Quy mô tiền gửi khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 25 - 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của Ngân hàng thương

1.3.1.3 Quy mô tiền gửi khách hàng

Tiền gửi của khách hàng là những khoản ký thác của cá nhân, tổ chức kinh tế vào NH với mục địch được hưởng lợi tức hay được NH cung cấp những dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Tiền gửi của khách hàng bao gồm tiền gửi khơng kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Quy mơ tiền gửi/tổng tài sản càng lớn thì NH càng có nhiều vốn để tài trợ cho các hoạt động tín dụng, góp phần mang lại lợi nhuận cho NH (theo Chu và Lim, 1998). Mặt khác, nếu NH có quy mơ tiền gửi nhỏ, khơng đủ

nguồn vốn cho cấp tín dụng thì các NH phải huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng với chi phí cao, điều này sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của NH (theo Randhawa và Lim, 2005). Điều này cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô tiền gửi của khách hàng và khả năng sinh lợi của NH. Tuy nhiên, nếu quy mô tiền gửi cao NH có thể gia tăng hoạt động tín dụng dẫn đến chất lượng tín dụng giảm khi đó khả năng sinh lợi của NH sẽ giảm. Hơn thế nữa, quy mô tiền gửi khác hàng gia tăng sẽ thu hút thêm nhiều đối thủ cạnh tranh. Khi đó lợi nhuận cho các NH tham gia thị trường sẽ giảm. Do vậy, tác động của quy mô tiền gửi khách hàng đến khả năng sinh lời có thể là tích cực nhưng cũng có thể là tiêu cực.

1.3.1.4. Rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống của NH để tài trợ nhu cầu vay vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động tín dụng được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, cho th tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán. Đây là hoạt động mang lại nguồn thu lớn cho NH từ lãi vay nhưng lại chứa đựng rủi ro rất lớn nếu khơng kiểm sốt tốt chất lượng tín dụng. Theo các nghiên cứu của Athanasoglou, Brissimis và Delis (2005); Fadzlan và Royfaized (2008); Sufian (2009); Ali Raza, Jawaid và Shafqat (2013); Yong Tan và Floros (2012) khi kiểm định với ROAA thì đều cho thấy đó là mối tương quan tiêu cực. Bởi vì khi rủi ro tín dụng cao, các NH sẽ phải thực hiện trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo quy định, điều này làm tăng chi phí, từ đó giảm lợi nhuận và khả năng sinh lợi của các NH. Tuy nhiên cũng trong nghiên cứu của Yong Tan và Floros (2012) nhưng kiểm định với biến NIM thì kết quả lại tương đồng và nghiên cứu của Fadzlan and Kahazanah (2009) cho ra mối tương quan dương giữa rủi ro tín dụng và khả năng sinh lợi của NH.

1.3.1.5. Thanh khoản ngân hàng

Thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh. Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp NH thiếu khả năng chi trả, không kịp chuyển đổi kịp thời các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu

cầu của các hợp đồng thanh toán. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ NH nào là bảo đảm khả năng thanh khoản đầy đủ.

Những nghiên cứu gần đây chứng tỏ rằng hiện tượng thiếu hụt thanh khoản, thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy NH đang ở trong tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng. Hậu quả tiếp theo có thể làm NH mất dần các khoản tiền gửi cũ vì áp lực rút tiền ngày càng gia tăng, không thể thu hút thêm các khoản tiền gửi mới do thái độ dè dặt của công chúng đối với NH; một số NH thì ở trong tình thế cho vay hỗ trợ một cách miễn cưỡng vì phải huy động với lãi suất cao hơn lãi suất cho vay, càng làm suy giảm hơn nữa lợi nhuận cũng như khả năng sinh lợi của NH (Trần Huy Hồng, 2011. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản lao động xã hội, trang 232 – 233). Cụ thể, trong nghiên cứu của Molyneux và Thorton (1992), Fadzlan Sufian và Kamarudin (2012) khi nghiên cứu với ROAA và ROAAE, Yong Tan và Floros (2012) khi kiểm định với ROAA; Ali Raza, Jawaid và Shafqat (2013) đều tìm ra mối tương quan nghịch giữa thanh khoản và khả năng sinh lợi của NH. Trái ngược với những quan điểm trên, Bourke (1989), Graham và Bordelean (2010) đã lập luận rằng lợi nhuận được cải thiện do các NH nắm giữ một số tài sản lưu động, tuy nhiên đến một điểm mà tại đó giữ thêm nhiều tài sản có tính lỏng hơn nữa sẽ làm giảm lợi nhuận của NH bởi vì tài sản lưu động có chi phí cơ hội cao hơn. Điều này phù hợp với các nền kinh tế nhỏ, các nền kinh tế mới nổi khi mà ở các quốc gia này tỷ lệ cho vay trên vốn huy động luôn ở mức cao. Rủi ro thanh khoản ở các NH này tăng lên đồng thời kéo theo sự gia tăng của lợi nhuận cũng như khả năng sinh lợi của NH. Đây cũng là kết luận của Fadzlan Sufian và Kamarudin (2012), Yong Tan và Floros (2012) khi kiểm định với NIM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)