Nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.4 Tổng quan các nghiên cứu trước đây

1.4.2.1 Nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008)

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích định lượng gồm phân tích hiệu quả biên và mơ hình hồi quy Tobit với dữ liệu của 32 NHTMCP Việt Namt ừ 2001 – 2005 để đánh giá hiệu quả hoạt động và xem xét các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam

ξ𝑖𝑖𝑡𝑡 = γ0 + �γ𝑗𝑗 𝐷𝐷𝑗𝑗𝑖𝑖𝑡𝑡 + �γ𝑗𝑗 𝑍𝑍𝑗𝑗𝑖𝑖𝑡𝑡 𝑚𝑚 𝑗𝑗=1 𝑛𝑛 𝑗𝑗=1 Trong đó:

ξ𝑖𝑖𝑡𝑡: là hiệu quả kỹ thuật của Nh i tại năm t được ước lượng bằng phương pháp DEA hoặc SFA.

𝐷𝐷𝑗𝑗𝑖𝑖𝑡𝑡: là biến giả (loại hình ngân hàng).

𝑍𝑍𝑗𝑗𝑖𝑖𝑡𝑡: là các biến tổng chi phí/tổng doanh thu, tỷ lệ tiền gửi/cho vay, vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, thị phần tài sản được tính bằng tổng tài sản của từng ngân hàng/tổng tài sản của các ngân hàng, tỷ lệ vốn cho vay/tổng tài sản, nợ quá hạn/tổng dư nợ cho vay, tỷ lệ tư bản hiện vật/tổng tài sản, tỷ lệ vốn (K)/lao động (L), tỷ lệ giữa thu về lãi/tổng thu hoạt động.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tiền gửi/cho vay, tỷ lệ vốn cho vay/tổng tài sản có tác động ngược chiều, biến quy mô, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản và thị

phần tài sản có tác động dương đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn này.

1.4.2.2. Nghiên cứu của Trương Quang Thông (2012)

Tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008), nghiên cứu của Trương Quang Thơng (2012) cũng khơng sử dụng mơ hình Fem, REM cùng dữ liệu bảng và thay vào đó đã sử dụng mơ hình cấu trúc – hành vi – hiệu năng (SCP) để xem xét các yếu tố tác động đến hiệu năng ROA của các NHTMCP trên đại bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1999 – 2009. Mơ hình nghiên cứu được tác giả lựa chọn như sau:

P = f(S,C,X....)

Trong đó:

P: hiệu năng được đo bằng khả năng sinh lợi trên tổng tài sản ROA. S: là các biến cấu trúc

C: là các biến hành vi (chính sách). X: là biến số kiểm soát

Cụ thể hơn, tác giả sử dụng các biến độc lập bao gồm thị phần cho vay, thị phần vốn huy động, thị phần tài sản, tỷ lệ nợ xấu, dự trữ thanh khoản/tổng tài sản, tiền gửi khơng kỳ hạn/tiền gửi có kỳ hạn, cho vay/huy động, cơ cấu thu nhập lãi/tổng thu nhập, cho vay trung dài hạn/tổng cho vay, cho vay bằng ngoại tệ/tổng cho vaytài sản có ngoại tệ/tổng tài sản, tài sản nợ ngoại tệ/tổng nguồn vốn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu thu nhập lãi/tổng thu nhập, tỷ lệ tài sản có ngoại tệ/tổng tài sản tác động ngược chiều đến ROA, cho vay trung dài hạn/tổng cho vay, thị phần tài sản có tác động cùng chiều đến ROA. Các biến cịn lại khơng có ý nghĩa thống kê.

Bảng 1.1 Tổng hợp các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi

của NHTM

STT Tên nhân t Hướng tác động

1 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản không tác động /+/-

2 Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay/tổng tài sản không tác động /+/-

