1 Phương diện từ vựn g ngữ âm

Một phần của tài liệu vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết hồ biểu chánh (Trang 54 - 58)

Trong ngữ liệu khảo sát, hầu hết các TrTTT NB đều có TrTTT TD tương đương về mặt nghĩa. Tuy nhiên, hình thức ngữ âm có sự khác nhau: có những TrTTT NB bị biến thể ngữ âm so với TrTTT TD tương đương, có những TrTTT NB có ngữ âm khác hồn tồn so với TrTTT TD tương đương. Theo đó, luận án chia thành hai nhóm, nhóm các TrTTT biến thể ngữ âm và nhóm các TrTTT có ngữ âm khác hồn tồn. Cụ thể như sau:

2. 2. 1. 1. Nhóm TrTTT biến thể ngữ âm

Biến thể ngữ âm là hiện tượng thay đổi một bộ phận ngữ âm nào đó trong âm tiết, đó có thể là khác nhau phần phụ âm đầu, phần vần hay phần thanh điệu. Trong số 15 TrTTT NB được nhận diện, chúng tôi thống kê được 06 TrTTT có biến đổi hình thức ngữ âm so với TrTTT tương đương trong ngơn ngữ tồn dân, bao gồm: chánh/ chính, chớ/ chứ, đó/ đấy, nè (nà)/ này, nghe (nghen, nghén,

nghé)/ nhé, thiệt/ thật. Tất cả các TrTTT này đều khác nhau phần vần.

(40) Hồi hôm tôi bắt đứa thứ ba, chánh thằng đó vơ nhà đâm ơng Dương

và cạy tủ lấy bạc. (HKT)

(41) Mình báo hại tơi chi vậy hử ? (CNN) (42) Thằng đó khốn nạn thiệt! (CPLĐ)

Tuy ngữ liệu khảo sát tồn tại dưới dạng văn viết nhưng các biến thể ngữ âm của TrTTT cũng dễ nhận biết. Nó thể hiện đặc trưng khẩu ngữ giống như cách nói của người Nam Bộ. Các TrTTT trong nhóm này thường được xem là đồng nghĩa tuyệt đối với từ ngữ tương ứng trong ngơn ngữ tồn dân, kể cả nghĩa tình thái, nếu có khác thì chỉ khác ở phạm vi sử dụng và cách sử dụng.

(43) Quan thẩm án mới hỏi, thì em Cúc liền thú nhận em đâm ơng Dương,

chính tay em giết. (HKT)

(44) Hồi hơm tơi bắt đứa thứ ba, chánh thằng đó vơ nhà đâm ơng Dương

và cạy tủ lấy bạc. (HKT)

được hầu hết các nhân vật thuộc giới bình dân (tá điền, tiểu thương, cai lệ, nha dịch, v. v.) sử dụng, còn các TrTTT TD tương đương được các nhân vật thuộc giới trí thức (trạng sư, thầy giáo, bác vật, đốc tờ, thông ngôn, ký lục, v. v.) sử dụng. Cụ thể, toàn ngữ liệu TrTTT chánh xuất hiện 05 lần thì có đến 4 lần do nhân vật thuộc giới bình dân dùng, hay TrTTT thiệt xuất hiện 358 lần thì có đến 267 lần được nhân vật thuộc giới bình dân dùng. Điều này chứng tỏ HBC rất có dụng ý trong việc xây dựng lời nói cho các nhân vật giao tiếp. Việc này nhằm thể hiện tính tự nhiên, nhưng khơng q xa lạ với đại chúng độc giả.

Để xem việc dùng TrTTT biến thể ngữ âm giữa nhà văn Hồ Biểu Chánh với nhà văn Sơn Nam (Nam Bộ), Ngơ Tất Tố (Bắc Bộ) có sự khác nhau ra sao, chúng tôi khảo sát khoảng trên dưới 500 trang trong các tác phẩm (1) Ai làm

được (378 tr, khổ 13 x 19), Tân phong nữ sĩ (120 tr, khổ 13 x 19) của HBC với

(2) tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau (534 trang, khổ 14 x 20) của SN và (3)

Tắt đèn (192 trang 13 x 20.5), Lều chõng (300 trang 14.5 x 20.5) của NTT. Kết

quả như sau:

TT TrTTT Tần số (1) (2) (3) 1 chánh/ chính 0/ 0 0/ 4 0/ 4 2 chớ/ chứ 49/ 0 7/ 1 0/ 34 3 đó/ đấy 17/ 0 22/ 0 0/ 46 4 nè/ này 1/ 0 11/ 3 0/ 12 5 nghen (nghe)/ nhé 3 (1)/ 0 1 (2)/ 1 0 (0)/ 0 6 thiệt/ thật 3/ 0 6/ 1 0/ 9

Bảng 2. 3: Tần số xuất hiện của TrTTT trong ngữ liệu so sánh

ngữ âm để diễn đạt nghĩa tình thái thay cho TrTTT TD tương đương, cịn (3) thì ngược lại, chuyên dùng các TrTTT TD mà không dùng TrTTT NB. Riêng (2), tác giả vừa dùng TrTTT NB có biến thể ngữ âm vừa dùng TrTTT TD tương đương trong cùng tác phẩm.

