4 1 Khái quát chung

Một phần của tài liệu vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết hồ biểu chánh (Trang 97)

Theo Austin, tất cả các phát ngơn đều mang tính ngơn hành (đều là những hành động bằng lời). Tuy nhiên, cần phân biệt ngôn hành tường minh và ngôn hành nguyên cấp. Phát ngôn ngôn hành tường minh là những phát ngơn có chứa những dấu hiệu dùng để biểu thị, chỉ ra những cái hành động được thực hiện khi phát ra phát ngơn đó. Những “dấu hiệu” này được Searle (1969) chỉ ra cụ thể như sau: Các kiểu kết cấu, từ ngữ chuyên dụng, ngữ điệu, quan hệ của biểu thức

ngôn hành với ngữ cảnh, các động từ ngôn hành.

Trong đó, các động từ ngơn hành có một vai trị rất quan trọng trong việc xác định phát ngôn ngôn hành. Tuy nhiên, trong thực tế tiếng Việt, các động từ ngôn hành không phải là dấu hiệu ngôn hành duy nhất để làm rõ lực ngôn trung của phát ngơn mà cịn có những PTTT khác cũng được xem là dấu hiệu ngôn hành của phát ngôn (phương tiện chỉ dẫn lực ngơn trung), đó là: vị từ tình thái, trợ từ tình thái, qn ngữ tình thái. Trong khi đó, phát ngơn ngơn hành ngun

cấp lại khơng có những dấu hiệu hình thức như vậy. Để hiểu được hành động lời nói mà câu ngơn hành ngun cấp biểu thị, người đối thoại phải dựa vào tình huống giao tiếp cụ thể. Chẳng hạn, một phát ngôn như “Bây giờ mấy giờ rồi

em?” tùy theo tình huống mà nó có thể là một câu hỏi hay là một lời nhắc nhở

của giáo viên đối với học sinh.

Trong phần này, chúng tôi tập trung khảo cứu một số TrTTT là dấu hiệu

hai loại, hành động ở lời trực tiếp và hành động ở lời gián tiếp. Để phân biệt hai loại hành động ở lời này chúng ta có thể dựa vào các dấu hiệu ngữ pháp. Đó là dựa vào các kiểu câu được chia theo ngữ pháp truyền thống: câu trần thuật, câu

nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. Cụ thể, khi hành động ở lời mà câu nói

thực hiện phù hợp với kiểu câu, ta có hành động ở lời trực tiếp. Chẳng hạn, hành động hỏi được thực hiện bằng một phát ngơn có những đặc trưng hình thức thuộc kiểu câu nghi vấn, hay hành động ra lệnh được thực hiện bằng một phát ngơn có những đặc trưng hình thức thuộc kiểu câu cầu khiến, v. v. Còn khi hành động ở lời mà câu nói thực hiện khơng tương ứng với kiểu câu, ta có hành động ở lời

gián tiếp. Chẳng hạn, hành động cầu khiến được thực hiện bằng một phát ngơn

có những đặc trưng hình thức thuộc kiểu câu nghi vấn. Khi giáo viên nói với học sinh câu sau: Em có thể giữ trật tự được khơng vậy? thì chắc chắn đó khơng phải là câu hỏi dùng để hỏi về khả năng của học sinh mà đó là một lời yêu cầu.

2. 4. 2. TrTTT là dấu hiệu ngôn hành của hành động ở lời chân thực

Như đã nói, khi vận dụng lý thuyết hành động ngôn từ vào việc xác định phát ngôn ngôn hành tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy ngồi các động từ ngơn hành, một số TrTTT cũng có thể làm phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung cho một số hành động thuộc các phạm trù: trình bày: kể, khẳng định, nhấn mạnh,...; điều khiển: hỏi, yêu cầu, ra lệnh, cho phép, xin phép,...; biểu cảm: than trách, khen,

chê, v. v.

Trong phần này, chúng tơi sẽ trình bày một số kết quả bước đầu khi nghiên cứu vai trò của TrTTT trong việc chỉ dẫn lực ngôn trung. Dĩ nhiên, những nghiên cứu này chỉ dừng lại ở bước thăm dò ban đầu.

