7. Kết cấu của luận văn
4.1 Một số giải pháp nâng cao khả năng sinh lợi của các Ngân hàng thương
4.1.6 Giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát
Tuy các yếu tố về nội bộ NH đều có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của NH, nhưng những nhân tố bên ngồi cũng có những tác động đáng kể. Theo kết quả nghiên cứu trong chương 3, lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam. Lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lợi của ngân hàng, trong khi đó tốc độ tăng trưởng GDP thì có ảnh hưởng tích cực. Do vậy, các nhà hoạch định chính sách cần ưu tiên thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức ổn định đi kèm với các biện pháp tăng trưởng kinh tế, đồng thời cần có sự hài hịa giữa hai mục tiêu này bởi điều này là sự hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của hệ thống NHTM. Kinh tế vĩ mô càng ổn định, lạm phát được dự đốn dễ dàng và chính xác sẽ giúp các NH chủ động trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh của mình. Để đạt được những mục đích như trên, chính phủ và NHNN có thể xem xét một số giải pháp sau đây:
- Chính phủ cần tiết tục tập trung và tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp chuyên mơn hóa cao, đảm bảo cân bằng cung cầu
hàng hóa – dịch vụ, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và tiếp tục khai thác tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế.
- Chính phủ cần có những chính sách cải thiện mơi trường đầu tư, khuyến khích thu đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, nâng cao tính cạnh tranh trong mơi trường kinh doanh theo hướng ngày càng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế, khơng cịn những đối xử đặc biệt đối với các doanh nghiệp nội địa trong cấp phép đầu tư, tiếp cận vốn vay, hoặc bảo lãnh phát hành trái phiếu….
- Song song với việc thu hút đầu tư trong và ngồi nước Chính phủ cũng cần có những biện pháp kiểm sốt chặt chẽ ngân sách nhà nước, tập trung chống thất thu, thực hiện triệt để tiết kiệm, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu và đầu tư cơng tránh tình trạng lãng phí, đầu tư vào các dự án khơng mang tính kinh tế cao.
- NHNN cần cơ cấu lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ của mình nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành vĩ mơ; năng lực xây dựng chính sách cũng như khả năng dự báo những rủi ro co thể phát sinh.
- NHNN cần có những giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất một cách chặt chẽ, chủ động, linh hoạt phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức cho phép. Đồng thời cần giảm bớt các cơng cụ mang tính hành chính, sử dụng các cơng cụ mang tính thị trường trong việc can thiệp vào hoạt động của các NHTM.