5 Tiểu kết

Một phần của tài liệu vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết hồ biểu chánh (Trang 112)

Qua khảo sát, luận án nhận diện được 58 TrTTT (41 TrTTT câu và 17 TrTTT bộ phận câu). Trong đó, TrTTT NB có 14 đơn vị, chiếm 25.86 % tổng số TrTTT có trong ngữ liệu khảo sát. Những TrTTT NB này có tần số xuất hiện rất cao so với những TrTTT TD tương đương (chớ/ chứ (2295 / 5 lần), lận/ kia (126 / 2 lần), thiệt/ thật (358 / 31lần), tới/ đến (231 / 36 lần), v. v.). So sánh với một số tác giả văn học cùng thời ở Nam Bộ và Bắc Bộ, chúng tôi nhận thấy HBC thường hay sử dụng TrTTT NB để biểu thị những giá trị tình thái thay cho TrTTT TD tương đương.

Về phương diện từ vựng – ngữ âm, ngôn ngữ tiểu thuyết của HBC xuất hiện nhiều TrTTT có hình thức ngữ âm bị biến đổi theo ngữ âm địa phương (chánh/

chính, chớ/ chứ, đó/ đấy, nè (nà)/ này, nghe (nghen, nghén, nghé)/ nhé, thiệt/ thật)

và những TrTTT được sản sinh ở địa phương Nam Bộ (bộ, đa, hén, lận). Trong quá trình tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy một số TrTTT này có nguồn gốc từ tiếng Khmer, số khác là sản phẩm được sinh ra từ cuộc sống cộng cư giữa ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer ở miền sông nước Cửu Long. Chúng có một số khác biệt về phạm vi, đối tượng sử dụng, tần số xuất hiện, … so với TrTTT TD. Các TrTTT NB được sử dụng ở phạm vi hẹp và được các nhân vật thuộc giới bình dân sử dụng

nhiều, cịn TrTTT TD được dùng ở phạm vi rộng hơn và được phần nhiều giới trí thức sử dụng.

Về phương diện ngữ nghĩa, TrTTT NB trong ngơn ngữ tiểu thuyết của HBC cũng có vai trị rất quan trọng trong việc tình thái hóa câu nói về ý nghĩa đánh giá, nhấn mạnh, biểu thị thái độ, tình cảm, v. v. như TrTTT TD. Về ý nghĩa đánh giá, chúng có tác dụng biểu thị nhiều loại nghĩa đánh giá, như: số lượng, thời lượng,

khoảng cách, ... mức độ. Về ý nghĩa nhấn mạnh, chúng có tác dụng biểu thị ý

nghĩa nhấn mạnh tính khẳng định. Về thái độ, tình cảm, chúng có tác dụng biểu thị

thái độ khẳng định, phủ định, kính trọng, giận hờn, trách móc,...; tình cảm thân mật, gần gũi, v. v. Tuy nhiên, TrTTT NB có khả năng biểu thị tình thái chi tiết hơn

các TrTTT TD tương đương, nhiều TrTTT NB được tạo ra ở địa phương Nam Bộ đã thể hiện được tính cụ thể, tính văn hóa – ngơn ngữ ở Nam Bộ.

Về phương diện cú pháp, TrTTT NB cũng có khả năng làm thành phần tình thái ngữ, có nhiệm vụ đánh dấu lực ngơn trung của câu. Ngồi ra, TrTTT NB cịn có khả năng trở thành phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung cho một số hành động ở lời trực tiếp và gián tiếp thuộc phạm trù: trình bày, điều khiển, biểu cảm, v. v...

Tóm lại, ngơn ngữ với tư cách là phương tiện biểu đạt tư tưởng, tình cảm trực tiếp, thường nhật, việc khai thác lớp TrTTT NB trong giao tiếp rõ ràng là cách để nhà văn tái hiện một cách trung thực sắc thái địa phương. Những điều trên, phản ánh hiện thực về văn hóa - ngơn ngữ của người dân Nam Bộ và nhu cầu có tính khách quan của độc giả.