2. 4. 2. 1. Những TrTTT là dấu hiệu ngôn hành của các hành động: khẳng định, nhấn mạnh… thuộc phạm trù trình bày

Khẳng định là một hành động ngơn ngữ diễn ra khi người nói bày tỏ thái độ thừa nhận là có, là đúng về vấn đề đang được nói đến, nêu bật lên để cho người khác quan tâm, chú ý hơn. Trong giao tiếp, người nói có thể dùng những

biểu thức có chứa những TrTTT để đánh dấu hành động khẳng định.

Khảo sát ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy các nhân vật giao tiếp sử dụng nhiều TrTTT để đánh dấu các hành động khẳng định, nhấn mạnh. Tiêu biểu là các TrTTT sau: chánh, chính, chớ, đa, đến, đó, lận, mà, mãi, nghe (nghen, nghén), riêng, tận, thôi, tới, v. v.

(163) Chính đau khổ mà khơng nói ra cho ba biết, khơng dám biểu lộ cho

ba thấy, cứ ơm ấp giấu kín trong thâm tâm, nên mới ốm, mới tiều tụy đó.

(VGCT)

Ngồi nghĩa miêu tả, câu (163) có thêm sắc thái nhấn mạnh, khẳng định sự tình được nói đến. Sắc thái nhấn mạnh, khẳng định được đánh dấu bằng TrTTT

chính. Yếu tố tình thái này đóng vai trị là phương tiện chỉ dẫn của hành động nhấn mạnh, khẳng định. Nó tác động vào mệnh đề, làm tăng thêm hiệu lực ở lời cho phát ngôn.

Chiếu theo các điều kiện thỏa mãn của hành động trình bày do J. R. Searle đưa ra thì phát ngơn trên thỏa mãn các điều kiện: nội dung mệnh đề, chuẩn bị,

chân thành, cơ bản. Do vậy, hành động ngôn từ của phát ngôn (163) là hành

động chân thực.

Một trong những điểm thú vị nhất trong ngôn ngữ tiểu thuyết của HBC, chính là việc các nhân vật giao tiếp sử dụng đồng thời hai hệ thống các TrTTT để đánh dấu các hành động ở lời. Trong đó, hệ thống các TrTTT NB tỏ ra có những lợi thế nhất định trong giao tiếp hàng ngày của các nhân vật. Tiêu biểu là các TrTTT sau: chớ, đa, đó, lận, nghe (nghen, nghén), tới, v. v.

(164) - Ngồi thầy đội, ngồi thuật rõ công chuyện lại cho tôi nghe một chút.

(...) Tôi khởi đầu bắt hai đứa mà giao cho ơng cị từ sớm mai hơm qua lận. Hồi hôm tơi bắt đứa thứ ba, chánh thằng đó vơ nhà đâm ơng Dương và cạy tủ lấy bạc. Cịn thằng chót, là chủ mưu thì tơi mới bắt hồi hai giờ trưa nay. (HKT)

Trong (164), "Tôi khởi đầu bắt hai đứa mà giao cho ơng cị từ sớm mai

Dương và cạy tủ lấy bạc.” là hai phát ngơn có ý nhấn mạnh và khẳng định sự

tình được nói đến. Sắc thái nhấn mạnh và khẳng định được đánh dấu bằng TrTTT lận và chánh. Chính hai TrTTT này đóng vai trị là yếu tố chỉ dẫn của hành động nhấn mạnh và khẳng định, chúng tác động vào mệnh đề, làm tăng thêm hiệu lực ở lời cho phát ngơn.

Một số ví dụ khác:

(165) Bà biểu ổng ở nhà rồi làm việc gì? Xứ mình có mỏ đâu mà tìm.

- Chớ tơi cho con Bạch Yến đi theo rồi tôi ở nhà với ai?

- Hễ xuất giá thì phải tùng phu chớ. Có con gái khi nào nó lớn mình gả nó rồi, thì nó làm sao tự ý nó, mình cịn ngăn trở đường tương lai của nó sao phải.

