Nghiên cứu của Demirguc¸ Kunt và Huizinga (1999)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 34 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.4 Tổng quan các nghiên cứu trước đây

1.4.1.1 Nghiên cứu của Demirguc¸ Kunt và Huizinga (1999)

Nghiên cứu này có dữ liệu bao gồm các ngân hàng trong khối OECD và các nước phát triển với dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 1990 – 1997. Các tác giả sử dụng các biến độc lập là ROA, các biến phụ thuộc bao gồm 4 nhóm biến:

Nhóm 1 là nhóm các biến thể hiển đặc điểm của ngân hàng bao gồm: EQUITY/TA (vốn chủ sở hữu/tổng tài sản), LOAN/TA (tổng cho vay/tổng tài sản), NON – INTEREST EARNING ASSETS/TA (tổng tài sản khơng sinh lời/tổng tài sản;

Nhóm 2 là nhóm các biến thể hiển các yếu tố vĩ mô bao gồm: GNP/đầu người, tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, thuế suất

Nhóm 3 bao gồm các biến về cấu trúc tài chính là tổng tài sản của ngân hàng/GDP, tổng tín dụng khu vực tư nhân/GDP, tỷ lệ vốn hóa thị trường/GDP, tổng giá trị giao dịch chứng khoán nhân với giá trị trung bình của tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng tài sản;

Nhóm biến cuối cùng là các nhân tố pháp lý bao gồm: quyền vổ đông (là chỉ số quyền cổ đông lấy từ LaPorta, Lopez – de – Silanes, Shleifer and Vishny (1998)), quyền chủ nợ (là chỉ số của quyền chủ nợ lấy từ LaPorta, Lopez – de – Silanes, Shleifer and Vishny (1998)), chỉ số tuân thủ hợp đồng (được lấy từ /Businness Environmental Risk Intelligence (BREI)), thông luật (là biến giả, bằng 1 đối với các nước sử dụng thông luật và bằng 0 đối với các nước không sử dụng, lấy từ LaPorta, Lopez – de – Silanes, Shleifer and Vishny (1998)), kiểm soát hoạt động ngân hàng (có giá trị từ 1 đến 4 với giá trị càng tăng chứng tỏ hoạt động kiểm soát chặt chẽ).

Đối với ROA, ROA bị tác động củng chiều với biến trễ vốn chủ sỏ hữu/tổng tài ản EQUITY/TA (-1). Điều này chỉ ra rằng các ngân hàng có vốn mạnh đối mặt với khả năng phá sản thấp hơn đối với chính NH và cho khách hàng, từ đó làm giảm chi phí tài trợ. ROA giảm khi tỷ lệ tổng tài sản không sinh lãi/tổng tài sản cao. Tổng tiền gửi ngắn hạn của khách hàng có tác động khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Tính trung bình thì kiểu tài trợ này có lãi suất thấp nhưng tốn chi phí quản lý. Tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng tài sản khơng có tác động đáng kể, có thể chứng minh rằng các NH đã đẩy hồn tồn các chi phí dịch vụ lên khách hàng.

Các biến vĩ mô tác động không đáng kể ngoại trừ lạm phát có tác động tích cực và đáng kể lên hoạt động ngân hàng. Điều đó chứng tỏ ngân hàng tạo ra lợi nhuận cao hơn trong điều kiện lạm phát. ROA bị tác động cùng chiều bởi thuế suất, trong trường hợp này là tỷ lệ thuế phải trả/lợi nhuận trước thuế của ngân hàng. Điều này cho thấy các NH hoạt động trong môi trường thuế suất cao tạo ra lợi nhuận cao hơn để trả các khoản thuế.

Bằng chứng thực nghiệm của nghiên cứu này cũng cho thấy các NH có khả năng sinh lợi cao hơn trong hệ thống tài chính kém phát triển. Thị trường NH kém

phát triển có xu hướng sử dụng tài nguyên thiếu hiệu quả vả thiếu tính cạnh tranh nên khả năng sinh lợi tương đối cao. Hệ thống NH phát triển hơn thì cạnh tranh khốc liệt hơn, hiệu quả cao hơn và lợi nhuận thấp hơn.

Các tác giả cũng thấy rằng trong hệ thống tài chính kém phát triển, sự phát triển của TTCK sẽ cải thiển khả năng sinh lợi của Nh. Điều này phản ảnh sự tương hổ giữa hệ thống NH và sự phát triển TTCK. Cụ thể, phát triển TTCK và sự cải thiển khả năng có sẵn vốn tài trợ cho các cơng ty có thể làm tăng khả năng vay của họ. Hơn nữa, sự cung cấp thông tin tốt và dễ dàng hơn từ TTCK cho phép các NH đánh giá tốt hơn rủi ro tín dụng. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng lợi nhuận và khả năng sinh lợi cảu NH, tuy nhiên ở các cập độ cao hơn của sự phát triển TTCK các tác giả khơng cịn quan sát được sự tương hỗ này.

Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của các tác giả cung cấp bằng chứng cho thấy sự khác biệt trong mức độ phát triển của hệ thống NH và TTCK tác động đến chi phí tài trợ cho doanh nghiệp. Thực sự, đối với các nước có hệ thống tài chính kém phát triển, phát triển tài chính cao hơn sẽ nâng cao hiệu quả của ngành NH, có khả năng dẫn đến sự tăng trưởng cả ở cấp vi mô và ở cả tầm vĩ mô.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)