Lập và sử dụng có hiệu quả hồ sơ lịch sử của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chống thất thu thuế tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn TPHCM (Trang 53 - 54)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THUẾ

3.2.1.2 Lập và sử dụng có hiệu quả hồ sơ lịch sử của các doanh nghiệp

luật thuế do chưa hiểu về chính sách thuế.

Triển khai, phát triển các đại lý thuế và khuyến khích doanh nghiệp tiếp cận với các hình thức dịch vụ đại lý thuế. Phát triển các đại lý thuế làm đại diện thuế cho doanh nghiệp, thay doanh nghiệp làm các thủ tục về thuế, làm tăng sự chính xác về kê khai thuế, hạn chế những trường hợp không tuân thủ thuế, giảm tải gánh nặng hỗ trợ và tư vấn thuế và các hoạt động quản lý thuế khác bằng việc tạo cho doanh nghiệp có được những tư vấn có chất lượng và có những tổ chức tin cậy đại diện cho họ làm thủ tục về thuế.

Thường xuyên và liên tục tuyên truyền các nội dung về kiến thức thuế, như:

- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa chương trình giáo dục về thuế vào các cấp học. Tổ chức thi tìm hiểu chính sách thuế trong học đường để từ đó hình thành và phát triển ý thức tn thủ pháp luật thuế như là một chuẩn mực đạo đức của xã hội;

- Phối hợp với các đoàn thể xây dựng các chương trình để vận động cộng đồng nâng cao ý thức tuân thủ thuế một cách tự nguyện;

- Ngành thuế phối hợp với các cơ quan Nhà nước xây dựng kênh thông tin (như truyền hình, phát thanh) tuyên truyền các nội dung về ý thức chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp, kiến thức thuế, lên án mạnh mẽ những hành vi không tuân thủ pháp luật thuế và kịp thời tuyên dương, đề cao những điển hình chấp hành tốt nghĩa vụ thuế.

3.2.1.2 Lập và sử dụng có hiệu quả hồ sơ lịch sử của các doanh nghiệp nghiệp

Hiện nay, hồ sơ lịch sử của các doanh nghiệp đã được thiết lập, nhưng chưa khắc phục được những lỗi cơ bản, như: Tài liệu lịch sử chưa rõ ràng, chính xác, đảm bảo tính trung thực của nó, tài liệu này chỉ có thể dùng làm tài liệu tham khảo, chứ chưa được coi là căn cứ chính xác thơng tin của doanh

nghiệp. Để làm được điều này, không chỉ Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh mà cả Tổng Cục thuế phải kiên quyết thực hiện việc đối chiếu, kiểm tra tài liệu lịch sử của doanh nghiệp, việc này khơng chỉ địi hỏi công sức, tiền bạc mà cả lòng quyết tâm, sự kiên quyết của lãnh đạo ngành thuế.

Việc lập hồ sơ lịch sử của doanh nghiệp cũng đòi hỏi sự kết hợp giữa các bên cấp phép kinh doanh, các cơ quan thống kê, tài chính và chính quyền các cấp, thậm chí liên thơng với các quốc gia khác. Hồ sơ lịch sử của doanh nghiệp giúp cho các cơ quan hữu quan biết được thời gian thành lập, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm, tình hình tài chính, tình hình nộp ngân sách biến động qua các năm, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động, ngừng sản xuất, chờ giải thể hay đã giải thể,… Hiện nay, các phần mềm để phục vụ cho việc này đã có, chỉ cần cố gắng điều chỉnh tài liệu, số liệu cho phù hợp, trung thực. Làm được việc này, cơ quan thuế đã thực hiện tốt phần cơ sở dữ liệu cơ bản để quản lý theo rủi ro.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chống thất thu thuế tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn TPHCM (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)