3 Tỷ lệ tài sản không sinh lãi/tổng tài sản -

4 Tổng tiền gửi ngắn hạn +/-

5 Tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng tài sản +/-

6 Tỷ lệ GNP/đầu người không tác động

7 Tốc độ tăng trưởng GDP không tác động/+/-

8 Tỷ lệ lạm phát +/-

9 Tỷ lệ thuế phải trả/lợi nhuận trước thuế +

10 Tổng tài sản của ngân hàng/GDP +/-

11 Tỷ lệ vốn hóa thị trường/GDP không tác động /+/-

12 Tổng tài sản của NH không tác động /+/-

13 Tỷ lệ tiền gửi/tổng tài sản không tác động /+

14 Rủi ro tín dụng +/-

15 Mức độ da dạng hóa hoạt động kinh doanh -

16 Năng suất lao động +

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, chúng ta đã làm rõ khái niệm khả năng sinh lợi của NHTM và xác định các chỉ tiêu định lượng để đo lường khả năng sinh lợi. Các chỉ tiêu thường được sử dụng trong các nghiên cứu học thuật để đo lường khả năng sinh lợi của NHTM là ROAA, ROAE và NIM trong đó ROAA được sử dụng nhiều nhất trong hầu hết các nghiên cứu.

Cũng trong chương 1 luận văn đã lược khảo các kết quả của nhiều nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới cũng như Việt Nam cho thấy có ba nhóm nhân tố bao gồm: các nhân tố nội bộ, các nhân tố về đặc trưng ngành và các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của NHTM. Các nhân tố nội bộ của từng NH bao gồm: quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu, quy mô tiền gửi của khách hàng, rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản, thuế, chi phí hoạt động, mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, năng suất lao động. Các nhân tố đặc trưng ngành gồm: mức độ tập trung ngành, sự phát triển của ngành NH, sự phát triển của TTCK. Các yếu tố vĩ mô được xem xét là: tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho ra các kết quả rất khác nhau và khơng nhất qn. Mỗi nhân tố có thể tác động cùng chiều, ngược chiều hoặc thậm chí là khơng có tác động tùy theo đặc thù nền kinh tế, thậm chí là tùy theo khoảng thời gian nhất định. Vì lẽ đó, việc áp đặt các kết quả của các nghiên cứu trước đây vào trường hợp của nước ta là khơng phù hợp. Do đó, tác giả đã thực hiện xem xét, đánh giá đối với trường hợp các NHTMCP Việt Nam trong một khoảng thời gian xác định với phương pháp định lượng thích hợp trong chương 3 để có thể đưa ra những kết luận, khuyến nghị một cách chính xác nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SINH LỢI VÀ CÁC NHÂN

TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

2.1. Thực trạng khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam phần Việt Nam

2.1.1. Quy mô ngành ngân hàng

So với quy mơ nền kinh tế thì số lượng NHTMCP tại Việt Nam là khá nhiều. Từ con số 35 NHTMCP trong năm 2006 thì đến cuối năm 2008 con số này đã tăng lên là 40 do có sự cấp phép của NHNN thành lập thêm 3 NHTMCP mới là NHTMCP Liên Việt (03/2008), NHTMCP Tiền Phong (05/2008) và NHTMCP Bảo Việt (11/2008). Đồng thời cũng trong năm 2008, 2 NHTM nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa thành cơng và chuyển đổi sang loại hình hoạt động là NHTMCP đó là Vietcombank (06/2008) và Vietinbank (12/2008).

Bảng 2.1 Số lượng NHTMCP giai đoạn 2006 - 2013

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số lượng NHTMCP 35 35 40 40 40 39 39 38

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

Sau khi cơn sốt xin thành lập NH bùng phát vào đầu năm 2007, với hàng chục bộ hồ sơ gửi tới NHNN thì kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng trên tồn cầu và ảnh hưởng tới Việt Nam vào năm 2008 thì NHNN cho biết sẽ tạm dừng cấp giấy phép thành lập NH mới do vậy mà trong hai năm 2009, 2010 số lượng NHTMCP không thay đổi vẫn ở con số là 40.

Sau đó, vào tháng 7/2011 NH Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng tiến hành cổ phần hóa thành cơng. Đồng thời cũng trong năm này vào tháng 12/2011 đã xảy ra một sự kiện sát nhập đầu tiên mở đầu cho lộ trình tái cơ cấu hệ thống NH Việt Nam đó là sự sát nhập của 3 NHTMCP là NHTMCP Sài Gòn,

Năm Chỉ tiêu

NHTMCP Đệ Nhất và NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa đã làm giảm số lượng NHTMCP chỉ còn 39 NH.

