Khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thấy khả năng biểu thị tình thái của QNTT rất phong phú, đa dạng. Tùy từng ngữ cảnh giao tiếp, QNTT có thể biểu thị ý nghĩa
đánh giá về lượng - mức độ, về tính hiện thực hay phi hiện thực, về khả năng hay không khả năng của điều được nói tới trong câu, v. v. hoặc biểu thị thái độ của người nói đối với nội dung được nói đến. Theo đó, trong phần này, chúng tơi
khảo cứu vai trị bổ sung nghĩa tình thái của QNTT qua các phương diện sau.
3. 2. 2. 1. Biểu thị ý đánh giá
Biểu thị ý đánh giá lượng - mức độ
Vốn là một trong những hoạt động gắn liền với nhận thức của con người, đánh giá chính là nêu ý kiến nhận xét của người nói về sự tình được nêu trong câu. Do đó, nội dung đánh giá thường bao hàm cả thái độ của người đánh giá như hài lịng, khơng hài lịng, thán phục hoặc chê bai, vui mừng hoặc tức giận; đánh giá về lượng, mức độ, hay đánh giá về tính hợp lí, khơng hợp lý của
điều được nói tới trong câu…
Trong giao tiếp, khi người nói nhận thức được sự tình P, P chứa đựng nội dung về lượng - mức độ “nhiều” hay “ít”, cần nêu lên thái độ đánh giá thì họ cũng thường dùng PTTT (trong đó có QNTT) để đánh dấu. Thực tế có những QNTT có ý nói rằng lượng - mức độ do P biểu thị là “nhiều”, lại có những QNTT có ý nói rằng lượng - mức độ do P biểu thị là “ít”.
Khảo sát ngữ liệu, chúng tơi thống kê được 08 QNTT đánh giá lượng - mức độ “ít” hoặc “nhiều”, như: bất quá, đâu đến nỗi, giỏi lắm, là cùng, mà thơi;
biết bao (nhiêu), thiếu gì, hết sức.
- Biểu thị ý nghĩa đánh giá lượng - mức độ “nhiều”
Trong số các QNTT biểu thị ý nghĩa đánh giá lượng - mức độ “nhiều” có trong ngữ liệu, hai QNTT thiếu gì, hết sức được các nhân vật giao tiếp dùng thường xuyên trong giao tiếp khẩu ngữ.
(223) Sách vở của cậu cả đống trong va ly kia, đi đâu cậu cũng bắt vác
theo, nặng hết sức. (MĐTS)
Trong (222), QNTT thiếu gì có vai trị bổ sung ý đánh giá về lượng “nhiều”. Câu (222) được hiểu là: tơi cho rằng trong thực tế có nhiều người con
gái vừa giàu vừa đẹp chứ khơng phải chỉ có một cơ này. Trong câu (223), QNTT
hết sức có ý đánh giá về mức độ “cao”, kèm theo thái độ không vui. Câu (223)
được hiểu là: tôi cho rằng sách vở của cậu rất nặng, tôi không muốn vác tới vác
lui.
Ngồi hai QNTT mang tính khẩu ngữ địa phương này, trong ngữ liệu khảo sát, các nhân vật giao tiếp cịn sử dụng một QNTT TD có nghĩa tương đương, đó là QNTT biết bao (nhiêu).
(224) Chớ chi thầy nó đừng có làm tổng thì bây giờ làm giàu biết bao
nhiêu. (ĐHT)
(225) Nếu ngày sau có tiếng thiên hạ chê cười, hoặc cổ sanh lịng hối hận,
thì cái tình ấy hố ra nhơ nhuốc biết bao. (NTÂL)
Một điều khá thú vị là trong toàn bộ ngữ liệu khảo sát, QNTT thiếu gì được các nhân vật giao tiếp dùng để biểu thị ý nghĩa đánh giá về lượng “nhiều”, còn QNTT hết sức được các nhân vật giao tiếp sử dụng biểu thị ý nghĩa đánh giá mức độ “nhiều”, chứ không dùng ngược lại hay lẫn lộn. Riêng QNTT TD biết bao (nhiêu) được các nhân vật giao tiếp dùng cho cả hai trường hợp trên.
