2. 2. 3. 1. Khái quát chung
Khi giao tiếp bằng lời, các thoại nhân phải ứng đối ngay tức thì nên về mặt cú pháp, câu khẩu ngữ thường có một số đặc điểm như sau:
+ Câu có nhiều quan hệ từ, đại từ, v. v. mà đặc biệt là có nhiều TrTTT để tạo thêm ngữ điệu, sắc thái biểu cảm.
+ Cấu tạo câu rất tự nhiên, ít gọt giũa nên thường có nhiều mệnh đề ghép hoặc mệnh đề tỉnh lược.
+ Nội dung câu được trình bày cụ thể theo trình tự thời gian trước sau hay theo tâm lý nhân vật.
Khi khảo sát câu trong tiểu thuyết của HBC, chúng tơi thấy có nhiều vấn đề liên quan đến cú pháp khẩu ngữ Nam Bộ. Chẳng hạn như:
- Dạng câu nhấn mạnh có dùng từ “thì”
(117) Sáng bữa sau, Bá Kỳ với Hiếu Liêm thức dậy, người thì buồn
nghiến, kẻ thì hổ thầm, nên hai người khơng dám ngó mặt nhau, mà cũng khơng nói chuyện vui cười như trước nữa. (TBBT)
- Dạng câu nhấn mạnh có dùng từ “mà”
(118) Má đừng lo, ông nội cho mà. Mà dầu ông nội không cho đi nữa,
con cũng lập thế con ở được. (CPLĐ)
- Dạng câu lặp dùng đại từ thay thế: ảnh, ổng, bả, ...trỏng, bển, trển, v. v.. (119) Ảnh về hồi nửa buổi, đi ghe nên ghé bến ở trỏng. (HV)
- Dạng câu có thành phần phụ chú (chú giải, chú thích)
(120) Nhờ cơ giáo Đào thiệt tình cơ khơng giấu chi hết, mà nghĩ có hại gì
sợ mà phải giấu, bởi vậy cơ Oanh mới hay hồi trước, Đường kết tình với cơ giáo Hưởng có sanh được một đứa con trai. (HPLN)
- Dạng câu có thán từ: hứ, ý, úy, ừ, cha chả, v. v..
(121) Cha chả, nếu thiệt có người trong nhà tơi can hệ đến vụ án mạng
này thì tơi mang tiếng q. (CK)
- Dạng câu có TrTTT: chớ, lận, nè, nghen, thiệt, v. v. (122) Bữa nào mầy đi mầy kêu tao nghé. (VNVT)
- Dạng câu có QNTT: chẳng dè, có dè, giống gì, thây kệ, v. v.
(123) Thây kệ, qua tính qua làm ngang như vậy, ai giỏi thì chống cự với
qua.(VNVT)
- Dạng câu diễn đạt liệt kê
(124) Chí Ðại lên tới Bạc Liêu thì thẳng vơ tịa, đọc hết các việc gian của
bà Phủ Cà Mau cho quan Biện Lý nghe, nào là tráo thuốc giết bà Phủ lớn mà giựt chồng, nào là ép gả con ghẻ cho cháu mà đoạt của, nào giả thương yêu rước con ghẻ về mà làm hại, nào là vu oan cho Trường Khanh với Băng Tâm đặng rảnh tay, nào là đè con ghẻ đổ thuốc độc cho chết đi đặng có đoạt hết gia tài của Khiếu Nhàn. (ALĐ)
(125) Ơng dắt cơ đi ln mấy đêm, bữa thì đi nhà hàng ăn cơm Tây, bữa
thì mướn xe đi hứng gió, bữa thì đi coi hát bóng, bữa thì đi coi hát cải lương.
(TGGT)
(126) Bạch Tuyết cản hết sức không được, nên sáng bữa sau phải để cho
chồng đi, mà Chí Ðại vừa ra khỏi nhà thì cơ cũng đội khăn đi nữa, tính đi kiếm chỗ làm mướn, chớ không để cho chồng cực khổ một mình, may có vợ lon ton Thiệt chạy theo níu lại, nói rằng có bụng có dạ phải dưỡng lấy thai, nên cơ mới chịu trở vơ nhà nằm mà khóc. (ALĐ)
(Mở đầu: Bạch Tuyết không cho chồng đi làm; Diễn biến sự việc: chồng
đi làm, cơ đi theo, có người cản lại; Kết thúc: cơ khóc vì thương chồng)
Tuy nhiên, do đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ khảo cứu một số hình thức tồn tại của câu (xét cả trên bình diện mục đích phát ngơn và cấu trúc ngữ pháp), trong đó TrTTT có tác động làm nên những nét riêng trong cách diễn đạt của các nhân vật giao tiếp trong ngôn ngữ tiểu thuyết của HBC.