(TH)

(166) Bà Hương quản kêu con Qun mà nói rằng: “Ơng ngoại mầy chịu

để mầy ở dưới nầy với bà rồi đó. Để sáng mai bà dắt đi chợ Vũng Liêm bà mua đồ về may quần áo cho mà bận. Bữa nào có nhớ ơng ngoại, thì bà biểu thằng Tý nó dắt đi về thăm, không sao đâu mà sợ”. (CCNN)

(167) Bà Cai châu mày mà nói rằng:

- Ai bày đặt chuyện nói kỳ cục vậy?

- Chuyện đã quả như vậy chớ có ai mà bày đặt. Má hỏi vợ Cai tuần Bưởi đây nó nói cho má nghe. Đồ khốn nạn thiệt mà. (CNN)

(168) Ổng trông con lung lắm nên biểu qua ra rước con đấy. (STVT) (169) Qua ngày sau bà phủ có ý trơng, mãi đến tối cũng khơng thấy bà

Phán lên nhà. (NTC)

(170) Nó xách cái áo đem lên thấy trong túi có mỗi cái bóp phơi khơng có

bạc tiền chi hết duy có ba miếng danh thiếp trắng…(MCT)

Trong các ví dụ trên, các TrTTT chớ, đó, mà; đấy, mãi, mỗi là những yếu tố đánh dấu hành động nhấn mạnh, khẳng định của phát ngôn. Đối chiếu với các điều kiện thỏa mãn của hành động trình bày do J. R. Searle đưa ra thì các phát ngơn trên đều đảm bảo.

2. 4. 2. 2. Những TrTTT là dấu hiệu ngôn hành của các hành động cầu khiến (hỏi, yêu cầu, đề nghị, ra lệnh) thuộc phạm trù điều khiển

 Hành động hỏi

Hỏi là một hành động ngơn ngữ diễn ra khi người nói bày tỏ thái độ muốn biết hay hồi nghi về vấn đề đang được nói đến. Trong giao tiếp, người nói có thể dùng những biểu thức có chứa những TrTTT để đánh dấu hành động hỏi.

Xét trong phạm vi ngữ liệu, chúng tơi thấy ngồi các TrTTT TD, các nhân vật giao tiếp còn dùng nhiều TrTTT NB để đánh dấu hành động hỏi. Các TrTTT NB thường được dùng, như: chớ, lận, nghe, v. v..

(171) Cơ Lý ngó quanh quất rồi nói nữa:

- Cái nhà mát kia kìa. Ðường nầy cũng ra đó được chớ? - Được. Cô muốn ra nhà mát hay là đi đâu? (ATM)

Phát ngôn “Ðường nầy cũng ra đó được chớ?” trong (171) biểu thị hành động hỏi, hướng người đối thoại theo nội dung P mà người nói đưa ra. Trong đó, TrTTT chớ có vai trị là yếu tố chỉ dẫn hành động hỏi, nó tác động vào nội dung mệnh đề làm tăng thêm hiệu lực ở lời cho phát ngôn.

Về nội dung, phát ngơn “Ðường nầy cũng ra đó được chớ ?” gồm có hai thành phần nghĩa: hiệu lực ở lời và nội dung mệnh đề. Hiệu lực ở lời do TrTTT

chớ biểu thị. Đối chiếu với các điều kiện thỏa mãn của J. R. Searle đưa ra thì

phát ngơn trên thỏa mãn các điều kiện: nội dung mệnh đề, chuẩn bị, chân thành, cơ bản. Do vậy, hành động ngôn từ của phát ngơn “Ðường nầy cũng ra đó được chớ ?” là hành động hỏi chân thực.

Một số ví dụ khác:

(172) - Tiểu thuyết của em Cúc viết. Em mượn về xem chơi.