(226) Ơng Phán tơi hồi sanh tiền, ổng khôn ngoan nên làm ra tiền bạc
không biết bao nhiêu. (TCTS)
(227) Tội nghiệp con tôi quá, mới sanh ra vừa được năm tháng rưỡi rồi
lìa cha, lìa mẹ từ đó cho tới bây giờ, thân cực khổ khơng biết bao nhiêu. (BTHH)
Khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thống kê được tần số sử dụng các QNTT thuộc nhóm này như sau:
TT QNTT Tần số
1 hết sức 847
2 thiếu gì 163
3 biết bao (nhiêu) 58
Bảng 3. 3: Tần số xuất hiện của QNTT NB biểu thị ý nghĩa
đánh giá lượng - mức độ “nhiều” có trong ngữ liệu khảo sát
Kết quả này cho thấy các nhân vật giao tiếp trong tiểu thuyết của HBC rất ưa sử dụng QNTT NB để biểu thị ý đánh giá về lượng - mức độ “nhiều”.
Xét về phương diện sử dụng QNTT trong các giới nhân vật giao tiếp, chúng tơi thấy rằng tác giả có chủ ý trong việc dùng QNTT theo phân tầng xã hội. Cụ thể trong nhóm này, QNTT hết sức, thiếu gì được các nhân vật giao tiếp thuộc giới bình dân sử dụng trong hầu hết các trường hợp (hết sức 815/ 847 lần,
thiếu gì 127/ 163 lần), cịn biết bao (nhiêu) được các nhân vật giao tiếp thuộc
giới trí thức sử dụng. Riêng ngơn ngữ dẫn chuyện của tác giả thì dùng cả hai trường hợp trên, theo từng ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. Nghĩa là trong lời dẫn chuyện của tác giả khi thì dùng QNTT hết sức, thiếu gì, khi thì dùng QNTT biết
bao (nhiêu) để biểu thị lượng mức độ “nhiều” cho phù hợp với từng ngữ cảnh
giao tiếp. Chẳng hạn, sau đây là những ngữ cảnh sử dụng QNTT biểu thị lượng - mức độ “nhiều” theo từng giới nhân vật.
(228) Hôm tháng giêng tháng hai chồng tôi mắc đi ghe, hai chị em tôi ở
nhà một mình. Cậu Hai xuống ve vãn con em chồng tơi hồi. Chị em tơi sợ mợ hay mà mang khốn, nên năn nỉ cậu hết sức mà cậu không nghe, cậu cứ ám sát lấy con nhỏ cho có chửa. Nó mới đẻ một đứa con trai. Tơi sợ trước sau gì đây mợ cũng hay, nên tơi mới phải lên thưa thiệt với mợ. (CNN)
Đoạn văn này là lời nói của Thị Tố vợ Cai tuần Bưởi - một tá điền làm cho gia đình bà Cai Tổng Hiếu.
- Tại mình hết thảy! Mình làm lắm chuyện nên bây giờ mới ra nơng nỗi nầy đó.
- Phải, tại tơi thiệt. Mà tại họ nói như giống gì đâu, biểu tơi nín sao được. - Một câu nhịn là chín câu lành. Phận mình nghèo, ăn thua với người ta sao nổi mà sanh sự. Đó, bây giờ người ta đuổi, mình biết đi đâu mà ở nè?
- Ơi! Thiếu gì chỗ ở mà lo, cần gì phải bái quỵ thứ đồ như vậy.
- Chỗ nào đâu mình thử chỉ coi? Dỡ nhà mà đi dễ lắm sao? Mà đi ở chỗ khác rồi ruộng đâu mà làm? (CNN)
Đoạn văn này là lời đối đáp giữa Cai tuần Bưởi và vợ của hắn (Thị Tố). Cả hai nhân vật này đều là tá điền làm cho gia đình bà Cai Tổng Hiếu.