2. 2. 3. 2. Đặc điểm cú pháp của câu khẩu ngữ trong tiểu thuyết HBC
Bình diện mục đích phát ngơn12
Xét trên bình diện mục đích phát ngơn, ngữ liệu khảo sát thường dùng câu trần thuật có TrTTT: đa, tới, đó, nè, thiệt, v. v.; câu mệnh lệnh có TrTTT:
chớ, đi, nghe, với, v. v.; câu nghi vấn có TrTTT: chớ, hử, hả, lận, v. v..
(127) Cịn tánh khí thì phải để cho nó thong thả khơng nên ép buộc nó vào
khn mẫu nào hết, làm như vậy nó mới có nhơn phẩm, có chơn tánh riêng của nó chớ. (TPNS)
(128) Tại cơ con biểu như vậy thì con cứ việc làm theo, con cãi đây cô con
rầy đa. (TBBT)
(129) Té ra chị có người anh làm làm tới ơng Ðội lận? (ĐNDT) Dấu hiệu khẩu ngữ của ba câu trên thể hiện rõ ở hai phương diện sau: Xét về từ ngữ khẩu ngữ Nam Bộ, ba câu trên có nhiều từ địa phương Nam Bộ và cách diễn đạt khẩu ngữ.
Từ ngữ địa phương và cách diễn đạt khẩu ngữ
Từ ngữ toàn dân tương đương và cách diễn đạt gọt giũa
Câu (127): tánh, nhơn phẩm, chơn tánh, Câu (127): tính, nhân phẩm, chân tính,
chớ.
Câu (128): biểu, cãi, rầy, đa. Câu (129): té ra, tới, lận.
chứ.
Câu (128): bảo, cự, mắng, đấy. Câu (129): thì ra, đến, ư.
Xét về TrTTT trong câu: câu (127) có TrTTT chớ, câu (128) có TrTTT đa, câu (129) có TrTTT lận, tới.
Cách diễn đạt của ba câu trên mang đặc trưng khẩu ngữ Nam Bộ. Theo đó trong phần này, luận án tập trung vào các TrTTT để miêu tả một số đặc điểm cú pháp khẩu ngữ Nam Bộ có trong tiểu thuyết của HBC.
- Câu trần thuật có dùng TrTTT
Xét những ví dụ sau:
(130) Cháu bày cái chước đó hay lắm đa. (VNVT) (131) Tơi nói về trển mà ở thì tiện hơn hết mà. (CNN)
(132) Em phải hết lịng đa, đừng có xì hơi cho họ biết, nhứt là đừng có nói
cho con Minh Nguyệt hay đa nghé. (ÔC)
Trong các câu này, TrTTT như là những yếu tố dư, yếu tố đệm ở cuối câu nhưng lại có vai trị rất quan trọng trong việc tạo dạng thức cho câu nói, và là phương tiện ngơn ngữ đánh dấu tình thái cho câu nói. Cách nói kiểu câu này tuy có vẻ luộm thuộm nhưng lại biểu thị được tính tự nhiên và sắc thái biểu cảm của ngơn ngữ nói.
Trong số các TrTTT NB được dùng trong cấu trúc này, TrTTT đa có tần số xuất hiện cao nhất. Nó ln đứng ở cuối câu nói, hay cuối vế câu (câu ghép) bổ sung nghĩa tình thái cho tồn câu nói. Trong quan hệ kết hợp, đôi khi TrTTT
đa kết hợp với TrTTT đó, vậy để tạo thành tổ hợp tình thái đó đa, vậy đa, v. v..
Những kiểu quan hệ kết hợp này góp phần làm nổi bật thêm cấu trúc trần thuật trong câu nói của các nhân vật giao tiếp trong tiểu thuyết của HBC. Những cấu trúc trần thuật này hồn tồn khơng thấy xuất hiện trong tác phẩm của các tác giả văn học Bắc Bộ, như: Hồng Ngọc Phách, Ngơ Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, v. v.
