Bài học từ sự biến mất thương hiệu HBB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng đạt được mục tiêu tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém ở việt nam thông qua giải pháp mua bán sáp nhập giai đoạn 2011 2014 (Trang 35 - 42)

Sau hơn 20 năm đi vào hoạt động, thương hiện HBB đã hoàn toàn biến mất. Nguyên nhân được giải thích là do sự gia tăng khơng ngừng của nợ xấu chủ yếu đến từ Vinashin và Thủy sản Bình An. ngân hàng đã tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn, vào một số các lĩnh vực như thủy sản, sản xuất giấy và đóng tàu. 65% tổng dư nợ của HBB đến từ 50 khách hàng lớn và các lĩnh vực này. Riêng Vinashin được HBB cho vay 2.745 tỷ và 605 tỷ đồng thông qua việc phát hành trái phiếu của tập đoàn này. Số tiền trên chiếm 83% VĐL của ngân hàng và vượt quá điều kiện cho vay của một TCTD là 15% vốn tự có theo quy định của nhà nước. Hậu quả là ngân hàng này phải bù đắp khoản chi phí huy động cho khoản vay của Vinashin là 500 tỷ đồng/năm trong 2 năm 2010, 2011. Đến cuối quý 2/2011, HBB có ghi nhận 1,9 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, nhưng toàn bộ giá trị trái phiếu của Vinashin chưa được trích lập dự phịng. Ngồi ra, Thủy sản Bình An (Bianfishco) cũng là gánh nặng đối với ngân hàng này. HBB đã góp vốn mua 5 triệu cổ phần của Bianfishco (tương đương 10% VĐL) trị giá 80 tỷ đồng. Sau đó, HBB đã mua có kỳ hạn 25 triệu cổ phiếu của cơng ty này với trị giá 125 tỷ và còn khoản ủy thác đầu tư mua 9 triệu cổ phiếu Bianfishco, trị giá 62 tỷ đồng nâng tổng số tiền đầu tư của ngân hàng vào Bianfishco là 267 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh tiền tệ của HBB trên thị trường 2 cũng gặp khó khăn nhất định, với 270 tỷ đồng gửi tại Cơng ty Tài chính Cao su và hơn 200 tỷ gửi lại GP.Bank, FCB,… Các khoản tiền gửi này đến nay vẫn chưa thể thu hồi. Tại thời điểm sáp nhập, tỷ lệ nợ xấu của HBB là 16,06 %, vốn chủ sở hữu giảm còn 3.741 tỷ đồng. Còn theo Báo cáo đánh giá đặc biệt của NHNN, vốn chủ sở hữu của HBB là 195,3 tỷ đồng. Như vậy chất lượng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu quá cao là điểm đáng lưu ý của NH này.

Hệ số an toàn toàn vốn (CAR) chưa đảm bảo an toàn

Hầu hết các ngân hàng đều có chỉ số an tồn vốn vượt xa mức tối thiểu 9%. Trong đó, phải kể đến hệ số CAR của SCB, TNB, FCB, TP.Bank năm 2010 lần lượt là 10,32%; 50,2%; 43,54%; 18,08%; cịn tỷ lệ CAR bình qn của tồn ngành năm 2010 là 16,69% (FEPT, 2012).

Nếu nhìn về mặt số học thì những ngân hàng này đều thuộc diện an toàn. Thực ra, bằng những thủ thuật kế toán các ngân hàng đã che dấu đi bản chất thật. Điều này là do hai nguyên nhân. Thứ nhất, do việc phân loại nợ, kết quả thanh tra toàn diện các ngân hàng

này cho thấy trên số liệu sổ sách thì hầu hết các ngân hàng đều có lãi nhưng phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro chưa đầy đủ theo quy định, cá biệt có những ngân hàng lỗ nặng và mất cả VĐL (trường hợp HBB). Thứ hai, các ngân hàng đưa nợ xấu vào các khoản mục tài sản khác.

Nợ xấu cao có thể làm NHTM thua lỗ, vốn chủ sở hữu và CAR sẽ giảm. NHTM sẽ phải giải trình với cổ đơng khi CAR giảm xuống dưới mức tối thiểu 9%. Để giúp tình hình tài chính của NHTM khơi phục, NHTM sẽ xin tăng vốn chủ. Điều này làm thay đổi một phần hoặc toàn bộ HĐQT và ban điều hành của ngân hàng. Để tránh nợ xấu, NHTM sẽ thực hiện đảo nợ cho KH bằng cách cấp khoản tín dụng mới cho khách hàng. Cách này tuy giúp cho người vay trả cả gốc và lãi của khoản nợ đến hạn nhưng sẽ làm cho tổng dư nợ tăng lên và che đậy tỷ lệ nợ xấu thực. Như vậy, không những hệ số CAR theo cách tính tại Thơng tư 13 chưa bao hàm hết rủi ro, mà cịn bị vơ hiệu hóa bởi các thủ thuật của NHTM và chưa phản ánh đúng mức độ an toàn của các ngân hàng này.