- Chà! Em Cúc viết tiểu thuyết nữa à? Cô cho phép tôi xem sơ một chút được không? (HKT)

(173) Trong mấy bữa cơ ở lại nhà chồng cơ đó, cơ có nghe lời nói chi,

(CK)

(174) Thằng Q nói với thầy rồi hả? (VNVT)

Trong các ví dụ trên, các TrTTT à, chăng, hả là những yếu tố đánh dấu hành động hỏi của phát ngôn. Đối chiếu với các điều kiện thỏa mãn của J. R. Searle đưa ra thì các phát ngơn trên thỏa mãn các điều kiện: nội dung mệnh đề,

chuẩn bị, chân thành, cơ bản. Do vậy, hành động ngôn từ của các phát ngôn trên

là hành động hỏi chân thực.

 Hành động yêu cầu, đề nghị, ra lệnh

Yêu cầu, đề nghị, ra lệnh là các hành động ngôn ngữ diễn ra khi người nói có ý muốn người đối thoại thực hiện một hành động nào đó trong khả năng có thể. Trong thực tế giao tiếp, người nói có thể dùng những biểu thức có chứa những TrTTT để đánh dấu hành động yêu cầu, đề nghị, ra lệnh. Những TrTTT thường dùng để đánh dấu cho các loại hành động này là: đi, cho, hả, mà, thôi,

với, v. v.

(175) Anh Phúc, anh hỏi em có thể kết nghĩa vợ chồng với anh hay

khơng. Em nói được. Bây giờ bác nói bác cũng bằng lịng nhận em là dâu của bác. Vậy thì anh cậy mai nói với ba em mà xin cưới em đi. (ATM)

Trong đoạn trích trên, phát ngơn “Vậy thì anh cậy mai nói với ba em mà

xin cưới em đi.” là một hành động đề nghị, hành động này được đánh dấu bằng

TrTTT đi. TrTTT đi tác động lên cả mệnh đề, làm mạnh thêm hiệu lực ở lời (đề nghị) cho phát ngôn.

Một số ví dụ khác:

(176) Lúa của con gặt cịn ê hề, sắp nhỏ của con liu nhiu lít nhít, con biết

làm sao được. Trăm lạy bà thương cho. (CNN)

(177) Bữa nay tao bắt được rõ ràng rồi đó, mầy cịn chối nữa thơi, hử?

Đi đi, đi ra khỏi nhà tao cho mau. (CCNN)

Trong các ví dụ trên, các TrTTT cho, đi là những yếu tố đánh dấu hành động yêu cầu, đề nghị, ra lệnh.

Ngoài việc dùng những TrTTT TD, các nhân vật giao tiếp trong tiểu thuyết của HBC còn hay dùng một số TrTTT NB để đánh dấu hành động yêu cầu, đề nghị, ra lệnh. Tiêu biểu là các TrTTT sau: coi, nghe (nghen, nghén), v. v..

(178) Chị tính đi. Tính rồi chị trả lời cho mau mau, nghe. (CNG)

Trong đoạn trích trên, phát ngơn “Tính rồi chị trả lời cho mau mau, nghe.” là một hành động yêu cầu, hành động này được đánh dấu bằng TrTTT nghe. TrTTT nghe tác động lên cả mệnh đề, làm mạnh thêm hiệu lực ở lời (yêu cầu) cho phát ngơn.

Một số ví dụ khác:

(179) May quá, mời cậu vô, vô uống nước rồi thuật chuyện cho tơi nghe

coi. (HPLN)

(180) Em ráng hết lịng mà lo giùm việc đó cho qua nghé. (TM)

Trong các ví dụ trên, các TrTTT coi, nghé là những yếu tố đánh dấu hành động yêu cầu, đề nghị.

2. 4. 2. 3. Những TrTTT là dấu hiệu ngôn hành của các hành động bộc lộ thuộc phạm trù biểu cảm

Bộc lộ là một hành động ngơn ngữ diễn ra khi người nói muốn bày tỏ thái độ của mình về vấn đề đang được nói đến. Các nhân vật giao tiếp trong ngữ liệu khảo sát thường sử dụng một số TrTTT để đánh dấu các hành động bộc lộ như:

a, à, chớ, hả, hử, há (hé), hết, nghe (nghen), thiệt/ thật, v. v.

