chính sách này giúp tăng trưởng kinh tế cịn có tác động tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoàn thành tốt các nghĩa vụ thuế của mình.
Chính phủ nên quản lý tốt chi tiêu ngân sách Nhà nước, làm cho các khoản thu được sử dụng có ích cho xã hội, đặc biệt là các khoản thu được sử dụng hiệu quả cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản chi tiêu công hợp lý và hiệu quả sẽ tác động tâm lý tích cực đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. Ngược lại, tham nhũng, thất thốt ngân sách, đầu tư cơng không hiệu quả sẽ là những yếu tố cản trở hành vi tuân thủ tích cực của doanh nghiệp.