3 Vấn đề trợ từ tình thái

Một phần của tài liệu vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết hồ biểu chánh (Trang 31 - 39)

1. 3. 1. Khái niệm

Như chúng ta đã biết, các đơn vị mà luận án này gọi là trợ từ tình thái (TrTTT) đã được các nhà Việt ngữ học phân loại và gọi bằng nhiều tên khác nhau. Theo từng loại và tên gọi, các tác giả đưa ra những khái niệm riêng. Chẳng hạn, các tác giả Ngữ pháp tiếng Việt của Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1983) xem các đơn vị là đối tượng nghiên cứu của luận án là trợ từ. Theo đó, họ xem “trợ từ là từ biểu thị thái độ, nó khơng làm phần đề, phần thuyết của nịng

thêm vào cho câu để biểu thị sự ngạc nhiên, nghi ngờ, mỉa mai, vui mừng, lễ phép, hay sự khẳng định đặc biệt” [133, tr. 72]. Tác giả Phạm Hùng Việt (2003)

xem “Trợ từ là từ thuộc vào lớp tình thái từ, khơng đảm nhận chức vụ cú pháp

trong câu, được sử dụng trong phát ngôn để biểu thị một số ý nghĩa như: thái độ, tình cảm, sự đánh giá,... của người nói đối với nội dung phát ngôn, đối với hiện thực và/ hay đối với người đối thoại, hoặc để tham gia biểu thị các mục đích của phát ngơn” [135, tr. 71].

Trên cơ sở những khái niệm về trợ từ vừa nêu và những khảo sát thực tế, chúng tôi hiểu TrTTT như sau:

TrTTT là phương tiện biểu thị thái độ, cách đánh giá của người nói đối với người nghe, đối với sự tình trong câu, chúng khơng tham gia vào thành phần nòng cốt của cụm từ/ câu mà làm yếu tố phụ bổ sung cho câu ý nghĩa ngạc nhiên, nghi ngờ, mỉa mai, vui mừng, lễ phép, lượng hay nhấn mạnh.

(7) Bà làm ơn cho tôi ở với. Thôi, bà làm đi. Ðể tôi coi bà làm gạch làm

sao, tôi học lần, đặng sáng mai làm với bà. (CPLĐ)

(8) Chung chúm chím cười, trong túi chỉ có tám cắc, làm sao mà đưa hai

ngàn đồng cho được. (TCTS)

1. 3. 2. Đặc điểm của trợ từ tình thái

Do cách phân loại và gọi tên khác nhau giữa các nhà Việt ngữ học nên đặc điểm của đối tượng nghiên cứu cũng có những mức độ rộng hẹp khác nhau. Chẳng hạn, Nguyễn Tài Cẩn (1999) khái quát về đặc điểm của trợ từ như sau: “trợ từ đưa lại cho đoản ngữ không phải một dấu ấn về phân bố mà về sắc thái

tình cảm...Những từ à, ư, nhỉ, nhé có vị trí sau: đưa lại tính tình thái cho đoản ngữ, biến đoản ngữ thành câu, v. v. Những từ đích, chính, ngay đưa lại một sắc thái tình cảm của người nói: nói mà cố ý nhấn mạnh” [9], Đinh Văn Đức (1986)

viết: “trợ từ có khả năng diễn đạt quan hệ giữa người nói với thực tại, nhờ đó

hình thành mục đích phát ngơn” [36, tr. 19], hay Nguyễn Kim Thản (1996) cho

mệnh lệnh, cảm thán hoặc tỏ thái độ của người nói [112, tr. 55], v. v.

Kế thừa những quan điểm trên, dựa vào kết quả phân tích ngữ liệu, chúng tơi rút ra một số đặc điểm của TrTTT như sau:

- Trên bình diện ngữ nghĩa, TrTTT biểu thị thái độ, sự đánh giá của người

nói đối với nội dung của phát ngơn, đối với thực tế và đối với người đối thoại.