Tuy con số NHTMCP Việt Nam cũng là 39 thế nhưng trong năm 2012 hệ thống NHTM Việt Nam cũng xảy ra những sự thay đổi. Đầu tiên là vào tháng 03/2012 NHTM Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam đã thực hiện cổ phần hóa và chuyển đổi thành NHTMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Kế tiếp là vào tháng 08/2012 NHTMCP Phát Triển Nhà Hà Nội đã thực hiện sát nhập vào NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội. Năm 2013, cũng tiếp tục xảy ra một vụ sáp nhập tiếp theo đó là giữa Ngân hàng Đại Á và HDBank. Như vậy, tính đến cuối năm 2013 số lượng NHTMCP Việt Nam là 38 NH. Nhìn chung trong giai đoạn 2006 - 2013 số lượng các NH có xu hướng giảm, hệ thống NH Việt Nam đang trong giai đoạn tái cơ cấu và hứa hẹn trong thời gian tới chất lượng của hệ thống NH sẽ được nâng lên nhằm hướng tới một hệ thống NH vững mạnh và hiệu quả hơn.

2.1.2. Thực trạng khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần

Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013

Bảng 2.2 dưới đây tổng hợp số liệu của ROAA và ROAE trung bình của 40 NHTMCP Việt Nam trong mẫu nghiên cứu giai đoạn từ 2006 – 2013.

Bảng 2.2 ROAA và ROAE trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013

Đơn vị tính: %

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

ROAA trung bình 1.77 2.03 1.43 1.61 1.43 1.29 0.77 0.62

ROAE trung bình 13.92 14.89 9.62 12.65 12.96 12.16 6.83 6.12

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai

đoạn 2006 – 2013)

Qua số liệu thống kê ta có thể thấy khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam biến động khá lớn qua các năm. Giai đoạn 2006 – 2007 là giai đoạn phát triển nhất của hệ thống NH Việt Nam. Trong giai đoạn này cả ROAA và ROAE đều có

Năm Chỉ tiêu

sự tăng trưởng và đạt được giá trị lớn nhất cụ thể là: ROAA trung bình năm 2007 – 2.03%, ROAE trung bình năm 2007 – 14.89%

Sang đến năm 2008, ngành NH Việt Nam bắt đầu rơi vào tình trạng khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu. Trước tình hình các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, chất lượng tín dụng kém đi kèm với chính sách tín dụng thắt chặt đã làm các NH gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Kết quả là tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NH cuối năm 2008 là 3.6%, tăng so với 2% của năm 2007 (theo Báo cáo “Banking Sytem Outlook” của Moody’s tháng 08/2009). Đó là lý do làm cho ROAA trung bình năm 2008 giảm xuống cịn 1.43%, cịn ROAE trung bình cũng đã giảm xuống mức 9.62%

Bước sang năm 2009, tuy ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn chưa chấm dứt, nền kinh tế vĩ mô vẫn chưa ổn định nhưng với sự nỗ lực của NHHN trong chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất đã góp phần làm cho khả năng sinh lợi của các NHTMCP có sự phục hồi nhẹ (ROAA trung bình năm 2009 – 1.61%, ROAE trung bình năm 2009 – 12.65%)

Năm 2010 tiếp tục là một năm đầy khó khăn đối với thị trường tiền tệ - ngân hàng trong nước. Đây là năm mà thị trường BĐS đóng băng, TTCK giảm điểm, bên cạnh đó là những biến động trên thị trường vàng và ngoại tệ đã tạo ra những khó khăn cho hoạt động kinh doanh của NH. Đồng thời, đứng trước áp lực phải tăng vốn điều lệ tối thiểu là 3,000 tỷ đồng trước ngày 31/12/2010 cũng như phải đáp ứng chỉ tiêu an toàn vốn CAR tối thiểu 9% theo quy định của Thơng tư 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực vào tháng 10/2010 đã buộc các NHTMCP Việt Nam phải thực hiện tăng vốn. Tuy nhiên không phải bất kỳ NHTMCP nào cũng đảm bảo được mục tiêu vốn điều lệ tối thiểu là 3,000 tỷ đồng theo quy định của NHNN đặc biệt là các NHTMCP nông thôn mới chuyển đổi sang hình thức NHTMCP đơ thị. Thực tế cho thấy vẫn còn 17 trong số 40 NH chưa đáp ứng được u cầu này đúng thời hạn, vì vậy Chính phủ đã tạm hỗn thời gian thực hiện việc tăng vốn đến 31/12/2011 thay vì là 31/12/2010 như trước đây. Mặt khác, động thái NHNN và Hiệp hội NH đã yêu cầu các NHTM đồng thuận giảm lãi suất theo Nghị quyết 23/NQ – CP ngày