Chương 3

VAI TRỊ CỦA QN NGỮ TÌNH THÁI

TRONG NGƠN NGỮ TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH

3. 1. Khảo sát, thống kê và phân loại

3. 1. 1. Phạm vi và đối tượng khảo sát

rong luận án này, chúng tôi tiến hành khảo sát - thống kê các QNTT có trong 52/ 64 tác phẩm tiểu thuyết của HBC. Đồng thời, chúng tôi cũng khảo sát, thống kê các QNTT có trong một số tác phẩm văn học ở Bắc Bộ (Tố Tâm - HNP, Số đỏ - VTP, Lều chõng, Tắt đèn - NTT) và một số tác phẩm văn

học ở Nam Bộ (Gieo gió gặt bão - BNL và tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau - SN). Cũng cần nói rõ rằng, đối tượng mà chúng tơi chọn khảo sát ở đây là những cụm từ, chúng xuất hiện nhiều lần trong tiểu thuyết của HBC nên ghi nhận như là cụm từ cố định. Chúng tôi gọi chúng là quán ngữ khi xuất hiện trong ngữ cảnh giao tiếp cụ thể.

T

3. 1. 2. Kết quả khảo sát, thống kê

Vận dụng cách hiểu về QNTT và những đặc điểm của chúng như đã nêu ở mục 1. 4. 2. 1 và 1. 4. 2. 2, chúng tôi tiến hành khảo sát ngữ liệu và thống kê được 88 QNTT, bao gồm: ai cũng biết, ai lại, ai mà dè (đâu), bất quá, biết bao,

biết đâu (là, mà), chắc là, chẳng dè, chẳng thèm, chi bằng, chi hết, cho rồi, chớ chi, chớ gì, chớ sao, chừng nào, có dè, có điều, có lẽ là, có lẽ nào, coi bộ, cịn gì nữa (mà), cịn như, cùng thế, cực chẳng đã, dại gì, dễ gì, dữ hơn, dường như, đâu đến nỗi, đời nào, giỏi lắm, giống gì, hay là, hèn chi, hết sức, hình như, họa may, hơi đâu (mà), huống chi, không biết (chừng), không chừng, không dè, không lẽ, là cùng, lẽ nào, luôn thể, mà thôi, may ra, may dữ hôn, mặc kệ, miễn là, mới phải, nào dè, nào phải, nghe hơn (hơng), nghe nói, như chơi, nói cùng mà nghe, nói thiệt với, phải chi, phải dè, quả thiệt, ra gì, sao được, số là, té ra, thành ra, thành thử, thật là, thây kệ, theo tơi thì, thế mà, thì phải, thì thơi, thiệt

quả, thiệt tình, thơi thì, thiếu gì, thử coi, túng thế, tưởng chừng, ước sao, vả lại, vậy mà, việc chi, xem ra. (Xem thêm phụ lục 2)

Có thể thấy, bên cạnh những yếu tố từ vựng khác, quán ngữ cũng là một trong những chỉ hiệu về đặc trưng phong cách ngôn ngữ. Việc sử dụng quán ngữ trong giao tiếp sẽ phần nào biểu hiện được phong cách riêng của người nói ở từng địa phương cụ thể. Trong tiểu thuyết của HBC, bên cạnh các qn ngữ tình thái tồn dân (QNTT TD), các nhân vật giao tiếp cịn sử dụng nhiều qn ngữ tình thái mang đặc trưng khẩu ngữ Nam Bộ (QNTT NB). Trong số 88 QNTT thống kê được, chúng tôi tham khảo [1], [56], [94] và dựa vào cảm quan của bản thân - người địa phương Nam Bộ, đã nhận diện được 26 QNTT NB. Số lượng các QNTT NB như vậy là ít (chiếm 29.54 %) nhưng tần số sử dụng các QNTT này có sự chênh lệch nhau rất lớn. Khảo sát 14.480 trang ngữ liệu, chúng tơi thấy có những QNTT NB chỉ được dùng vài lần, như: ai mà dè (đâu), chẳng thèm,

thiệt tình, v. v. ngược lại có những QNTT NB được dùng đến hàng trăm lần, như: coi bộ, giống gì, hết sức, khơng dè, v. v.

TT QNTT Tần số TT QNTT Tần số

1 ai mà dè (đâu) 5 (2) 14 may dữ hôn 11

2 chẳng dè 257 15 nào dè 119

3 chẳng thèm 8 16 nghe hôn (hông) 107 (3)

4 chớ chi 235 17 như chơi 40

5 chớ gì 235 18 phải dè 32

6 có dè 76 19 quả thiệt 22

7 coi bộ 516 20 ra gì 26

8 giỏi lắm 12 21 sao được 234

9 giống gì 395 22 thây kệ 45

10 hèn chi 81 23 thiệt quả 187

11 hết sức 765 24 thiệt tình 2

12 khơng dè 382 25 thử coi 167

13 không biết 377 26 túng thế 96

Để thấy rõ tần số xuất hiện của QNTT, luận án tiến hành đối chiếu một số tác phẩm của HBC với một số tác phẩm của một số tác giả cùng thời: Tố Tâm –

HNP, Số đỏ – VTP, Gieo gió gặt bão – BNL. Theo đó, chúng tơi chọn ngẫu nhiên một số QNTT (ai mà dè, ai ngờ, có dè, có ngờ, quả thật, quả thiệt, hèn gì,

hèn chi) để khảo sát thống kê tần số xuất hiện trong từng nhóm hai tác phẩm, hai

tác phẩm này có cùng thời gian sáng tác và số lượng trang khảo sát tương đương nhau. Nhóm 1: Ai làm được – HBC và Tố Tâm – HNP, Nhóm 2: Thiệt giả giả

thiệt – HBC và Số đỏ – VTP, Nhóm 3: Vợ già chồng trẻ – HBC và Gieo gió gặt bão – BNL. Kết quả thu được như sau:

TT TrTTT Tần số Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 ai mà dè 2 0 3 0 4 5 2 ai ngờ 1 1 0 1 0 1 3 có dè 2 0 2 0 3 2 4 có ngờ 0 1 0 0 2 1 5 quả thật 0 0 0 2 1 2 6 quả thiệt 1 0 1 0 3 4 7 hèn chi 1 0 0 0 2 4 8 hèn gì 0 0 2 0 2 1

Bảng 3. 2: Tần số xuất hiện của QNTT trong ngữ liệu so sánh

Chú thích

(1) Ai làm được - HBC (378 tr, khổ 13x 19) khảo sát 105 trang đầu. (2) Tố Tâm - HNP (105 tr, khổ 13x 19) khảo sát toàn bộ.

(3) Thiệt giả giả thiệt - HBC (172 tr, khổ 13x 19) khảo sát 105 trang đầu. (4) Số đỏ - VTP (198 tr, khổ 13x 19) khảo sát 105 trang đầu .

(5) Vợ già chồng trẻ - HBC (172 tr, khổ 13x 19) khảo sát 105 trang đầu . (6) Gieo gió gặt bão - BNL (356 tr, khổ 13x 19) khảo sát 105 trang đầu.

Kết quả trên cho thấy những điểm sau:

Những tác phẩm được HBC viết ở giai đoạn đầu (Ai làm được- 1912,

Thiệt giả giả thiệt -1935) tuyệt nhiên không thấy các nhân vật giao tiếp sử dụng

QNTT TD, nhưng những tác phẩm được sáng tác ở giai đoạn cuối đời (Vợ già chồng trẻ -1957) có sử dụng vài lần QNTT TD tương đương trong cùng một tác

phẩm.

Những tác phẩm do tác giả Bắc Bộ sáng tác (Tố Tâm - HNP, Số đỏ - VTP) chuyên dùng QNTT TD, không dùng QNTT NB. Riêng tác phẩm Gieo gió gặt

bão của BNL (một tác giả Nam Bộ thế hệ sau HBC) có sự khác biệt đáng chú ý.

Các nhân vật giao tiếp trong tác phẩm này vừa sử dụng QNTT NB vừa sử dụng QNTT TD để biểu thị cùng một giá trị tình thái.

Kết quả trên cho thấy tiếng nói của các nhân vật giao tiếp trong tác phẩm văn học, rộng ra là tiếng Việt ở Nam Bộ trong những năm nửa sau của thế kỉ XX có sự phát triển, dung hịa với từ ngữ tồn dân (trong đó có QNTT). Nhìn tổng thể, kết quả khảo sát này đã phần nào cho thấy ngôn ngữ trong những quyển tiểu thuyết cuối đời của HBC có sự chuyển dịch, tiến gần ngơn ngữ tồn dân hơn, khi đó QNTT TD dần được tiếp nhận và dùng song song với QNTT NB.

