Xây dựng chiến lược quản lý thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chống thất thu thuế tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn TPHCM (Trang 56 - 57)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THUẾ

3.2.1.5 Xây dựng chiến lược quản lý thuế

Xây dựng các chương trình tuyên truyền, hỗ trợ thực thi pháp luật; Xây dựng kế hoạch thanh tra,… phù hợp với từng nhóm doanh nghiệp thuộc cấp độ tuân thủ khác nhau:

Nếu hành vi của người nộp thuế là “sẵn sàng tuân thủ” thì biện pháp của cơ quan thuế sẽ là “tạo điều kiện thuận lợi” để người nộp thuế tuân thủ;

Nếu hành vi của người nộp thuế là “cố gắng tuân thủ nhưng không phải lúc nào cũng thành cơng” thì biện pháp của cơ quan thuế sẽ là “hỗ trợ” để người nộp thuế tuân thủ;

Nếu hành vi của người nộp thuế là “không muốn tuân thủ nhưng sẽ tuân thủ nếu cơ quan thuế quan tâm” thì biện pháp của cơ quan thuế sẽ là “ngăn chặn thông qua các biện pháp phát hiện vi phạm” để người nộp thuế tuân thủ;

Nếu hành vi của người nộp thuế là “quyết tâm khơng tn thủ” thì biện pháp của cơ quan thuế sẽ là “áp dụng toàn bộ quyền lực theo pháp luật” để bắt buộc người nộp thuế tuân thủ.

Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá rủi ro: Xây dựng, ban hành chế

độ quy định về quản lý thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên cơ sở quản lý rủi ro; Xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế, phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại doanh nghiệp tại tất cả các khâu đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế để phục vụ cho các cơ quan thuế.

Xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế: Xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất trên phạm vi cả nước; Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế có

tính liên kết, tự động hóa cao, gắn chặt với q trình cải cách thủ tục hành chính thuế và áp dụng thuế điện tử nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chống thất thu thuế tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn TPHCM (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)