Tóm lại, chúng tơi cho rằng những kết quả khảo sát trên (đặc biệt là kết quả về giới nhân vật sử dụng TrTTT NB có biến thể ngữ âm) là minh chứng về vai trị của các TrTTT có biến thể ngữ âm. Chúng làm nên đặc trưng phong cách ngôn ngữ giao tiếp của cư dân Nam Bộ, với những nét đặc sắc, thú vị về văn hóa - ngơn ngữ của họ. Việc sử dụng đa dạng những TrTTT có biến thể ngữ âm mang khẩu khí Nam Bộ này cũng là một trong những yếu tố quan trọng làm nên phong cách nhà văn HBC, một tiểu thuyết gia được đơng đảo độc giả u mến.

2. 2. 1. 2. Nhóm TrTTT có ngữ âm khác hồn tồn

Ngồi các TrTTT biến thể ngữ âm, trong ngữ liệu khảo sát, chúng tơi cịn ghi nhận được 09 TrTTT có hình thức ngữ âm khác hồn tồn với TrTTT tương đương trong ngơn ngữ tồn dân, như: bộ, coi, đa, đó, há (hé), hén, lận, mới, tới.

(45) Bộ ông sợ hay sao? (CNG)

(46) Ổng giàu lớn lắm mà người ta nói ổng giàu bằng ba mình lận. (CPLĐ)

Sự ra đời của các TrTTT NB trong nhóm này có thể do nguồn gốc hay cách thức định danh.

Về nguồn gốc, bối cảnh trong tiểu thuyết của HBC là vùng đất Nam Bộ, nơi cộng đồng ba dân tộc Hoa - Kinh - Khmer định cư, sinh sống đan xen với nhau. Do đó, việc tiếp xúc, vay mượn lẫn nhau về các mặt văn hóa, ngơn ngữ tất yếu xảy ra. Trong đó, đáng chú ý nhất là sự vay mượn về mặt ngôn ngữ - văn hóa giữa tiếng Việt và tiếng Khmer. Hồng Thị Châu cho rằng: “Trong ba

phương ngữ chính, phương ngữ Bắc, tiếp thu nhiều từ Hán Việt hay nhiều từ gốc Hán hơn cả (…) Trong phương ngữ Nam có nhiều từ địa phương mới vay mượn của tiếng Khmer” [19, tr.108 - 109]. Theo đó, TrTTT NB cũng

có những trường hợp tương tự như vậy. Chẳng hạn, lận là một TrTTT có tần số xuất hiện tương đối cao (129 lần) và phân bố rộng khắp 46 tác phẩm. Xét về nghĩa tình thái, TrTTT lận đồng nghĩa với TrTTT cơ, kia trong ngơn ngữ tồn dân. Xét về mặt nguồn gốc, TrTTT này không phải là sự biến đổi ngữ âm của bất kỳ TrTTT TD nào. Đối chiếu với tiếng Khmer, chúng tơi thấy trong tiếng Khmer có một PTTT biểu thị sự đánh giá về lượng - mức độ “nhiều”, tương đương với TrTTT lận, đó là “chlặng”. Hay trường hợp TrTTT bộ cũng vậy, có tần số cao (287 lần) và phân bố rộng khắp 41 tác phẩm. Xét về nghĩa tình thái, TrTTT bộ

đồng nghĩa với TrTTT dễ (thường), chừng hay thế trong ngơn ngữ tồn dân. Xét về mặt nguồn gốc, TrTTT này cũng không phải là sự biến đổi ngữ âm của bất kỳ TrTTT TD nào. Đối chiếu với tiếng Khmer, chúng tôi thấy trong tiếng Khmer có một PTTT biểu thị ý hỏi lại người đối thoại nhằm khẳng định một điều xảy ra trước đó, có nghĩa tương đương với TrTTT bộ đó là “ịm bộ”. Chúng tơi ngờ rằng, hai TrTTT lận và bộ có nguồn gốc từ “chlặng” và “òm bộ” trong tiếng Khmer! Điều này rất cần nghiên cứu thêm trong những cơng trình về từ ngun. Có thể thấy, việc xác định từ vay mượn là một cơng việc khó khăn, nhất là đối với một ngơn ngữ có lịch sử phức tạp như tiếng Việt. Trong bối cảnh chúng ta chưa có được từ điển từ nguyên của phương ngữ Nam Bộ, việc xác định từ vay mượn gốc Khmer, hay gốc Quảng Đông, Phúc Kiến (Trung Quốc) được dựa trên nhiều nguồn tài liệu, dựa vào những đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa của từ tiếng Việt để tiến hành đối chiếu và nhận diện. Trong trường hợp này, chúng tôi nhận thấy về mặt ngữ âm và ngữ nghĩa giữa TrTTT lận và PTTT

“chlặng”, giữa TrTTT bộ và PTTT “ịm bộ” có sự tương đồng.

Ngồi những TrTTT có nghi vấn về nguồn gốc vay mượn như trên, số còn lại là sản phẩm của dân cư vùng đất mới này, và được các nhân vật giao tiếp dùng trong sinh hoạt thường ngày. Những TrTTT này vừa mang tính mới lạ, tính độc đáo và tính văn hóa trong tiếng nói của người dân miền sơng nước Cửu Long. Chính những TrTTT này đóng vai trị quan trọng làm nên đặc trưng ngôn

ngữ tiểu thuyết HBC.

Một phần của tài liệu vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết hồ biểu chánh (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w