CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.3 Đánh giá khả năng đạt được mục tiêu của các ngân hàng sau khi tái cấu trúc
3.3.2 Mục tiêu cơ cấu lại hoạt động
Để đạt được mục tiêu này, các ngân hàng phải tập trung củng cố các hoạt động kinh doanh chính và loại bỏ các lĩnh vực kinh doanh rủi ro; chuyển dịch mơ hình kinh doanh của ngân hàng theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng nguồn thu nhập từ các hoạt động dịch vụ phi tín dụng; đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng; mở rộng phạm vi quy mô, giảm những chi nhánh và phòng giao dịch yếu kém; cải thiện cân đối, hợp lý kỳ hạn; giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng so với huy động vốn.
Thay đổi chiến lược kinh doanh
Mỗi ngân hàng đều theo đuổi mục tiêu riêng và phù hợp với thế mạnh của mình. Cụ thể các ngân hàng thực hiện như sau:
SCB sau khi hợp nhất đã tiếp tục tăng vốn và thực hiện chiến lược đầu tư an toàn. Giá trị đầu
tư chứng khoán của ngân hàng này năm 2013 tăng 119,8% so với năm 2012. Danh mục đầu tư chứng khoán của SCB chủ yếu là các loại trái phiếu có tính ổn định trong dài hạn, trong đó chủ yếu tập trung vào trái phiếu chính phủ; trái phiếu, kỳ phiếu TCTD; và trái phiếu đặc biệt VAMC (6.452 tỷ). Ngoài ra tài sản tăng thêm của ngân hàng này đến từ các khoản lãi từ phí phải thu. Giá trị khoản mục này đã tăng lên gấp đôi từ 17.027 tỷ (2012) lên 32.577 tỷ (2013).
SHB sau khi sáp nhập đã phát huy thế mạnh và hạn chế những rủi ro đến từ HBB. Cụ thể
năm 2013, ngân hàng này đã gia tăng tài sản chủ yếu ở các khoản mục cho vay khách hàng tăng từ 56.939 tỷ (2012) lên 76.508 tỷ (2013), đồng thời giảm tỷ lệ đầu tư vào bất động sản xuống còn 17 tỷ (2013) so với 85 tỷ (2012). Trong khi đó, tiền gửi của khách hàng tăng nhanh là 90.761 tỷ (2013) so 77.598 tỷ (2012); phát hành giấy tờ có giá là 16.909 tỷ (2013)
tăng so với 4.370 (2012). Kết quả lợi nhuận sau thuế tăng là 849 tỷ (2013) so với 168 tỷ (2012). Do đó, ngân hàng này vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau khi gánh nợ xấu từ HBB.
PV.combank là ngân hàng mới hoàn thành việc hợp nhất vào 1/10/2013, nên số liệu tài chính thay đổi khơng nhiều và cần có thời gian quan sát thêm để đánh giá. Theo báo cáo thường niên 2013, ngân hàng này công bố sẽ tái cấu trúc các khoản đầu tư không đạt lợi nhuận kỳ vọng bao gồm cổ phiếu niêm yết, dự án và cổ phiếu chưa niêm yết, ngân hàng sẽ tăng đầu tư trái phiếu, cơng trái Chính phủ, tín phiếu kho bạc,…nhằm tăng tính thanh khoản các tài sản nắm giữ.
Thành công nhất là TP.bank, sau khi tái cấu trúc chiến lược của ngân hàng này cũng thay đổi. ngân hàng đã đưa ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế. Ngân hàng triển khai các mũi nhọn kinh doanh như kinh doanh vàng, đầu tư vào khu vực phụ trợ, tài trợ vốn phục vụ lĩnh vực công nghệ cao và công nghệ thông tin (Phụ lục 14).
Mở rộng phạm vi quy mơ và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng
Lợi ích của M&A cũng cho thấy, sau khi sáp nhập các ngân hàng sẽ giảm quy mơ, chỉ giữ lại chi nhánh và phịng giao dịch đem lại nhiều hiệu quả. Tuy nhiên ở các ngân hàng Việt Nam, hầu hết sau khi M&A, các ngân hàng lại tiến hành mở rộng phạm vi quy mơ, ít chi nhánh và phịng giao dịch bị đóng cửa. Điều này có thể lý giải là do ngân hàng đã hoàn toàn phục hồi và chú trọng đến đầu tư phát triển kinh doanh. Mặt khác, có thể do các ngân hàng Việt Nam chưa phát huy được hết lợi thế này và cũng có khả năng do thủ tục đăng ký mở chi nhánh và phòng giao dịch bị xiết chặt tại thời điểm đó nên việc giữ lại các chi nhánh, phòng giao dịch cũ là điều cần thiết.
Để giải quyết bài toán này thì một số ngân hàng đã tiến hành di chuyển các đơn vị vào hoạt động ở địa điểm mới. Đây là tín hiệu rất khả quan, đặc biệt SCB được đánh giá tuy chưa đạt nhiều hiệu quả về tài chính8, nhưng năm 2013 cũng đã hồn tất di chuyển 19 đơn vị. Cịn TP.Bank tăng trưởng khá nhanh và mở mới nhiều chi nhánh. Năm 2012, ngân hàng này đã khai trương 3 phịng giao dịch mới, đến năm 2013 có thêm 9 điểm giao dịch. Quý I/2014, ngân hàng này cũng mở rộng thêm 3 chi nhánh, nâng tổng số điểm giao dịch lên con số 29 điểm giao dịch.
Dịch vụ ngân hàng đa dạng giúp cho các ngân hàng tăng tính cạnh tranh và hướng đến phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Chính vì vậy, các ngân hàng sau khi M&A cũng rất chú trọng
đến vấn đề đa dạng hóa dịch vụ. Hầu hết các ngân hàng đã phát triển các sản phẩm dịch vụ trên cơ sở áp dụng phần mềm công nghệ quản lý hiện đại. Trong số đó, TP.Bank hướng tới kinh doanh vàng và NHTMCP Xây Dựng kinh doanh vật liệu xây dựng và bất động sản.