- Trên bình diện cú pháp, TrTTT khơng tham gia vào thành phần nịng cốt

của cụm từ, của câu. Chúng có thể được lược bỏ mà khơng làm thay đổi nội dung chính của mệnh đề.

1. 3. 3. Phân loại trợ từ tình thái

Từ góc độ lý thuyết, chúng ta có thể tìm kiếm những tiêu chí về ngữ pháp hoặc ngữ nghĩa để phân loại các TrTTT thành các tiểu loại. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng, nếu chỉ dựa trên những tiêu chí ngữ nghĩa để phân các TrTTT thành các tiểu loại có ranh giới rõ ràng là một việc khó. Thực tế quan sát ngữ liệu cho thấy rất khó có thể xếp cố định một TrTTT nào đó vào một nhóm có thuộc tính nghĩa nhất định, bởi lẽ đa phần các TrTTT đều đảm nhận nhiều chức năng tình thái hóa khác nhau. Cịn nếu chỉ dựa trên những tiêu chí ngữ pháp để phân các TrTTT thành các tiểu loại có ranh giới rõ ràng cũng là một việc khó, bởi chúng ta phải xác định được con đường hình thành và phát triển của TrTTT từ các từ ngơn liệu (động từ, tính từ, đại từ, v. v.) và chức năng cú pháp của chúng trong câu.

Trước tình hình như vậy, khi tham khảo tài liệu, chúng tôi thấy các nhà Việt ngữ học đưa ra nhiều tiêu chí để phân loại TrTTT. Có tác giả dựa vào chức năng ngữ nghĩa, có tác giả dựa vào vị trí trong phát ngơn, dựa vào mục đích giao tiếp, lại có tác giả dựa vào vị trí kết hợp trong thành phần câu, v. v.. để chia các TrTTT thành các tiểu loại. Trong luận án này, để có căn cứ nghiên cứu, chúng tơi dựa vào chức năng của TrTTT để phân loại.

Trong q trình khảo sát ngữ liệu, chúng tơi thấy có những TrTTT thường đứng ở cuối câu hay cuối bộ phận câu (câu ghép), bổ nghĩa tình thái cho cả câu;

lại có những TrTTT ln đứng trước một bộ phận câu (một từ hay một cụm từ), bổ nghĩa tình thái trực tiếp cho bộ phận câu ấy. Theo đó, chúng tơi chia TrTTT thành hai nhóm lớn. Nhóm TrTTT bổ nghĩa tình thái cho cả câu, bao gồm: à, ấy,

chắc, cho, chớ, đi, đó, hả, hết, mà, nào, thơi, vậy, với, v. v. và nhóm TrTTT bổ nghĩa tình thái trực tiếp cho một bộ phận câu (sau đó khái qt lên tồn câu), bao gồm: có, chỉ, chính, mới, ngay, tới, thơi, v. v. Thống nhất theo ý kiến của tác giả [135], chúng tơi gọi nhóm thứ nhất là TrTTT câu, nhóm thứ hai là TrTTT bộ phận câu.

1. 3. 3. 1. Nhóm TrTTT câu

 Dựa vào nội dung biểu thị7, nhóm này được chia thành những tiểu

nhóm sau:

- Nhóm TrTTT biểu thị thái độ khẳng định: ấy, chớ, chứ, đây, đấy, đó, kia,

mà, thật, thơi, thiệt, v. v.

- Nhóm TrTTT biểu thị thái độ phủ định: hết, ráo, cả2, v .v. - Nhóm TrTTT biểu thị thái độ kính trọng: ạ

- Nhóm TrTTT biểu thị thái độ ngạc nhiên, nghi ngờ: chớ, đó, hả, v. v. - Nhóm TrTTT biểu thị thái độ giận hờn, trách móc: à, hả, hử, há, v. v. - Nhóm TrTTT biểu thị tình cảm thân mật, gần gũi: há (hé), hén, hử (hả),

mà, nè (nà), nghen (nghe), v. v.