(230) Quan Kinh lý châu mày thở ra mà nói:
- Hai ơng bà báo hại cho tơi mang lỗi nhiều quá! Hương chủ cười và hỏi:
- Có lỗi chỗ nào đâu?
- Lỗi với cha má tôi nhiều lắm. - Sao vậy?
- Chẳng giấu hai ông bà làm chi, cha mẹ tơi bây giờ có trâu có ruộng, chớ hồi tơi cịn nhỏ thì trong nhà khơng mấy gì khá cho lắm. Tuy vậy mà cha mẹ tơi sanh một mình tơi, quyết chí cho tơi ăn học đến nơi đến chốn, đặng ngày sau tôi trở nên người phải nối nghiệp tổ tông. Tôi đi học mười mấy năm trường, cha mẹ tôi tốn hao với tôi không biết bao nhiêu mà kể, lớp bánh hàng, lớp quần áo, lớp sách vở, lớp thuốc men. (CNN)
Đoạn văn này là lời trò chuyện giữa quan Kinh lý và ông bà Hương chủ Khanh.
(231) Cai tuần Bưởi làm ăn lo lắng hết sức, đến nỗi thất mùa mà cũng
không dám để thiếu lúa ruộng. Bà chủ điền đã khơng biết thương, mà lại cịn hăm he như vậy, thì lấy làm đau đớn vơ cùng. Cái chữ bần nó làm cho con người ta hết dám khơn! (CNN)
Đoạn văn này là lời bình của tác giả về hồn cảnh của gia đình Cai tuần Bưởi - gia đình tá điền.
(232) Mấy lời của Ba Cam nói thiệt là trúng. Cậu Hai Nghĩa tuy đã lành
mạnh rồi, bà Cai Hiếu tốn hao không biết bao nhiêu, song trên mặt của cậu hết khôi ngô nữa, và trong lịng cậu hổ thầm hồi, bởi vậy từ rày cậu cứ lục thục ở trong nhà, không muốn đi đâu nữa hết. (CNN)
Đoạn văn này là lời bình của tác giả về lời nói của Ba Cam về thần sắc của cậu Hai Nghĩa (con bà Cai Tổng Hiếu) sau khi cậu Hai nhận thức được lỗi lầm của mình.
Như vậy, trong (228) và (229) QNTT hết sức, thiếu gì được nhân vật thuộc giới bình dân (tá điền) dùng. Trong (230), QNTT biết bao (nhiêu) được nhân vật thuộc giới trí thức (quan Kinh lý) dùng. Tuy nhiên, trong (231) và (232) tác giả dùng cả hai trường hợp trên để biểu thị lượng - mức độ “nhiều”. Nghĩa là các QNTT hết sức, biết bao (nhiêu) hay thiếu gì được sử dụng trong lời dẫn chuyện của tác giả rất linh hoạt theo từng ngữ cảnh giao tiếp. Đây là một điểm khá thú vị, góp phần làm nên đặc trưng phong cách ngơn ngữ tiểu thuyết của HBC.
- Biểu thị ý đánh giá lượng - mức độ “ít”
Để biểu thị ý nghĩa đánh giá lượng - mức độ “ít”, ngồi việc dùng TrTTT, các nhân vật giao tiếp trong tiểu thuyết của HBC còn dùng những QNTT, như:
bất quá, đâu đến nỗi, giỏi lắm, là cùng, mà thôi.
(233) Muốn lập nhà thương bất quá tốn đôi ba chục ngàn chớ bao nhiêu. (TPNS)
(234) Mà cách mười mấy năm trở về trước thì Phú Nhuận bất quá là một
làng trộng trộng của tỉnh Gia Ðịnh vậy thôi. (TTN)
(235) Người ở xứ mình họ chỉ thấy Trà Vinh, Vũng Liêm, có giỏi lắm là
Vĩnh Long, Sa Đéc, họ có thấy xa hơn nữa đâu. (MGCG)
QNTT bất quá trong (233) có ý đánh giá lượng “ít”. Câu (233) được hiểu là: tôi cho rằng việc lập nhà thương tốn không là bao, nhiều lắm là “đôi ba chục
ngàn”, đối với tơi số tiền ấy là ít. QNTT bất q trong (234) và QNTT giỏi lắm trong (235) có ý đánh giá mức độ “ít”. Câu (234) được hiểu là: theo tôi biết cách
đây hơn mười năm Phú Nhuận không phải là một nơi bn bán sầm uất như bây giờ, nó là một làng nhỏ. Câu (235) được hiểu là: tơi cho rằng người ở xứ mình biết “ít”, chỉ biết vài địa phương lận cận.
