1. 5. 1. Khẩu ngữ
Nói đến khẩu ngữ là nói đến lời nói miệng hằng ngày, phần nhiều mang tính tự nhiên, thoải mái, sinh động, gần gũi. Từ ngữ khẩu ngữ9 được dùng với tư cách cá nhân để trao đổi tư tưởng, tình cảm của người nói với người đối thoại. Từ ngữ khẩu ngữ thường phản ánh hiện thực các biến thể ngữ âm, từ ngữ, ngữ nghĩa, các từ địa phương trong tiếng Việt.
phương. Khi nói năng, người nói phát âm thoải mái theo tập quán phát âm địa phương, khơng theo chuẩn mực chung của ngơn ngữ tồn dân về phụ âm đầu, phụ âm cuối, thanh điệu. Chẳng hạn, đoạn văn sau trong tác phẩm Khóc thầm của Hồ Biểu Chánh (HBC).
(10) “Vĩnh Thái dắt vợ với em đi kiếm bánh mì mà mua. Ði khỏi xe rồi,
chàng nói với vợ rằng:
- Sớp phơ nó ở với mình, ăn lương một tháng tới ba mươi lăm đồng. Ði xe thì nó phải đem tiền theo mà xài, chớ cho nỗi gì?
Thu Hà cười và đáp rằng:
- Nó nghèo nó đi với mình, thì mình phải cho nó ăn chớ.
- Có cho thì cho nó một hai cắc đủ ăn cơm, cho gì tới một đồng bạc lận. - Thấy nó nghèo, cho nó như vậy nó vui lịng.
- Cách mình ở với tơi tớ như vậy đó, nó lột da mình đố khỏi.” (KT)
Đoạn văn trên dùng nhiều từ ngữ khẩu ngữ địa phương Nam Bộ, như các biến thể ngữ âm: chớ chứ, đó đấy; các từ địa phương: lận cơ, xài tiêu,
tới đến, dắt dẫn, kiếm tìm.
+ Về mặt từ ngữ, khẩu ngữ sử dụng nhiều từ ngữ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và màu sắc cảm xúc, cụ thể như:
Khẩu ngữ Nam Bộ thường sử dụng nhiều TrTTT để thể hiện chức năng giao tiếp, như: hử, nghen, chớ, lận, hén, há, nè, v. v.
(11) Anh Hai, chị Hai, núi coi tốt quá hén? (KT)
(12) Cô đưa hai cái bánh gì mà mềm xèo vậy nè. (LTTM)
(13) Nè, thầy Phó trong nầy mới cất cái nhà tốt quá ông há! (MĐTS) Khẩu ngữ Nam Bộ thường sử dụng nhiều QNTT, như: chẳng dè, chớ chi,
có dè, coi bộ, dữ hơn, giống gì, thây kệ, v. v.
(14) Chẳng dè con Lệ Bích là gái bất tiếu, nó cứ nê chấp thù cha, nó đã
bội ước xưa, mà lại cịn nghịch ý trẫm nữa. (NGCT)
mà làm chi. (NGCT)
(16) Thây kệ, để tôi bắt làm giấy, qua mùa phải đong một trăm giạ. (KT) Khẩu ngữ Nam Bộ thường sử dụng nhiều từ cảm thán để tạo ra nhiều sắc thái tình cảm, cảm xúc, thái độ, v. v. cho câu nói, như: ủa, ý, úy, húy, v. v.
(17) Cha chả, mà khơng biết nó chịu hay khơng? (TT) (18) Úy, bị bắt hồi nào? (LĐ)
+ Về mặt ngữ pháp, khẩu ngữ Nam Bộ thường sử dụng những kiểu câu có nhiều quan hệ từ: thì, (gì) mà, v. v. ; đại từ: ổng, bả, ảnh, trỏng, v. v.; câu có nhiều mệnh đề ghép hoặc mệnh đề tỉnh lược.
(19) Sáng bữa sau, Bá Kỳ với Hiếu Liêm thức dậy, người thì buồn nghiến,
kẻ thì hổ thầm, nên hai người khơng dám ngó mặt nhau, mà cũng khơng nói chuyện vui cười như trước nữa. (TBBT)
(20) Má đừng lo, ông nội cho mà. Mà dầu ông nội không cho đi nữa, con
cũng lập thế con ở được. (CPLĐ)
(21) Ảnh về hồi nửa buổi, đi ghe nên ghé bến ở trỏng. (HV) (22) Hứ, thi gì mà thi hoài vậy? (MGCG)
(23) Anh ta mặc một cái áo đen nhùn nhục, một cái quần vắn lại đứt tả tơi,
đầu bịt trùm một cái khăn rằn, miệng ngậm trầu một búng, tay mặt cầm một khúc cây cóc, tay trái xách một xâu hai con cá lóc với ba bốn con cá rơ đi thăm ruộng thấy ruộng trúng, lúa gần chín mà lại bắt cá cạn được ít con, bởi vậy anh ta đi về, ngoài mặt hân hoan, trong lịng thơ thới. (CCNN)
Nhìn chung, lớp từ ngữ khẩu ngữ tồn tại và được nhận diện qua các từ địa phương (bao gồm cả biến thể ngữ âm địa phương), thành ngữ, tục ngữ địa phương, tiếng lóng. Lớp từ này mang ý nghĩa tích cực thích ứng với hồn cảnh giao tiếp cụ thể, nó là một trong những yếu tố cơ sở xây dựng nên phương ngữ và làm giàu cho hệ thống từ ngữ toàn dân. Do yêu cầu giao tiếp trực tiếp và đặc tính địa phương nên lớp từ này giàu tính cụ thể, giàu cảm xúc và mang dấu ấn chủ quan (bộc lộ sự hồn nhiên trong hội thoại). Từ ngữ khẩu ngữ Nam Bộ có đầy đủ những đặc điểm của từ ngữ khẩu ngữ và còn thêm cách thể hiện lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hằng ngày, cùng hệ thống các từ ngữ địa phương Nam Bộ nữa.
Tiểu thuyết của HBC phản ánh khá rõ nét đặc điểm không thuần nhất, nhiều biến thể địa phương của từ ngữ khẩu ngữ Nam Bộ. Sau đây là đoạn đối thoại giữa hai nhân vật: cậu Hai Nghĩa và Thị Tố trong tác phẩm Con nhà nghèo của HBC.
(24) Cậu Hai ngồi day lưng phía dưới nhà cầu nên Thị Tố đi lên cậu
không hay. Chừng Thị Tố đi tới một bên lưng, chị ta kêu "Cậu Hai" cậu mới giật mình xây lại. Cậu thấy Thị Tố thì chưng hửng rồi cậu châu mày trợn mắt hỏi:
- Đi đâu đó?
Thị Tố cười và đáp rằng: - Tôi lên kiếm cậu!
- Kiếm làm gì?
- Kiếm đặng hỏi coi con nhỏ đẻ đã đầy tháng rồi sao không thấy cậu xuống chơi.
- Nhiều chuyện quá! Xuống làm gì?
- Cậu xuống coi, nó đẻ thằng nhỏ ngộ quá, giống cậu thất kinh vậy. - Ê! Bày đặt chuyện nà!
- Tơi nói thiệt a. Ai bày đặt làm chi. Cậu không tin, cậu xuống đó cậu coi. - Ai mà biết đâu mà. Giống hay là khơng giống thây kệ nó chớ.
của cậu hay sao?
- Chị nầy thiệt là nhiều chuyện. Đi về đi, ta khơng biết, mà cứ theo nói hồi. Đi về đi.
- Về thì thủng thẳng rồi sẽ về chớ. Mỗi lần cậu xuống nhà tơi thì cậu tử tế q, sao bây giờ tơi lên nhà cậu lại xô đuổi tôi? (CNN)
Đoạn đối thoại trên thể hiện phong cách khẩu ngữ, ngơn ngữ có tính chất tự nhiên, khơng mang tính chính thức xã hội, giàu tính cụ thể, giàu màu sắc biểu cảm, cảm xúc, mang dấu ấn chủ quan (tính cá thể). Trong đó nổi bật là các từ địa phương, các biến thể ngữ âm. Cụ thể:
- Các từ địa phương như: nhà cầu/ mái che nối giữa nhà trên và nhà dưới,
hay/ biết, chừng/ khi, tới/ đến, kêu/ gọi, chưng hửng/ ngỡ ngàng, kiếm/ tìm, coi/ xem, đẻ/ sinh, ngộ/ xinh, thất kinh/ sợ hết mức, bày đặt/ bịa, nhiều chuyện/ lắm mồm, hoài/ mãi, thủng thẳng/ từ từ, tử tế/ tốt, v. v.
- Các biến thể ngữ âm như: day/ quay, xây/ xoay, châu/ chau, thiệt/ thật,
đó/ đấy, nầy/ này, xơ/ xua, v. v.
Đặc biệt, trong đoạn thoại trên các nhân vật giao tiếp còn sử dụng một số phương tiện tình thái (PTTT) mang tính khẩu ngữ địa phương Nam Bộ. Chẳng hạn:
- Dùng TrTTT đó để tỏ thái độ lưu tâm đến điều được nói đến, tạo dạng thức cho câu nghi vấn. (Đi đâu đó?)
- Dùng TrTTT nà, tỏ thái độ phủ định bác bỏ nhưng gần gũi, thân mật. (Bày đặt chuyện nà!)
- Dùng TrTTT mà ở cuối câu để bày tỏ thái độ hoài nghi, mang sắc thái thân mật. ( Ai mà biết đâu mà.)
- Dùng TrTTT chớ phản bác. (Về thì thủng thẳng rồi sẽ về chớ.)
- Dùng QNTT thây kệ biểu thị thái độ khơng quan tâm của người nói về sự tình đã nêu. (Giống hay là khơng giống thây kệ nó chớ.)
HBC là một tác gia văn học ở Nam Bộ. Cuộc đời ông gắn liền với những thăng trầm của văn xuôi Quốc ngữ Nam Bộ hồi đầu thế kỉ XX. Ông đã ra sức tạo dựng, bồi đắp cho thể loại tiểu thuyết hiện đại và đưa nó đến gần với độc giả. Một trong những yếu tố làm nên sự thành cơng ấy chính là tác phẩm của ơng có được một hình thức ngơn ngữ đầy ấn tượng, đậm sắc thái Nam Bộ. Tác giả Thanh Lãng đã từng nhận xét: “HBC là người đầu tiên làm cuộc cách mạng đập
vỡ cái khuôn khổ văn chương đài các của văn học điển cố trước đó và của văn chương đương thời. Ông đặt vào các vai truyện của ông những ngôn ngữ đơn sơ chất phác...” [73, tr. 16]. Những “ngôn ngữ đơn sơ chất phác...” là tiếng nói bình
dân, chân chất của người dân lục tỉnh. Ơng đã biến thứ ngơn ngữ dân dã đó thành ngơn ngữ của văn hóa, văn học qua các tác phẩm tiểu thuyết.
Đọc tiểu thuyết của HBC, người đọc không chỉ biết được sở trường ngôn ngữ độc đáo, mà còn khám phá được nhiều điều thú vị về diện mạo ngôn ngữ của con người và vùng đất phương Nam trong một chặng đường phát triển của tiếng nói dân tộc. Một trong những đặc điểm nổi bật trong ngơn ngữ tiểu thuyết của ơng chính là cách sử dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày, với những đặc trưng của phương ngữ Nam Bộ.
Những đặc trưng của phương ngữ Nam Bộ được thể hiện qua các phương diện ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa, cú pháp. Cụ thể như sau:
- Về phương diện ngữ âm
Thường chúng ta thấy trong giao tiếp khẩu ngữ, tiếng nói Nam Bộ có nhiều từ ngữ được phát âm khác biệt với ngơn ngữ tồn dân. Để phản ánh đời sống thường ngày và cách ăn nói của từng nhân vật, HBC đã ghi lại các biến thể phát âm một cách chân thật trong từng tác phẩm tiểu thuyết của mình. Những biến thể phát âm này thường là hiện tượng rút ngắn, thay đổi độ mở, thay đổi dòng của nguyên âm: nhơn/ nhân, đờn/ đàn, nhựt/ nhật, bịnh/ bệnh, hun/ hôn,
từng/ tầng, tấn/ tiến, v. v.. chánh/ chính, chớ/ chứ, nè/ này, thiệt/ thật, v. v. thử
(25) Nhưng nghĩ vì hiện bây giờ phụ nữ đã tấn bộ, thời đợi nầy là thời đợi
tự do hôn nhơn. (DO)
(26) Bây giờ hiệu xe đó là q nhứt ở xứ mình, bán mắc lắm. (BTHH ) Những ví dụ trên cho thấy ngơn ngữ tiểu thuyết của HBC đã phản ánh đậm nét khẩu ngữ giao tiếp hằng ngày của người Nam Bộ. Điều này góp phần làm nên phong cách ngơn ngữ của ơng.
