7. Kết cấu của luận văn
2.3 Đánh giá thực trạng khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ
2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế
Sở dĩ các NHTMCP Việt Nam vấp phải những hạn chế như trên là do một số nguyên nhân sau:
- Thực tế đã cho thấy cơ hội cho cổ phiếu ngành NH là khơng nhiều. Chính tình trạng nợ xấu, sở hữu chéo, tính minh bạch khơng cao… đã làm cho cổ phiếu ngành NH không hấp dẫn được nhà đầu tư. Do đó gây khó khăn cho các NH trong việc tăng vốn nhất là các NHTM nhỏ, một số NH có thể tăng vốn chủ yếu là do từ lợi nhuận giữ lại chứ không từ việc phát hành cổ phần thường.
- Các NHTMCP Việt Nam quá xem trọng mục tiêu chạy theo lợi nhuận đã lấn át yêu cầu bảo đảm an toàn kinh doanh của các NHTM và dẫn tới vi phạm quy định pháp luật về hoạt động NH khá phổ biến. Phương pháp cạnh tranh chủ yếu của các NHTMCP Việt Nam là bằng lãi suất, chưa coi trọng chất lượng dịch vụ.
- Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thị trường như BĐS lắng đọng đã dẫn đến sự ì ạch trong việc giải ngân gói 30,000 tỷ đồng phần nào ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng. Thêm vào đó do nhu cầu sử dụng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh chưa được cải thiện bởi lượng tồn kho của doanh nghiệp rất lớn, nên các doanh nghiệp chủ yếu tập trung bán tháo hàng tồn. Đi kèm với hàng tồn kho cao là nhu cầu tiêu dùng giảm rất mạnh, người dân tăng cường thắt chặt chi tiêu cũng là những nguyên nhân làm cho tăng trưởng tín dụng chưa đạt được mục tiêu đề ra.
- Hoạt động tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam tuy có sự tăng trưởng về lượng, song về chất thì lại chứa đựng rủi ro cao. Thế nhưng công tác phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro chưa được ghi nhận theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Mặt khác, tại các NHTMCP Việt Nam cịn có hiện tượng giấu nhẹm nợ xấu để làm đẹp báo cáo tài chính trước hội đồng quản trị và cổ đông NH. Do vậy, tỷ lệ nợ xấu có sự khác biệt lớn giữa công bố của Việt Nam và các tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín trên thế giới và con số này thực tế còn lớn hơn nhiều.
- Các giải pháp hỗ trợ thị trường BĐS ln có độ trễ và cần phải có thời gian phát huy tác dụng. Mặt khác cơ chế, chính sách xử lý tài sản bảo đảm còn nhiều rất vướng mắc, phức tạp, chồng chéo, chậm khắc phục và hồn thiện gây ra khó khăn cho các NHTM trong việc bán, xử lý tài sản bảo đảm bằng BĐS cũng như việc thu hồi từ các khoản nợ đã mua của VAMC.
- TTCK Việt Nam cịn non trẻ, tính hiệu quả cịn yếu, thiếu cơ chế kiểm sốt các thơng tin, bản cáo bạch, báo cáo tài chính trước khi cơng bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hơn nữa, mức xử phạt cho các vi phạm này cịn thấp, khơng đủ tính răn đe. Điều này đã ảnh hưởng đến cơng tác xét duyệt của các NHTM do nguồn thông tin sai lệch về tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh của các cơng ty đang có nhu cầu vay vốn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, dựa vào phương pháp thống kê mô tả, tác giả đã khái quát thực trạng khả năng sinh lợi cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của NHTMCP Việt Nam từ năm 2006 đến 2013. Qua số liệu cho thấy trong giai đoạn 2006 – 2013 các NHTMCP đều đạt được tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, tổng dư nợ tín dụng, lợi nhuận cũng như khả năng sinh lợi rất cao. Tuy nhiên, kể từ năm 2008 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà cả nền kinh tế cũng như ngành NH Việt Nam đều gặp phải rất nhiều khó khăn như tăng trưởng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu tăng cao.. đã làm cho khả năng sinh lợi của các NH có xu hướng giảm. Với thực trạng trên cho thấy các NHTMCP Việt Nam rất dễ tổn thương bởi những cú sốc từ bên trong lẫn bên ngồi NH, tuy nhiên có những yếu tố mà sự tác động là chưa rõ ràng. Do vậy, phần phân tích định lượng với mơ hình hồi quy trong chương 3 sẽ giúp đưa ra những kết luận chính xác hơn.
CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VÀ KẾT
QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ
NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM