Bảng 3.7 và Hình 3.18 cho thấy bệnh nhân nhiễm cúm mùa A và cúm B chủ yếu rơi vào nhóm 1-5 tuổi với 55 trong tổng số 105 trường hợp của tất
cả các nhóm tuổi (52,4%), tiếp đó đến nhóm 6-18 tuổi với 24 trường hợp
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
< 1 tuổi 1-5 tuổi 6-18 tuổi 19-64 tuổi > 64 tuổi
(22,8%) trong khi con số này ở nhóm dưới 1 tuổi chỉ là 14 trường hợp (13,3%) nhưng lại chiếm tới 43,8% trong tổng số 32 trường hợp nhiễm cúm
các loại của nhóm tuổi này. Số bệnh nhân nhiễm cúm A và B của nhóm 19-64 tuổi và >64 tuổi ở nghiên cứu này tương ứng là 8 và 3 trường hợp hay 7,6%
và 2,9%.
Tỷ lệ nhiễm cúm A/H1N1pdm09 cao nhất (72,1%) ở nhóm 6-18 tuổi với 62 trường hợp trong tổng số 86 trường hợp dương tính với các loại cúm
của nhóm tuổi này và 43,4% trong tổng số 143 trường hợp nhiễm cúm
A/H1N1pdm09. Đứng sau nhóm 6-18 tuổi là nhóm 1-5 tuổi với 32 trường
hợp (22,4%).
Trong nghiên cứu này, nhóm người có tuổi (>64 tuổi) có tỷ lệ nhiễm cúm nói chung thấp với 6 trường hợp nhiễm cúm các loại trong tổng số 248 trường hợp dương tính (2,4%). Riêng với cúm A/H1N1pdm09, con số 3 trong
tổng số 143 trường hợp dương tính chỉ chiếm 2,1%.
Tổng số 238 mẫu dương tính với cúm mùa A, cúm B và cúm
A/H1N1pdm09 được phân tích theo thời gian (tháng). Kết quả phân bố của cúm được trình bày ở Hình 3.19. Trước khi đại dịch cúm xảy ra vào tháng 09/2009 tại Hải Dương, cả virus cúm mùa A và virus cúm B cùng lưu hành. Virus cúm A/H1N1pdm09 được phát hiện từ tháng 09/2009 và ngay lập tức đạt đỉnh và kéo dài đến đầu năm 2010, sau đó khơng phát hiện trường hợp
nào nữa cho đến tận 2011. Thời kỳ đầu của đỉnh dịch, từ tháng 09/2009 đến
10/2010, vẫn còn một số trường hợp cúm B lưu hành. Trong thời gian lưu
hành cúm A/H1N1pdm09, đề tài nghiên cứu không phát hiện được trường
hợp cúm mùa A nào. Sau dịch cúm A/H1N1pdm09, cúm B chiếm ưu thế
nhưng vẫn có những trường hợp cúm mùa A lưu hành đồng thời với cúm B.