Trong nhóm này, đáng chú ý nhất là QNTT mà thơi vì nó được các nhân vật giao tiếp trong tiểu thuyết của HBC dùng thường xuyên trong lời nói hằng ngày với tần số rất cao (1402 lần). Khả năng biểu thị ý nghĩa đánh giá về lượng - mức độ “ít” của QNTT này có những điểm khá thú vị, qua những mặt sau:
+ Đánh giá về lượng
(236) Anh ơi, dun nợ của vợ chồng ta có mấy năm mà thơi. (VGCT) (237) Thiệt tình tơi bán cho người ta là mười đồng, cịn khách trú mua tơi
bán mười lăm đồng. Nếu thầy mua tôi bán tám đồng mà thơi. (VNVT)
Trong (236), QNTT mà thơi có ý đánh giá thời lượng vừa đề cập ngay trước đó là “ít”. Câu (236) được hiểu là: tơi cho rằng mấy năm chung sống vợ
chồng với nhau như vậy là “ít”, người nói tỏ ý tiếc nuối. Trong (237), QNTT mà thơi có ý đánh giá số lượng vừa đề cập ngay trước đó là “ít”. Câu (237) được
hiểu là: tôi cho rằng giá tám đồng là rất rẻ - rất “ít”, anh nên mua. + Đánh giá về mức độ
(238) Hồi anh ra đi thì hai đứa em có tình bằng hữu mà thơi chớ chẳng có
ý gì khác. Vì gần nhau rồi lại thấy tâm đầu ý hiệp nên lần lần mới gây tình vợ chồng. (YVT)
Trong (238), QNTT mà thơi có ý đánh giá “ít” về mức độ thân - sơ. Câu (238) được hiểu là: tôi cho rằng mức độ thân mật giữa tơi và anh ấy là “ít”,
khơng như mọi người nghĩ.
Điều đáng chú ý của QNTT mà thôi, không chỉ ở tần số sử dụng, ở khả năng biểu thị ý đánh giá lượng - mức độ “ít” đơn thuần mà cịn ở khả năng tương tác với TrTTT để gia tăng ý đánh giá lượng - mức độ “ít”. Khả năng này các
QNTT khác cùng nhóm khơng có được.
(239) Em sẽ tận tâm lo đền đáp tình nghĩa của chị, dầu cực khổ, dầu nát
thân đi nữa em cũng không nệ, nhưng em phải thưa thiệt với chị, cha mẹ em chỉ có một mình em là con mà thơi, thuở nay không rời em. (VGCT)
(240) Thằng Q móc tiền mà trả rồi cịn chẳn chịi có một đồng bạc của
người ta cho đó mà thơi. (VNVT)
Vấn đề này, chúng tơi sẽ phân tích cụ thể trong mục 3. 3. - Tầm tác động
của QNTT với những PTTT khác.
Biểu thị ý đánh giá về tính hiện thực, phi hiện thực, phản hiện thực
Cũng tương tự như vấn đề nêu ở 2. 3. 1, trong giao tiếp, khi người nói nhận thức được sự tình P, P chứa đựng nội dung [± hiện thực], cần nêu lên thái độ đánh giá thì họ cũng thường dùng QNTT để đánh dấu. Thực tế có những QNTT có ý nói rằng cái sự tình P có diễn ra trong hiện thực, có những QNTT có ý nói rằng cái sự tình P chưa diễn ra, lại có những QNTT có ý bác bỏ sự tình P. Chẳng hạn như các QNTT sau: ai cũng biết, ai lại, chẳng dè, chẳng thèm, chi
bằng, có dè (đâu), có lẽ nào, cịn gì nữa (mà), cực chẳng đã, dại gì, dễ gì, đời nào, giống gì, hèn chi, không dè, nào dè, phải chi, phải dè, thành ra, thành thử, thây kệ, v. v.