- Về phương diện từ vựng - ngữ nghĩa
Đọc tiểu thuyết HBC, chúng ta thấy tác giả ln có dụng ý hướng đến đại chúng, trong đó giới bình dân được chú trọng. Do vậy, tác giả sử dụng từ ngữ thật giản dị, mộc mạc, gần gũi, dễ hiểu. Một trong những dấu ấn riêng của HBC về mặt từ vựng là ông đã vận dụng một cách khéo léo và phong phú phương ngữ Nam Bộ vào từng tác phẩm tiểu thuyết của mình. Có thể nói, ngơn ngữ trong tiểu thuyết HBC là một thứ “ngôn ngữ ngồn ngộn chất sống và giàu màu sắc địa
phương”. Đó là hệ thống những từ đơn, từ ghép, từ láy, thành ngữ, v. v. đầy sáng
tạo và đậm chất Nam Bộ, như: ráng, quấy, xài, giống gì, buồn hiu, hẳn hịi, đầy
nhóc, dịu nhĩu, sáng bét, buồn so, xụi lơ, chút đỉnh, trả treo, lơn tơn, chơm bơm, ngịn nghẻn, tèm lem, trèo trẹo, lăng xăng lít xít, v. v. bộ, coi, đa, đó, hén, lận,
mà, tới, v. v. ai mà dè, coi bộ, giống gì, hèn chi, nghe hơn (hơng), thây kệ, v. v. (27) Mầy con trả treo với tao nữa hả? (MGCG)
(28) Cơm vừa mới cạn thì bà Sáu lơn tơn đi về. (CPLĐ)
(29) Nếu anh chẳng chê em là gái hư hèn, anh khứng cho em nưng khăn
sửa trấp, thì em nguyện. (CTKQ)
Những từ ngữ này được HBC chắt lọc và sáng tạo từ lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ, rồi đưa vào tiểu thuyết của mình. Tuy nhiên, có nhiều từ ngữ làm cho người tiếp nhận khó hiểu nếu khơng được tiếp xúc thực tế, khơng có ngữ cảnh cụ thể hoặc khơng có vốn từ địa phương Nam Bộ. Chẳng hạn như: bắt
xén: nhen nhúm, bắt đầu; ể mình: bệnh; để vợ, để chồng: li dị; ám sát: bám
mau; xấp xải: bay qua bay lại, thầy hù: thợ cắt tóc, hớt tóc, v. v..
(30) Nói chuyện với bạn tàu một hồi rồi gởi thuyền bước lên bờ, kiếm thầy
hù, cạo đầu gióc bính và mua hai bộ quần áo khách rồi trở xuống thay quần đổi áo, bạn tàu xem thấy chưng hửng không biết anh ta là khách Quảng Đông hay là người An Nam. (CTKQ)
(31) Cậu Hai tới chơi, cậu thấy con Lựu cậu muốn nên cậu ám sát. Tơi sợ
mợ Hai khó lịng, tơi năn nỉ hết sức mà cậu cũng không nghe, cậu lấy con nhỏ cho tới có chửa. . . (CNN)
(32) Một buổi sớm mai ông trạng sư Xương xăng xớm bước vơ cửa khám
lớn. (HKT)
Sự có mặt thường xun của từ khẩu ngữ trên từng trang viết đã giúp cho tiểu thuyết HBC gần gũi với đơng đảo cơng chúng bình dân, họ có cảm giác như được chia sẻ, cảm thơng, v. v.. Do đó, họ đón nhận nồng nhiệt và lâu bền. HBC xem việc dùng từ ngữ khẩu ngữ là sở trường và đã “khẳng định có thể dùng khẩu ngữ của dân chúng Nam Bộ làm cơ sở để xây dựng tác phẩm văn chương” [73, tr. 313]. Việc HBC dùng nhiều khẩu ngữ địa phương khơng chỉ góp phần làm nên phong cách ngơn ngữ tiểu thuyết của ơng mà cịn góp vào kho từ vựng của ngôn ngữ dân tộc.
- Về phương diện cú pháp
Ngôn ngữ tiểu thuyết của HBC đôi chỗ thể hiện sự quá mới lạ trên con đường sáng tạo những cấu trúc mới, cách nói mới khi tiếp xúc với nền văn học, văn hóa phương Tây, trong giai đoạn giao thời: cái cũ, cái mới đan xen nhau. Sự mới lạ tập trung nhiều ở những cấu trúc câu có yếu tố lặp, dư thừa, nhấn mạnh,
v. v.; cấu trúc câu có ba phần (mở - thân - kết); cấu trúc câu diễn đạt liệt kê, v. v.
hoặc cách dùng các quan hệ từ, phụ từ, trợ từ, cặp phụ từ, v. v. trong cấu trúc câu. Chẳng hạn, cặp quan hệ từ “và...và” được dùng như “vừa...vừa” hiện nay, hay dùng từ mà, thì để nhấn mạnh một nội dung diễn đạt nào đó trong câu.
quá, lại và khóc và nói, hai người nghe khơng rõ, nên tưởng nó tên Hồi. (VGCT)
(34) Tơi muốn mình chơi một lát rồi trở về bên nhà mà ngủ cho chịm xóm
khỏi nghi. (VGCT)
(35) Sáng bữa sau, Bá Kỳ với Hiếu Liêm thức dậy, người thì buồn nghiến,
kẻ thì hổ thầm, nên hai người khơng dám ngó mặt nhau, mà cũng khơng nói chuyện vui cười như trước nữa. (TBBT)
Tóm lại, với lối viết dung dị tự nhiên “trơn tuột như lời nói thường”, HBC đã khẳng định được một phong cách ngôn ngữ riêng. Phong cách ngơn ngữ này đã góp phần khơng ít cho q trình hiện đại hố văn chương, đưa thể loại văn học tiểu thuyết gần gũi với công chúng.