(181) Ừ, phải nói như vậy, mới ẩn mặt được chớ! (CPLĐ) (182) Thằng đó khốn nạn thiệt! (CPLĐ)

(183) Nếu quan trên sai con đi tỉnh thì bất tiện dữ há! (BTHH)

Ngồi nghĩa miêu tả câu (181), (182) còn bộc lộ thái độ khẳng định sự tình vừa nói đến là chính xác, chắc chắn. Thái độ này được đánh dấu bằng TrTTT

chớ, thiệt và chính hai TrTTT này trở thành phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung

của phát ngôn. Trong (183), TrTTT há biểu thị thái độ thân mật, chia sẻ, đồng cảm với tình thương u của người nói với người đối thoại. Thái độ khẳng định

này được đánh dấu bằng TrTTT há và chính TrTTT này trở thành phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung của phát ngôn.

2. 4. 3. TrTTT là dấu hiệu ngôn hành của hành động ở lời gián tiếp

Thực tế giao tiếp, một phát ngôn thường khơng phải chỉ có một đích ở lời mà có thể thực hiện đồng thời một số hành động. Trường hợp, người nói thực hiện một hành động ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người đối thoại (dựa vào những hiểu biết ngơn ngữ và ngồi ngôn ngữ chung cho cả hai người) suy ra hiệu lực ở lời của một hành động khác, được gọi là hành động ở lời gián tiếp. Xét các yếu tố cấu thành, ngồi các từ ngữ ngơn liệu, trong phát ngơn chứa hành động ở lời gián tiếp cịn có yếu tố tình thái đánh dấu lực ngơn trung. Trong phạm vi của luận án, bước đầu chúng tôi khảo cứu yếu tố tình thái có vai trị đánh dấu lực ngơn trung là TrTTT. Những TrTTT này có thể trở thành dấu hiệu để nhận diện hành động ở lời gián tiếp, khi được dùng trong những ngữ cảnh nhất định.

2. 4. 3. 1. Một số kiểu phát ngơn có dùng TrTTT biểu thị hành động ở lời gián tiếp tiêu biểu

Ngồi chức năng làm dấu hiệu ngơn hành của một số hành động ở lời chân thực, TrTTT cịn làm dấu hiệu ngơn hành cho một số hành động ở lời gián tiếp. Trong ngữ liệu khảo sát, các nhân vật giao tiếp sử dụng một số TrTTT làm phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung cho một số hành động ở lời gián tiếp, tiêu biểu là một số kiểu sau:

- Hiệu lực trực tiếp: hỏi → Hiệu lực gián tiếp: mắng chửi, răn đe

(184) Tại sao mầy không chịu nấu cơm vậy Mỹ? Mầy đợi tao về tao nấu

cho mầy ăn phải không?

- Cha với dì đi khỏi hết. Tơi sợ nấu cơm để nguội lạnh nên tôi đợi về rồi sẽ nấu chớ.

- Đừng đặt điều kiếm chuyện chữa mình. Cha chả! Mầy còn trả treo với

tao nữa hả? Tao biết mà, bây giờ mầy khơn lớn rồi, mầy có coi tao ra gì nữa

(Đây là đoạn thoại giữa mẹ ghẻ và con ghẻ, khi đứa con ghẻ chưa kịp nấu cơm trưa.)

Phân tích phát ngơn “Mầy cịn trả treo với tao nữa hả?” trong đoạn thoại trên theo các điều kiện thỏa mãn của hành động hỏi do Searle đưa ra, chúng tôi thấy:

- Phát ngơn có chứa nội dung mệnh đề (điều kiện nội dung mệnh đề). - Nội dung mệnh đề khơng chứa điều người nói (bà mẹ ghẻ) đang thắc mắc, hồi nghi (vi phạm điều kiện chuẩn bị)

- Người nói (bà mẹ ghẻ) khơng mong muốn có được thơng tin về chính điều mình hỏi và cũng khơng cố gắng để nhận được thơng tin đó từ phía người

Một phần của tài liệu vai trò của phương tiện tình thái trong ngôn ngữ tiểu thuyết hồ biểu chánh (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w