7/5/2010 của Chính phủ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế tiếp cận được với vốn của khu vực NH đã dẫn đến các nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng gia tăng (dư nợ tín dụng trung bình của các NHTMCP tăng trưởng 37.39% so với năm 2009). Chính điều này đã làm cho tổng tài sản có sự tăng trưởng mạnh hơn so với vốn chủ sở hữu (tổng tài sản trung bình tăng trưởng 47.05%, vốn chủ sở hữu trung bình tăng trưởng 39.02%), do đó ROAA có sự sụt giảm chỉ cịn 1.43% trong khi ROAE lại có sự tăng trưởng đạt 12.96%

Năm 2011 tiếp tục là một năm khó khăn của nền kinh tế nói chung và hệ thống NH nói riêng, mức sinh lời của các NHTM đều có xu hướng giảm so với các năm trước. Nguyên nhân của tình trạng này là do hiệu quả sử dụng tài sản của các NHTMCP đã giảm xuống đáng kể từ năm 2008 trở lại đây. Chất lượng các khoản tín dụng đi xuống, cụ thể là việc nợ xấu tăng lên đã dẫn đến chi phí dự phịng rủi ro tín dụng có sự tăng trưởng 98.24% so với năm 2010, thêm vào đó nếu như phân loại nợ theo đúng như chuẩn quốc tế thì các khoản trích lập dự phòng này còn lớn rất nhiều nữa. Điều này đã gây nên tác động tiêu cực đến lợi nhuận hoạt động của hệ thống NH trong thời gian vừa qua, ROAA trung bình của các NHTMCP Việt Nam năm 2011 có sụt giảm chỉ cịn 1.29%, ROAE trung bình ở mức 12.16%

Bên cạnh những điểm sáng như tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo... năm 2012 có thể xem là một năm khá sóng gió đối với ngành NH Việt Nam với hàng loạt các vụ bắt bớ, kiện tụng, tăng trưởng tín dụng thấp trung bình năm 2012 chỉ đạt 18.94%, chi phí dự phịng rủi ro tăng mạnh 36.44% do nợ xấu gia tăng. Bên cạnh đó, từ mức trần 14%, sau 6 lần điều chỉnh giảm liên tiếp trong năm 2012 lãi suất huy động chỉ còn 8% và dài hạn thì theo cơ chế thả nổi. Lãi suất cơ bản giảm 5% so với cuối năm 2011, từ mức trần 14%/năm xuống 9%/năm. Song song đó, lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3 – 8%/năm quay về quanh mốc 12- 15%/năm. Điều này đã làm cho tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28,600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011 (NHNN, 2012. Báo cáo của NHNN năm 2012). Tình hình lợi nhuận ảm đạm trong 2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim lãi khủng của các NH. Hầu hết các NH đều bị sụt giảm lợi

nhuận rất mạnh, ngay cả những ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, cũng không tăng trưởng đáng kể so với năm trước, thậm chí Vietinbank cũng có sự sụt giảm lợi nhuận trong năm 2012 dù vẫn đứng đầu toàn ngành về lợi nhuận. Và kết quả của sự sụt giảm trong lợi nhuận đã khiến cho khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam cũng giảm theo ROAA trung bình chỉ ở mức 0.77% và ROAE trung bình là 6.83%

Biểu đồ 2.1 ROAA và ROAE trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai

đoạn 2006 – 2013)

Năm 2013 được xem là năm khó khăn của ngành NH khi mà cả những NH lớn nhất là Vietcombank và Vietinbank đều có lợi nhuận sụt giảm so với năm 2012 ngoại trừ Sacombank tăng 122%, BIDV tăng 23% so với năm 2012… Nguyên nhân của tình trạng này là do sự thu hẹp của nền kinh tế, sự phá sản của các công ty cũng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)