 Dựa vào khả năng hoạt động trong các kiểu câu, nhóm này được chia

ra làm các tiểu nhóm sau:

- Nhóm TrTTT dùng trong câu hỏi: à, ạ, chăng, chứ, há, hả, hén, lận, nhé.

- Nhóm TrTTT dùng trong câu cầu khiến: cho, chớ/ chứ, đi, nào, nhé, nghen, mà, thôi, với.

- Nhóm TrTTT dùng trong câu trần thuật: a, à, ạ, bộ, cho, chớ/ chứ, đa,

đâu, đây, đấy/ đó, đi, hả, hử, há (hé), hề, hết, kia, lận, mà, nè (nà), nào, nữa, rồi, thế, thiệt/ thật, thôi, vậy, với.

7 Dù tiêu chí này khơng thể phân giới rạch rịi giữa các nhóm, nhưng để có cơ sở khảo cứu chức năng ngữ

- Nhóm TrTTT dùng trong câu cảm thán: kia, mất, nghen), thế, v. v.

1. 3. 3. 2. Nhóm TrTTT bộ phận câu

Dựa vào nội dung biểu thị, nhóm này được chia ra là 2 tiểu nhóm sau:

- Nhóm TrTTT biểu thị sự đánh giá về lượng - mức độ: đến, tới, chỉ, v. v. - Nhóm TrTTT biểu thị sự nhấn mạnh về tính khẳng định, phủ định: cả1,

chính, ngay, riêng, v. v.

1. 4. Vấn đề quán ngữ tình thái

1. 4. 1. Vài nét về quán ngữ

Trong Việt ngữ, quán ngữ được nhiều nhà nghiên cứu từ vựng quan tâm. Nó được xem là đơn vị từ vựng tương đương với từ, đó là những tổ hợp cố định được “dùng lâu thành quen” theo “phản xạ” trong nói năng. Tham khảo tài liệu, chúng tơi thấy có một số quan niệm về qn ngữ như sau:

- Nguyễn Văn Tu (1976) cho rằng quán ngữ là bộ phận gần gũi với cụm từ tự do nhưng bởi có tính ổn định tương đối nên có thể xếp chúng vào loại từ tổ cố định. Ông cho rằng cụm từ “bạn nối khố’’ là một quán ngữ chỉ người bạn rất thân. Những từ “nối’’, “khố” kết hợp với “bạn’’ được dùng qua nhiều thế hệ. Quan hệ giữa chúng khá chặt chẽ cho nên cả từ tổ trở thành như một đơn vị có sẵn trong ngơn ngữ. Nghĩa của từ “nối’’, “khố’’ đã mất tính chất độc lập. Các danh từ như “cười nụ’’, “bạn cố tri’’, “anh hùng rơm’’, “kỉ luật sắt’’ cũng được tác giả coi là quán ngữ.

- Đỗ Hữu Châu (1981) xem quán ngữ là: “Những cách nói, cách diễn đạt

cần thiết để đưa đẩy, để chuyển ý hay dẫn ý, để nhập đề chứ khơng có tác dụng nêu bật một sắc thái của những cái đã có tên hoặc nêu bật ra các sự vật, hiện tượng, tính chất,...chưa có tên gọi” [11, tr. 74]. Theo quan niệm này, tác giả

chú ý đến chức năng của quán ngữ. Trong đó, tác giả cho rằng quán ngữ có chức năng dùng để “để đưa đẩy, để chuyển ý hay dẫn ý, để nhập đề”.

- Nguyễn Thiện Giáp (1985) quan niệm về qn ngữ có hồn chỉnh hơn về cả hình thức và chức năng. Tác giả viết: “Quán ngữ là những cụm từ được dùng

lặp đi lặp lại trong các loại văn bản để liên kết, rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó [39, tr. 101]. Theo quan niệm này, tác giả chú ý đến tần

số của loại phương tiện này, mà theo tác giả, chúng “được dùng lặp đi lặp lại”

trong nói năng. Chức năng của chúng là “để liên kết, rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung”.