Xét những ví dụ sau:
(133) Té ra chị có người anh làm tới ơng Ðội lận? (ĐNDT)
(134) Thế thì em muốn qua trở lại vợ cũ qua hay sao chớ? (CĐMĐ) (135) Bộ thầy đã hứa hẹn với ai rồi hay sao chớ ? (THVV)
Trong các câu này, TrTTT như là những yếu tố đệm ở cuối câu (riêng TrTTT bộ ở đầu câu) tạo dạng thức cho câu nói. Trong ngữ liệu khảo sát, ngồi việc sử dụng các TrTTT mang tính tồn dân, như: a, à, ạ, chắc, chứ, nhé, v. v. các nhân vật giao tiếp còn dùng một số TrTTT NB, như: bộ, chớ, lận, nè (nà), v.
v. để tạo dạng thức hỏi. Trong đó, TrTTT NB bộ và lận là hai TrTTT tiêu biểu.
TrTTT bộ và lận thường đứng ở vị trí đầu câu hay đầu mệnh đề để biểu thị tình thái hỏi.
(136) Bộ thầy giận tơi hay sao mà bãi trường thầy ở miết trển, không chịu
xuống dạy tôi? (ƠTT)
(137) Nó có nói lén thì rầy cho nó sợ mà thơi, sao lại làm cho nó ở tù lận? (CNN)
Nhìn chung, các TrTTT a, à, ạ, chắc, chứ, nhé,…bộ, chớ, lận, nè (nà), v.
v . được dùng trong câu nghi vấn có vai trị tạo dạng thức (chuyển từ câu trần
thuật sang câu nghi vấn) và biểu thị nghĩa tình thái như đã đề cập ở 2. 2. 2.
- Câu cầu khiến có dùng TrTTT
Xét những ví dụ sau:
(138) Mai lên cũng được, sao lại để tới mốt. Mà lên sớm nghe. (TH) (139) Thầy làm ơn tính giùm mau mau nghé. (CNG)
(140) Chỉ ở chỗ nào đâu, dắt tơi lên đó coi mạch thử coi. (CPLĐ) (141) Hai cơ cứ đờn ca cho tôi nghe đi. (MCT)
(142) Cơm dọn rồi vậy mời ba vô ăn đặng cho anh ký ảnh ăn với. (NTÂL) Trong các ví dụ trên, TrTTT ln đứng ở cuối câu, góp phần tạo dạng thức cầu khiến cho câu nói. Trong tiểu thuyết của HBC, trong câu cầu khiến thường dùng các TrTTT NB, như: nghe, nghé, nghén, coi, v. v. Chính những TrTTT này
đã gợi lên tính địa phương, tính dân dã.
(143) Mai mình đi cho sớm nghé. (VNVT)
Đây là lời nói của thằng Quỳ với thằng Hồi hai đứa trẻ lượm banh ở sân đánh vợt (quần vợt).
Bình diện cấu trúc cú pháp
Trong một thời gian dài, do hệ quả của quy trình phân tích thành phần câu truyền thống mang tính “từ bản vị”, được hình thành trên các ngữ liệu Ấn - Âu, TrTTT không được thừa nhận là thành phần câu. Mãi đến khi tiếp cận lý thuyết ngữ pháp chức năng thì TrTTT mới được khẳng định tư cách thành phần câu, và được gọi tên là tình thái ngữ. Tình thái ngữ đảm nhiệm ý nghĩa tình thái cho câu. Chẳng hạn, trong câu: “Em Cúc viết tiểu thuyết nữa à? (HV)” thì TrTTT à đánh dấu tình thái phi hiện thực, cho biết sự khơng chắc chắn của người nói về sự tình được nói đến trong câu. Người nói tỏ vẻ bất ngờ và hồi nghi.
Ở bình diện cấu trúc cú pháp, TrTTT trong câu khẩu ngữ trong tiểu thuyết của HBC cũng khơng có gì khác biệt so với TrTTT trong câu giao tiếp toàn dân. TrTTT vẫn làm thành phần tình thái ngữ, có nhiệm vụ đánh dấu lực ngôn trung của câu.