3. 1. 3. Phân loại

Dựa vào kết quả phân loại QNTT ở mục 1. 4. 2. 3., chúng tôi áp dụng vào phân loại QNTT trong tiểu thuyết của HBC. Kết quả phân loại như sau:

3. 1. 3. 1. Dựa vào đặc điểm hình thức

- Theo số lượng thành tố tham gia cấu thành quán ngữ

Căn cứ vào số lượng thành tố tham gia cấu thành, chúng tôi chia QNTT thành hai loại:

+ Các QNTT có cấu tạo gồm hai thành tố

Ngữ liệu khảo sát có 75 QNTT được cấu tạo bởi hai thành tố, bao gồm: ai

lại, bất quá, biết bao, chắc là, chẳng dè, chẳng thèm, chi bằng, chi hết, cho rồi, chớ chi, chớ gì, chớ sao, chừng nào, có dè, có điều, coi bộ, cịn như, cùng thế,

dại gì, dễ gì, dường như, đời nào, giỏi lắm, giống gì, hay là, hèn chi, hết sức, hình như, họa may, hơn nữa, huống chi, không chừng, không dè, không lẽ, là cùng, luôn thể, mà thôi, may ra, mặc kệ, miễn là, mới phải, nào dè, nào phải, nghe hơn (hơng), nghe nói, như chơi, phải chi, phải dè, quả thiệt, ra gì, sao được, số là, té ra, thành ra, thành thử, thật là, thây kệ, thế mà, thì phải, thì thơi, thiệt quả, thiệt tình, thơi thì, thiếu gì, thử coi, túng thế, tưởng chừng, ước sao, vả lại, vậy mà, việc chi, xem ra.

(205) Có lẽ tại Cúc thất tình, em chán ngán cuộc đời, em không muốn

sống nữa, nên em quyết hủy mình chớ gì. (HKT)

+ Các QNTT có cấu tạo gồm ba thành tố trở lên

Ngữ liệu khảo sát có 13 QNTT được cấu tạo bởi ba thành tố trở lên, bao gồm: ai mà dè (đâu), ai cũng biết, biết đâu (là, mà), có lẽ là, có lẽ nào, cịn gì

nữa (mà), cực chẳng đã, đâu đến nỗi, hơi đâu mà, khơng biết chừng, nói cùng mà nghe, nói thiệt với, theo tơi thì.

(206) Chừng Chúa tàu năn nỉ quá, cực chẳng đã ngài phải nhận một gói

trà mà thơi. (CTKQ)

- Theo đặc điểm cấu tạo

Đặc điểm cấu tạo của QNTT khá đa dạng và không ổn định. Nhiều QNTT trong q trình sử dụng có thể thêm vào hoặc bớt đi một cách linh hoạt, trường hợp này QNTT gần gũi với cụm từ tự do, tính cố định và tính thành ngữ rất ít. Do vậy, những trường hợp này rất khó khái quát đặc điểm cấu tạo của chúng.

Khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thấy các nhân vật giao tiếp trong tiểu thuyết của HBC khơng dùng QNTT có cấu tạo là một cụm từ đẳng lập, tất cả các QNTT được cấu tạo bởi một cụm chính phụ, một cụm chủ vị. Theo đó, QNTT được chia làm những loại sau:

+ QNTT có cấu tạo là một cụm chính phụ

QNTT có động từ làm trung tâm

động từ làm trung tâm, bao gồm: biết bao, biết đâu (là, mà), chẳng dè, chẳng

thèm, có dè, có điều, có lẽ là, có lẽ nào, coi bộ, cùng thế, hết sức, khơng biết chừng, khơng dè, nghe hơn (hơng), nghe nói, như chơi, nói cùng mà nghe, nói thiệt với, ra gì, té ra, thành ra, thành thử, theo tơi thì, thử coi, túng thế, tưởng chừng, ước sao, xem ra.

(207) Nói thiệt với anh, thân tơi ra đi chẳng khác nào một lá cây rụng giữa đường. (MGCG)

Trong quá trình xử lý ngữ liệu, chúng tơi thấy có một số QNTT thuộc nhóm này, khi xuất hiện ở đầu câu, chúng có nét tương đồng với một mệnh đề tỉnh lược chủ ngữ.