- Mai Ngọc Chừ cũng quan niệm tương tự: “Quán ngữ là những cụm từ

được lặp đi lặp lại trong các loại diễn từ (discourse) thuộc các phong cách khác nhau. Chức năng của chúng là đưa đẩy, rào đón, để nhấn mạnh, hoặc để liên kết trong diễn từ. [22, tr.161]

- Hoàng Phê (2003) cho rằng quán ngữ là: “Tổ hợp từ cố định đã dùng

lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ các nghĩa của các yếu tố hợp thành”

[94, tr. 829]. Theo quan niệm này, tác giả chú ý đến hình thức của quán ngữ. Trong đó, tác giả khẳng định quán ngữ là một “tổ hợp từ cố định”.

Nhìn chung, các tác giả khi nêu ra khái niệm quán ngữ thường quan tâm đến hai vấn đề sau:

+ Về hình thức, quán ngữ là tổ hợp từ cố định được dùng lặp đi lặp lại. + Về chức năng, quán ngữ dùng để đưa đẩy, liên kết hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó.

1. 4. 2. Qn ngữ tình thái

1. 4. 2. 1. Khái niệm

Đối tượng nghiên cứu trong phần này là những tổ hợp có cấu trúc tương đối ổn định, được dùng thường xuyên và có chức năng biểu thị những nội dung tình thái. Sở dĩ luận án gọi những tổ hợp này là quán ngữ tình thái (QNTT) vì chúng có những đặc điểm về hình thức và nội dung tương đồng với những tổ hợp được nhiều tác giả đi trước gọi là quán ngữ. Song, cũng dễ nhận thấy là ngoại diên khái niệm QNTT, theo quan niệm của luận án về một phương diện nào đó, hẹp hơn so với quan niệm của các nhà từ vựng học. Nói một cách cụ thể hơn, ở đây, luận án chỉ quan tâm đến các đơn vị quán ngữ đã được mã

hóa, dùng để trình bày những dạng có thể thức hoặc tham gia cấu tạo nên khung câu. Do đó, người đọc có thể thấy trong danh sách các QNTT mà chúng tôi thống kê vắng mặt rất nhiều tổ hợp mà lâu nay chúng ta quen gọi là quán ngữ nhưng lại có thể thêm nhiều tổ hợp, kết cấu trước nay chưa ai bàn đến và cũng không loại trừ khả năng có những tổ hợp đã được nói đến nhưng lại khơng được coi là qn ngữ. Chẳng hạn, các tổ hợp từ kiểu: hình như, có lẽ, có khi, vả lại,… mà trước nay các sách ngữ pháp vẫn gọi là phó từ, liên từ. Thiết nghĩ điều này cũng dễ hiểu, khơng có gì đáng phải bàn cãi. Bởi lẽ, việc gọi những tên khác nhau cho cùng một đối tượng hay ngược lại những đối tượng khác nhau được xếp vào cùng một khái niệm cũng là điều thường thấy. Nó phụ thuộc vào góc độ mà người ta chọn để xem xét đối tượng. Ở đây, xin nhắc lại một lần nữa tiêu chí đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đối với các tổ hợp từ được chúng tôi tập hợp để khảo cứu trong luận án này là khả năng biểu đạt các ý nghĩa tình thái. Dùng khái niệm quán ngữ của từ vựng học, thực ra chúng tơi chỉ muốn nhấn mạnh đến tính chất “khối” tương đối ổn định và quen dùng của chúng mà thơi. Theo đó, chúng tơi hiểu QNTT như sau:

QNTT là ngữ cố định, được dùng nhiều dần thành quen, có tính ổn định tương đối về kết cấu. Chúng được dùng để bổ sung một nội dung tình thái nào đó cho câu nói.

