Thanh khoản của SCB sau hợp nhất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng đạt được mục tiêu tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém ở việt nam thông qua giải pháp mua bán sáp nhập giai đoạn 2011 2014 (Trang 42 - 45)

Sự mất thanh khoản của SCB chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn (khoảng 2 ngày) và vẫn nằm trong sự kiểm soát của ngân hàng này và giám sát của NHNN. Để đánh giá về khả năng thanh khoản của ngân hàng cần dựa trên một số chỉ tiêu như khả năng thanh toán 7 ngày, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung hạn. Tuy nhiên vì nguồn số liệu khơng cho phép nên tác giả sử dụng so sánh chỉ tiêu (4) với (5) (xem Bảng 3-2). Kết quả cho thấy, các ngân hàng nhỏ vẫn có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản vì có một số NHTMCP như SCB, TP.Bank, PV.combank có số dư cho vay liên ngân hàng (tài sản) nhỏ hơn số dư vay (nợ). Khả năng thanh khoản của các ngân hàng đã được cải thiện, biểu hiện là các số liệu năm sau tích cực hơn năm trước.

Bảng 3-2: Hoạt động liên ngân hàng năm 2012-2013

ĐVT: tỷ đồng NH 2012 Tiền , vàng gửi và cho vay các TCTD khác (1) % Tổng tài sản (4)=(1)/(3) Tiền gửi và vay các TCTD khác(2) % Nguồn vốn (5)=(2)/(3) Tổng tài sản (3) SCB 1,832 1.23% 18,251 12.23% 149,205 SHB 29,862 25.62% 21,777 18.69% 116,537 NVB 4,956 22.96% 5,008 23.20% 21,584 WEB 1,528 10.09% 752 4.96% 15,151

Tại ngày 6/12/11, chênh lệch giữa lượng tiền gửi và lượng tiền rút tương đối lớn. Số rút ra lớn hơn số gửi mới là 900 tỷ đồng. Đến cuối ngày 7/12/11, số rút ra đã giảm 30% và cuối ngày 8/12/11, chênh lệch lượng tiền gửi và rút chỉ còn khoảng 400 tỷ đồng. Số tiền rút chủ yếu là các khoản nợ khất, hoãn, giãn của 3 ngân hàng. Sang đến ngày tiếp theo vốn gửi mới tăng khoảng 50% so với ngày 7/12/11. Như vậy tình trạng NH xáo trộn chỉ diễn ra trong 2 ngày đầu sau khi có thơng tin hợp nhất và sau đó tình hình cơ bản đã ổn định hơn. Điều này cho thấy quyết tâm xử lý thanh khoản của SCB. Tuy nhiên nếu như khơng có sự hỗ trợ của BIDV thì SCB cịn gặp nhiều khó khăn hơn nữa.

2013 SCB 9,314 5.15% 18,419 10.18% 181,018 SHB 30,262 21.07% 20,685 14.40% 143,625 TP,Bank 5,855 18.25% 11,393 35.51% 32,088 Pvcomban k 11,155 11.08% 19,054 18.93% 100,656 NVB 4,956 17.05% 5,008 17.23% 29,074

Nguồn: tác giả tổng hợp từ BCTC 2012, 2013 của các NH

Tăng gánh nặng xử lý nợ xấu sau sáp nhập,

Nợ xấu cao là khó khăn lớn nhất của các ngân hàng yếu kém trước khi sáp nhập. Bản thân các ngân hàng nhỏ đã khơng đủ năng lực tài chính để giải quyết nợ xấu của mình. Vì vậy, giải pháp M&A được kỳ vọng sẽ giúp các ngân hàng này cơ cấu được nợ xấu. Nhưng vấn đề là sau khi hợp nhất, sáp nhập nợ xấu khơng mất đi mà cịn làm cho nợ xấu này tăng thêm và nhân thêm khó khăn cho ngân hàng nhận sáp nhập. Cụ thể sau khi sáp nhập số nợ xấu của SHB đã tăng lên đáng kể. Trước khi sáp nhập tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này chiếm 2,23% và được đánh giá là lành mạnh về tài chính. Tuy nhiên sau khi sáp nhập, nợ xấu ngân hàng đã tăng lên là 13,23%. Phần lớn số nợ xấu này đến từ hoạt động kinh doanh không hiệu quả của HBB.

Biểu đồ 3-3: Phân loại nợ Ngân hàng SHB trước và sau khi sáp nhập

ĐVT: Tỷ đồng

Nguyên nhân SHB gia tăng nhanh tỷ lệ nợ xấu là do trước khi sáp nhập: (1) HBB khơng trích lập đầy đủ và trung thực dự phịng rủi ro tín dụng. Bởi vì việc trích dự phịng sẽ làm giảm vốn kinh doanh, ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của ngân hàng nên ngân hàng yếu kém có động cơ làm sai lệch số liệu về nợ xấu. Dự phịng rủi ro tín dụng nhiều sẽ làm giảm lợi nhuận và giảm lợi thế cạnh tranh của chính ngân hàng này; (2) HBB thiếu thơng tin và thơng tin khơng chính xác. Do đó, sau khi sáp nhập SHB mới biết số nợ chính xác và con số này thường cao hơn nhiều so với cơng bố thực tế. Vì vậy tỷ lệ nợ xấu của SHB gia tăng đột biến ngay khi sáp nhập.

Vấn đề nợ xấu chưa được xử lý quyết liệt, triệt để sẽ khiến cho nguy cơ rủi ro hệ thống và rủi ro thanh khoản có thể quay trở lại. Tình hình xử lý nợ xấu của các ngân hàng yếu kém được phản ánh qua các chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ qua các năm từ năm 2010 đến 2013 (Phụ lục 12-13).

Trong 2 năm qua, SHB đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để xử lý nợ xấu và và hạn chế nợ quá hạn. Các biện pháp xử lý nợ xấu được ngân hàng sử dụng hiệu quả như tự xử lý nợ xấu, tái cơ cấu nợ để hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận với vốn vay phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí hoạt động bao gồm chi lương, thưởng và cổ tức để tăng khả năng trích lập dự phịng, nâng cao chất lượng tín dụng và tích cực bán nợ xấu cho Cơng ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC). Đến cuối năm 2013, SHB đã thực hiện bán 1.860 tỷ cho VAMC. Do đó, chỉ trong thời gian ngắn SHB đã từng bước thực hiện hóa mục tiêu xử lý nợ xấu của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng đạt được mục tiêu tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém ở việt nam thông qua giải pháp mua bán sáp nhập giai đoạn 2011 2014 (Trang 42 - 45)