(208) Nghe nói phía trỏng năm nay họ làm lúa trúng dữ. (TPNS)

Câu (208) chúng ta có thể tái hiện lại chủ ngữ đứng trước “nghe nói” mà chức năng của QNTT này vẫn khơng đổi.

(208’) Tơi nghe nói phía trỏng năm nay họ làm lúa trúng dữ.

Hầu hết QNTT loại này được tỉnh lược chủ ngữ. Có lẽ vì tính khẩu ngữ và tính tiết kiệm, ... nên về mặt tâm lý giao tiếp, người nói thấy khơng cần thiết nói ra chủ ngữ (vì đó chính là người nói). Thói quen này lâu dần được cố định hố thành một biểu thức tình thái. Nhưng, nếu thay bằng “anh ấy nghe nói”, “họ nghe nói”… thì những đơn vị vừa thay không phải là QNTT mà là một tổ hợp từ

tự do, được cú pháp hoá thành một mệnh đề thực sự của một câu ghép.

- QNTT có tính từ làm trung tâm

Khảo sát 14.480 trang ngữ liệu, chúng tơi ghi nhận được 22 qn ngữ do tính từ làm trung tâm, bao gồm: bất quá, chắc là, cực chẳng đã, dại gì, dễ gì,

giỏi lắm, hơn nữa, may ra, mặc kệ, mới phải, nào phải, quả thiệt, thật là, thì phải, thiệt quả, thiệt tình, thiếu gì.

(209) Chuyện xấu của mình, con dại gì mà khai cho người ta hiểu. (ƠC) (210) Người có địa vị như em thiếu gì kẻ muốn cưới mà lo ế chồng. (NT)

Khảo sát 14.480 trang ngữ liệu, chúng tôi ghi nhận được 06 quán ngữ do danh từ làm trung tâm, bao gồm: chừng nào, đời nào, giống gì, họa may, hơi đâu

(mà), việc chi.

(211) Cậu Hai thì cũng vậy chớ khác giống gì? (CNN) + QNTT có cấu tạo là một cụm chủ vị

Khảo sát 14.480 trang ngữ liệu, chúng tôi ghi nhận được 03 QNTT có cấu trúc là một cụm chủ vị, bao gồm: ai cũng biết, ai lại, ai mà dè (đâu). Về cấu

trúc, chúng tuy có hình thức là một cấu trúc chủ vị nhưng chức năng, vai trò trong câu chỉ tương đương với ngữ (tổ hợp từ) như: cũng biết, dè đâu, v. v.

(212) Ai cũng biết vợ chồng tơi làm cháy da phỏng trán mới có được gia

sản chút đỉnh nầy. (NĐ)

3. 1. 3. 2. Dựa vào đặc điểm ngữ nghĩa - chức năng

Chức năng ngữ nghĩa của QNTT rất đa dạng trong đó đáng chú ý nhất là chức năng đánh giá, chức năng đưa đẩy, chức năng nhấn mạnh, chức năng biểu thị thái độ, cảm xúc của người nói.

- Chức năng đánh giá

+ Chức năng đánh giá về lượng - mức độ

Khảo sát 14.480 trang ngữ liệu, chúng tôi ghi nhận được 09 quán ngữ: bất

quá, biết bao, đâu đến nỗi, giỏi lắm, họa may, hết sức, là cùng, mà thơi, thiếu gì.

(213) Nếu ngày sau có tiếng thiên hạ chê cười, hoặc cổ sanh lịng hối hận,

thì cái tình ấy hố ra nhơ nhuốc biết bao. (NTC)

+ Chức năng đánh giá về tính hiện thực hay phi hiện thực của sự tình Khảo sát 14.480 trang ngữ liệu, chúng tôi ghi nhận được 15 quán ngữ: ai

cũng biết, ai lại, ai mà dè (đâu), chẳng dè, có dè, có lẽ nào, khơng dè, nào dè, quả thiệt, té ra, thành ra, thành thử, thật là, thiệt quả, thiệt tình.

(214) Thiệt quả, cơ là con chệch, cha chệch mẹ Việt Nam. (KLNC)

+ Chức năng đánh giá về khả năng hay khơng khả năng của điều được nói

Một phần của tài liệu vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết hồ biểu chánh (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w