xoang bướm [53]
A: Động mạch cảnh trong lồi vào trong lòng xoang bướm.
B: Động mạch cảnh trong lồi và ngăn cách bởi một vách xương mỏng. C: Động mạch cảnh trong lồi và ngăn cách bởi một vách xương dày
+ Dây thần kinh thị giác: Chạy dọc theo thành bên kéo dài từ trước ra phía sau trên và biến mất khi đến thành sau xoang bướm. Theo Rhoton [46] 80% các trường hợp vách xương giữa dây thần kinh thị giác và niêm mạc xoang bướm chỉ dày 0,5 mm hoặc mỏng hơn. Dây thần kinh thị giác có thể lồi vào trong lòng xoang bướm và thường lồi ở thành sau trên. Theo Unal [50] 8% lồi vào xoang bướm không có vỏ xương. Theo Sirikci [51] dây thần kinh thị giác 23% lồi vào trong xoang bướm trong đó 4 - 6% không có vỏ xương. Theo nghiên cứu của Anusha [52] ở người Đông Bắc Á: 3% lồi không có vỏ xương. Kết quả nghiên cứu của Samiappan là 3% [54]và của Mohammad là 6,2% [55]
Khi mỏm yên trước phát triển thì tỉ lệ dây thần kinh thị giác lồi vào trong xoang bướm cũng cao hơn [54]. Mất thị lực do tổn thương dây thần kinh thị giác là một trong những biến chứng nặng của phẫu thuật lấy u tuyến yên theo đườngnội soi qua xoang bướm.
+ Dây thần kinh hàm trên (V2): Tách ra từ hạch sinh ba chạy qua lỗ tròn đến hố chân bướm khẩu cái. Khi xoang bướm thơng khí lớn thì dây thần kinh hàm trên có thể lồi vào thành bên của xoang bướm. Theo Rhoton [46] vách xương giữa dây thần kinh hàm trên và xoang bướm thường có độ dày < 0,5 mm trong đó có nhiều trường hợp không có vỏ xương. Đoạn lồi vào trong xoang bướm có chiều dài khoảng 7 - 15 mm, trung bình 10,9 mm. Nghiên cứu của Unal [50] có 30,3% dây V2 lồi vào thành bên của xoang bướm và 3,5% không có vỏ xương bao bọc. Trong đường mổ qua xoang bướm, dây V2 có thể bị tổn thương khi lồi vào xoang đặc biệt khi không có vỏ xương, gây nên triệu chứng đau nhức vùng mặt.