Các phương pháp điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng đường mổ nội soi qua xoang bướm trong phẫu thuật u tuyến yên (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.4. BỆNH HỌ CU TUYẾN YÊN

1.4.4. Các phương pháp điều trị

Các phương pháp điều trị u tuyến yên gồm điều trị nội khoa, ngoại khoa và xạ trị. Các phương pháp này có thể áp dụng đơn lẻ hay phối hợp. Lựa chọn phương pháp nào tùy thuộc vào vị trí, kích thước, các rối loạn nội tiết và thần kinh do khối u gây ra cũng như trình độ, trang thiết bị của cơ sở y tế.

Mục đích điều trị nhằm:

- Lấy u, giải phóng chèn ép, đưa áp lực nộisọ trở về bình thường. - Điều chỉnh nội tiết tố tuyến yên trởvề bình thường.

- Tránh tái phát hoặc giảm khả năng tái phát xuống mức thấp nhất. - Bảo toàn được tổ chức tuyến yên lành càng nhiều càng tốt.

Các phương pháp điều trị bao gồm:

1.4.4.1. Theo dõi

-Áp dụng với các u nhỏchưa gây các triệu chứng lâm sàng, các rối loạn nội tiết hay chèn ép xung quanh.

-Theo dõi bằng xét nghiệm hormon tuyến yên và chụp CHT sọ não định kỳ.

1.4.4.2. Điều trị nội khoa

- Sử dụng các thuốc nội tiết để thay thế hoặc điều chỉnh các rối loạn hormon tuyến yên tùy theo từng loại u.

- Chỉ định: là biện pháp điều trị đầu tiên, hoặc bổ sung sau phẫu thuật, sau xạ trị.

1.4.4.3. Xạ trị

- Làm giảm kích thước, ngừng phát triển khối u bằng bức xạ ion hoá (tia X, tia gamma, hạt proton). Thường dùng xạ phẫu dao Gamma có tia bức xạ liều cao để chiếu vào khối u.Tại Việt Nam, tháng 7 năm 2007 hệ thống xạ phẫu bằng dao Gamma quay gắn hệ thống CT mô phỏng lần đầu được ứng dụng tại khoa Y học hạt nhân và ung bướu bệnhviện Bạch Mai để điều trị u tuyến yên [72].

-Chỉ định: Các trường hợp còn u sau mổ hoặc tình trạng tồn thân khơng cho phép phẫu thuật.

1.4.4.4. Phẫu thuật

Là phương pháp áp dụng phổ biếntrong điều trị u tuyến yên.  Một số chỉ định chính [6][16][17]:

-U chèn ép xung quanh gây các triệu chứng tăng dần. - Chảy máu trong u hoặc hoại tử trong khối u

- U tuyến yên tăng tiết loại bệnh Cushing, bệnh to viễn cực hay tăng tiết tuyến yên thứ phát

- Điều trị nội hay xạ trị thất bại

Các đường vào: Có hai đường mổ lấy u là đường mở nắp sọ và đường qua xoang bướm.

Đường mở nắp sọ

 Chỉ định [6].

-Khi có chống chỉ định đường mổ qua xoang bướm

- Đường mổ qua xoang bướm không lấy được hết phần khối u xâm lấn sang hai bên, trên yên

 Các đường mở nắp sọ: Tùy theo vị trí khối u mà chọn đường mổ mở nắp sọ trán, mở nắp sọ thái dương, mở nắp sọ trán - thái dương hoặc trán - nền, thái dương - nền, trán - thái dương-nền, mở qua não thất.

 Ưu điểm:

Xử lý được các khối u có kích thước lớn, khơng thể mổ bằng đường qua xoang bướm hoặc thất bại với đường mổ qua xoang bướm.

 Nhược điểm:

Do phải khoan cắt xương sọ, rạch màng não và vén não nên có thể gây ra nguy cơ phù não, chảy máu, tổn thương các dây thần kinh sọ não, rò dịch não tủy... dẫn đến tỉ lệ tử vong, hôn mê và các biến chứng cao. Hiện nay đườngmổ này chỉ còn áp dụng hạn chế trong một số trường hợp.

Đườngmổ qua xoang bướm:

 Là sự lựa chọn đầu tiêncủa phẫu thuật u tuyến yên, bao gồm 2 loại: - Xuyên vách ngăn mũi vào xoang bướm sử dụngkính hiển vi (KHV). - Qua lỗ thông tự nhiên của xoang bướmsử dụng nội soi.

 Các yếu tố xem xét khi chọn đường mổ này:

- Kích thước, độ dày, mỏng của thành, sàn hố yên. - Xoang bướm: loại, thành, vách của xoang bướm.

- Động mạch cảnh trong: dãn, phình, dị dạng sát xoang bướm. - U xâm lấn vào hốyên, xoang bướm.

- Điều trịtrước đó: phẫu thuật, nội tiết, xạ trị.

- Trang thiết bị và kinh nghiệm của phẫu thuật viên.

 Chỉđịnh:

- U còn nhỏ nằm trong hố yên.

- U xâm lấn lên cao nhưng vẫn cân xứng ít di lệch sang bên. - U xâm lấn vào xoang bướm.

- U không phát triển lên phía trên.

 Chống chỉđịnh:

- Xoang bướm loại thiểu sản.

- U tuyến yên xâm lấn nhiều ra tầng trước, tầng giữa và hố sau.

- U xâm lấn lên trên yên, u hình đồng hồ cát và phần u ở sàn hố yên quá nhỏ.

- Phần u ở trên yên bị xơ hóa, khối u không thể hạ thấp sau khi đã lấy bỏ phần u phía dưới bằng đường mổqua xoang bướm trước đó. - Khi nghi ngờ bản chất khối u như phình mạch…

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng đường mổ nội soi qua xoang bướm trong phẫu thuật u tuyến yên (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)