N=7344 ca dương tính.
Nguồn: Nguyễn Thị Thu Yến và cộng sự,
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương [62].
Nghiên cứu này cũng cho thấy virus cúm lưu hành quanh năm, virus cúm A và B thường cùng lưu hành, có thể đạt đỉnh nhiễm và thường ở những
thời điểm khác nhau (đạt đỉnh nhiễm nếu tỷ lệ dương tính >20%). Đỉnh nhiễm cúm thường xảy ra trong khoảng từ tháng 5-10 nhưng cũng có thể xảy ra ở các tháng khác trong năm, ví dụ năm 2007, cúm A/H3N2 có 2 đỉnh là tháng 2-3 và tháng 5-10. Cúm B cũng lưu hành quanh năm và nếu có đỉnh thì
thường rơi vào khoảng tháng 11-3. Tại Miền Trung, cúm B thường xảy ra ở giai đoạn tháng 11-5. Tại Miền Nam, cúm B thường xảy ra đều ở tất cả các tháng trong năm, chỉ có 56% rơi vào giai đoạn tháng 11-5. Đáng chú ý là cúm
A/H1N1pdm09 được phát hiện từ đầu tháng 9-12 năm 2009 và đạt đỉnh vào tuần 20 (tháng 9) với 58% bệnh nhân ILI dương tính [49],[62],[86].
Nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm cúm ở các trường hợp SVP tiến hành năm
2006-2012 trên 1034 mẫu bệnh phẩm của Trung tâm cúm Quốc gia cho thấy
cúm B là 2,2%, cúm A/H5N1 là 2,9%, và hRSV là 0,1% [49]. Đây cũng là một nghiên cứu có cỡ mẫu lớn tập trung vào các bệnh nhân bị viêm phổi nặng để tìm nguyên nhân cúm và có phát hiện thêm một tác nhân ngoài cúm là
hRSV. Như vậy vai trò của cúm đã được nghiên cứu trên cả bệnh nhân ILI - một bệnh cảnh lâm sàng gặp nhiều ở cộng đồng và SVP - một bệnh cảnh thường khiến bệnh nhân phải nhập viện. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ
dừng ở một tác nhân virus ngoài cúm là hRSV chứ chưa sàng lọc hàng loạt tác nhân virus gây bệnh đường hơ hấp nên cịn hạn chế về phân tích đồng
nhiễm cúm và các virus khác [62],[86].
Hình 1.10. Tỷ lệ nhiễm cúm và phân típ cúm ở bệnh nhân SARI, 2011-2012. Nguồn: Nguyễn Thu Yến và cộng sự,