(241) Ai cũng biết vợ chồng tôi làm cháy da phỏng trán mới có được gia
sản chút đỉnh nầy. (NTÂL)
(242) Coi bộ hai đứa nó ưa ơng Phán rồi. (STVT) (243) Chắc tiền bạc bà để trong đó chớ gì. (NTC) (244) Làm giàu ai lại không muốn. (BV)
- Biểu thị ý đánh giá về tính hiện thực
Đây là nhóm QNTT có ý nói P có xảy ra trong thực tế.
(245) Ai cũng biết ông Kế hiền Toại là một nhà đại phú, bởi vậy con
trưởng nam của ông đi vay bạc, ai lại khơng cho. (CNG)
khẳng định tính hiện thực của P, rằng P là có thực. Nét nghĩa tình thái này do QNTT ai cũng biết biểu thị.
Khảo sát ngữ liệu, chúng tơi thấy ngồi việc dùng những QNTT TD để biểu thị tính hiện thực của sự tình P, các nhân vật giao tiếp còn dùng nhiều QNTT NB, như: ai mà dè (đâu), chẳng dè, có dè (đâu), hèn chi, khơng dè, nào
dè, phải dè, quả thiệt, thiếu gì, v. v..
(246) Chẳng dè Tý với Lựu là chị em bạn học tại trường Cầu Kho hồi
trước. (VGCT)
(247) Quan Tổng đốc nghe nói thì chưng hửng, khơng dè người ngoại
quốc mà có lịng thương dân trong xứ như vậy. (CTKQ)
Trong (246), QNTT chẳng dè bổ sung ý khẳng định tính hiện thực của P, rằng P là có thực: “Tý với Lựu là chị em bạn học...”. Nghĩa là QNTT chẳng dè có chức năng báo hiệu một nội dung trái với nội dung mà người nói đã nghĩ (tiền giả định): “tưởng Tý với Lựu không phải là chị em bạn học”. Câu (247), QNTT
khơng dè cũng có chức năng biểu thị ý nghĩa giống như QNTT chẳng dè, nhưng
có một điểm khác biệt là thường làm bộ phận vị ngữ cho câu, bổ sung thêm thái độ ngạc nhiên cho chủ ngữ.
- Biểu thị ý đánh giá về tính phi hiện thực
Ngữ liệu khảo sát sử dụng những QNTT thuộc nhóm này như: bất quá,
biết đâu (là, mà), chắc là, chừng nào, có lẽ là, dại gì, dường như, hình như, khơng biết (chừng), không chừng, mới phải, như chơi, ước sao, v. v. Đây là các QNTT có ý nói P chưa xảy ra trong thực tế.
(248) Thưa má, bây giờ má cho phép vợ chồng con sum hiệp, lẽ thì con
phải để vợ con ở bên nầy mà hủ hỉ với má mới phải. (CNG)
Trong (248), QNTT mới phải có vai trị bổ sung ý đánh giá về tính phi hiện thực của P. Người nói nhận thức rằng: theo đúng lẽ thường thì phải P nhưng vì một lý do nào đó mà điều xảy ra trong thực tế lại trái ngược với P. Câu (248) được hiểu là: hiện tại con không để vợ con ở với mẹ là khơng phải, con có lỗi với
mẹ.
- Biểu thị ý đánh giá về tính phản hiện thực
Ngữ liệu khảo sát sử dụng những QNTT thuộc nhóm này như: ai lại, dại
gì, dễ gì, đời nào, nào phải, v. v. Đây là các QNTT có ý bác bỏ sự tình P.
(249) Mà Chị Ba em đời nào chỉ cho em đi một mình. (NĐ)
QNTT đời nào trong (249) có ý bác bỏ sự tình P, rằng hiện thực ngược với P. Câu này được hiểu là: tôi khẳng định rằng chỉ (chị Ba) không cho em đi một