Tỷ lệ nhiễm cúm và phân típ cú mở bệnh nhân SARI, 2011-2012

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sản xuất các gam chuẩn cho RT PCR, ứng dụng trong chẩn đoán cúm và kiểm định công hiệu vắc xin sởi (Trang 38 - 41)

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương [86].

Mặc dù năm 2009 chưa có nghiên cứu nào về SARI, nhưng Nguyễn

Thu Yến và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu này ở giai đoạn 2011-2012 trên 1578 bệnh nhân tại 5 cơ sở y tế gồm bệnh viện đa khoa DakLak, bệnh viện đa

khoa Khánh hòa, bệnh viện Nhi đồng 1 - Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Nhi Trung ương và Viện lâm sàng Các bệnh nhiệt đới. Kết quả cho thấy tỷ lệ

nhiễm cúm A/H1N1pdm09, A/H1N1 và A/H3N2, cúm B, và A/H5N1 lần lượt là 2,9% (1,1-4,4%), 1,5% (0-2,2%), 3,9% (0-5,8%), và 0,1 (0-0,3%) [62],[86]. Diễn biến theo tháng của các loại cúm và phân típ của 135 trường

hợp dương tính cúm A/H3N2, A/H1N1pdm09 và B cho thấy tỷ lệ nhiễm cúm A/H1N1pdm09 đạt đỉnh trước tháng 3 và 9-11 năm 2011, cúm B từ tháng 1-4 năm 2012 và cúm A/H3N2 tăng nhẹ tháng 11 năm 2011 đến tháng 1 năm

2012 (Hình 1.10) [62].

Một nghiên cứu mơ tả cắt ngang đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của

giám sát chủ động và giám sát thường xuyên tại xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương giai đoạn 04/2009-03/2010 do tác giả Thẩm Chí Dũng

và cộng sự tiến hành cho thấy trong tổng số 54 mẫu được xét nghiệm, 34 mẫu

(69,3%) cho kết quả dương tính, trong đó virus cúm A/H1N1pdm09 chiếm

53,7%, virus cúm B chiếm 1,9%. Nghiên cứu này phát hiện được virus cúm

A/H1N1pdm từ tháng 08/2009 và đạt mức cao nhất từ tháng 09, kéo dài đến

tận tháng 12 cùng năm [64].

Một nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ dự án Giám sát và

điều tra tình hình dịch ở Đông Nam Á (Surveillance and Investigation of

Endemic Situations in South-East Asia - SISEA) hợp tác với Cơ quan Phát

triển Pháp (French Development Agency - FDA) thông qua Viện Pasteur Paris giai đoạn 2009-2011 tại Bến Tre chỉ ra rằng, tỷ lệ nhiễm cúm

A/H1N1pdm09, cúm mùa A, và cúm B tương ứng là 1,4%, 2,7%, và 1,0%. Cúm tại Miền Nam thường lưu hành vào mùa hè và có hiện tượng chuyển

1.2. Tổng quan một số vấn đề về sởi

Bệnh sởi được mô tả từ thế kỷ thứ VI sau Công nguyên và được công

nhận là bệnh của trẻ em năm 1224. Ở những nước đang phát triển, virus sởi

vẫn được coi là “kẻ giết hại trẻ em” [1-4].

1.2.1. Phép gọi tên

Virus sởi thuộc trên họ Mononegavirales, hParamyxoviridae, dưới họ

Paramyxovirinae, chi Morbilivirus và tên quốc tế là measles virus (Bảng 1.1).

Từ năm 1998, WHO đã quy định phép gọi tên chủng virus sởi để cung cấp

những thông tin thiết yếu ở mức độ phân tử [87-89]. Cùng thuộc trên họ

Mononegavirale cịn có hai họ virus ARN sợi đơn, phân cực âm, và không

phân đoạn là Rhabdoviridae và Filoviridae [1],[2],[38].

Bảng 1.1. Họ Paramyxoviridae - một họ virus quan trọng với con người. Ngun: Franỗois Freymuth, Cộng hịa Pháp [38].

Dưới họ Chi Lồi

Paramyxovirinae

Paramyxovirus

human parainfluenza virus 1 (hPIV-1) human parainfluenza virus 3 (hPIV-3)

Rubulavirus

human parainfluenza virus 2 (hPIV-2) human parainfluenza virus 4 (hPIV-4) mumps virus

newcastle virus

Morbillivirus measles virus (virus sởi)

Pneumovirinae

Pneumovirus human respiratory syncytial virus

(hRSV A và B)

1.2.2. Hình thái, cấu trúc

Hạt virus sởi hoàn chỉnh đa hình thái nhưng chủ yếu hình cầu, kích

thước 100-300 nm. Thành phần cấu tạo từ trong ra ngoài gồm bộ máy di

truyền (genome), capsid và vỏ ngồi (Hình 1.11) [1],[3].

Hình 1.11. Ảnh chụp dưới kính hiển vi điện tử và sơ đồ virus sởi. Nguồn: Scheider-Schaulies S. và Meulen V [3].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sản xuất các gam chuẩn cho RT PCR, ứng dụng trong chẩn đoán cúm và kiểm định công hiệu vắc xin sởi (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)