Đánh giá sơ bộ thang đo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến giá trị của quảng cáo trực tuyến và thái độ đối với sản phẩm thời trang (Trang 47 - 48)

Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Xây dựng thang đo

3.1.2 Đánh giá sơ bộ thang đo

Các biến nghiên cứu được đo lường theo thang đo Likert 7 mức độ, từ mức độ

1 là “hồn tồn khơng đồng ý” đến mức độ 7 là “hoàn tồn đồng ý” vì thang đo

Likert thường được dùng để đo lường một tập các phát biểu khái niệm, đây là loại

thang đo phổ biến trong đo lường các khái niệm nghiên cứu trong kinh doanh. Giá trị của biến là tổng điểm của các biến đo lường.

Sau khi có được thang đo nháp cuối cùng, công việc trước tiên là phải đánh

giá lại độ tin cậy của thang đo. Độ tin cậy thường dùng nhất là hệ số Cronbach’s Alpha. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên

cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong

trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong

bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Đối với nghiên cứu này, tác giả chọn Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên là chấp nhận được.

Phương pháp chính của việc thu thập dữ liệu trong nghiên cứu này là khảo sát.

Vì phương pháp này cho phép chúng ta thu thập được nhiều dạng dữ liệu khác nhau phù hợp với đề tài nghiên cứu. Hiện nay, dữ liệu thứ cấp về tác động của quảng cáo trực tuyến đến thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm thời trang tại thị trường TP HCM là không đầy đủ và độ tin cậy không cao nên phương pháp này sẽ rất hiệu quả.

Công cụ thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi được khảo sát trực tiếp một cách thuận tiện. Bảng câu hỏi khảo sát được trình bày ở phụ lục 8.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến giá trị của quảng cáo trực tuyến và thái độ đối với sản phẩm thời trang (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)