Chẳng hạn: biết bao, chắc là, chẳng dè, chi bằng, chi hết, chớ gì, có dè,

coi bộ, dường như, nào dè, nào phải, té ra, thây kệ, thơi thì, thiếu gì, xem ra, v. v.

(9) Chẳng dè Hương bị bịnh ngặt, Bình được tin lật đật trở về, mà về tới

nhà thì Hương đã chết, khơng kịp trối trăn chi hết. (BTHH) 1. 4. 2. 2. Đặc điểm của quán ngữ tình thái

Trên cơ sở hiểu về khái niệm và khả năng biểu thị của QNTT trong ngữ liệu khảo sát, chúng tôi rút ra một số đặc điểm của QNTT như sau:

- Có tính ổn định tương đối về cấu trúc. - Có chức năng đánh giá, bộc lộ thái độ.

- Về chức năng tạo câu, QNTT tương đương với từ.

- Về ý nghĩa, QNTT có ý nghĩa tương đương với ý nghĩa của một từ hoặc cụm từ.

1. 4. 2. 3. Phân loại qn ngữ tình thái

Tham khảo tài liệu, chúng tơi thấy quán ngữ được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, tiêu biểu nhất là phân loại dựa vào đặc điểm hình thức và đặc điểm ngữ nghĩa - chức năng.

- Dựa vào đặc điểm hình thức

+ Theo số lượng thành tố tham gia cấu thành quán ngữ

Căn cứ vào số lượng thành tố tham gia cấu thành, chúng tôi chia QNTT thành hai loại:

 Các QNTT có cấu tạo gồm hai thành tố, như: ắt hẳn, biết đâu, có lẽ, lại

cịn, nghe chừng, quả tình, phải chi, giá mà, thảo nào, thế ra, v. v.

 Các QNTT có cấu tạo gồm ba thành tố trở lên, như: ấy thế mà, cực chẳng đã, chưa biết chừng, chẳng đâu vào đâu, bất quá là cùng, v. v.

+ Theo đặc điểm cấu tạo

 QNTT có cấu tạo là một cụm từ chính phụ: QNTT do động từ làm trung tâm: nghe nói, nói thiệt với, tưởng chừng,v. v..; QNTT do tính từ làm trung tâm:

dại gì, dễ gì, thiệt tình, thiếu gì, v. v.; QNTT do danh từ làm trung tâm: đời nào, hơi đâu (mà), việc chi, v. v.

 QNTT có cấu tạo là một cụm từ đẳng lập8: đến nơi đến chốn, ra đầu ra

đũa, ra môn ra khoai, v. v.

8 Trong những QNTT này, chúng ta nhận thấy tính thành ngữ cịn khá cao, nên xảy ra hiện tượng cùng một tổ hợp từ mà tác giả này xếp vào thành ngữ, tác giả khác lại xếp vào quán ngữ cũng là điều dễ hiểu. Chẳng hạn, với tổ hợp từ ra môn ra khoai, Nguyễn Hữu Quỳnh cho là thành ngữ [106, tr. 307],

nhưng Hồng Trọng Phiến lại cho nó là qn ngữ và giải thích: “ra mơn ra khoai” tương đương với ra nhẽ, biểu hiện nghĩa làm rõ sự thật của một sự việc, một hành động. [97, tr. 216]. Tình trạng phức tạp về ngữ nghĩa của các QNTT cũng như những đặc trưng bản chất của chúng, cho thấy những QNTT có cấu tạo theo quan hệ đẳng lập đứng ở vị trí trung gian giữa thành ngữ và quán ngữ.

 QNTT có cấu tạo là một cụm chủ vị: ai bảo, ai cũng biết, ai ngờ, v. v

- Dựa vào đặc điểm ngữ nghĩa - chức năng

+ Chức năng đánh giá

 Chức năng đánh giá về lượng - mức độ: bất quá, cùng lắm, giỏi lắm, họa

Một phần của tài liệu vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết hồ biểu chánh (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w