Sở hữu chéo phức tạp

Mơ hình sở hữu chéo là cơ sở cho sự phát triển của lợi ích nhóm và xung đột quyền lợi giữa các cổ đơng. Bản thân sở hữu chéo khơng xấu nhưng hình thức biểu hiện của sở hữu chéo trong các ngân hàng Việt Nam và đặc biệt là các ngân hàng yếu kém thời gian qua đã gây ra nhiều rủi ro trong q trình hoạt động. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của các ngân hàng yếu kém. Cụ thể là mơ hình sở hữu chéo giữa 3 ngân hàng hợp nhất là SCB, TNB, FCB.

Sơ đồ 3.1: Sở hữu chéo ba ngân hàng hợp nhất

Nguồn: Nguyễn Đức Mậu (2012)

Theo sơ đồ trên, Bà Trương Mỹ Lan là chủ sở hữu của cả 3 ngân hàng này trước khi sáp nhập. Mối quan hệ chồng chéo giữa các doanh nghiệp, ngân hàng và cá nhân là vô cùng phức tạp. Do đó việc hợp nhất 3 ngân hàng này là giải pháp đưa về cùng một chủ.

Bất cân xứng thông tin trong hoạt động ngân hàng

Đến nay nhiều ngân hàng thiếu sự minh bạch trong tình hình tài chính, tập trung vào các ngân hàng yếu kém. BCTC của một số ngân hàng chưa được công bố kịp thời như ngân hàng Đại Tín đến nay vẫn chưa có năm 2012, 2013. Sự bất cân xứng thông tin tồn tại giữa lãnh đạo ngân hàng và các nhà đầu tư, giữa nhà nước và ngân hàng, giữa khách hàng và ngân hàng,… sẽ phát sinh nhiều rủi ro.

Mặt khác, thơng tin khơng chính xác sẽ khiến cho các nhà đầu tư thiếu niềm tin vào thông tin được cung cấp dù trước hay sau kiểm toán. Vấn đề tiết lộ thơng tin và độ chính xác của thơng tin cịn nhiều bất cập. Điều này cũng dẫn đến việc khơng xác định được chính xác

mức độ yếu kém thực sự của các ngân hàng hiện nay. Sự bất cân xứng thơng tin chính là rào cản vơ hình trong q trình thực hiện mục tiêu của Đề án tái cấu trúc.

Nợ xấu được coi là đích cần xử lý trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, nhưng lại chủ yếu do các ngân hàng tự cơng bố. Do đó, làm nảy sinh động cơ che giấu nợ xấu, gây khó khăn cho đối tác sáp nhập và cho nhà đầu tư, cổ đông,…

Năng lực quản trị yếu kém

Các ngân hàng này bên cạnh hoạt động chính là tín dụng cịn tham gia vào các hoạt động kinh doanh rủi ro và kém hiệu quả, gây ảnh hưởng đến khả năng chi trả. Một trong số nguyên nhân của việc đầu tư kém hiệu quả đến từ năng lực quản trị cịn hạn chế. Chính năng lực quản trị yếu kém nên khả năng thẩm định cho vay có nhiều rủi ro, làm gia tăng nợ xấu. Các nhà quản trị chưa áp dụng quy trình quản trị rủi ro theo hướng tiếp cận với chuẩn mực quốc tế nên chưa ngăn chặn được các rủi ro có thể xảy ra. Bản thân các ơng chủ ngân hàng này vì lợi nhuận và áp lực tăng vốn đã đưa ra quyết định đầu tư vào dự án rủi ro và kém hiệu quả.

Tóm lại, các ngân hàng yếu kém cần phải tập trung xử lý các vấn đề như thanh khoản, nợ

xấu, sở hữu chéo, minh bạch hóa các thơng tin và nâng cao được năng lực quản trị thì mới

khơi phục được các ngân hàng này. Các ngân hàng yếu kém đã có nhiều biểu hiện bất thường bên ngồi và trục trặc có tính hệ thống bên trong. Tuy cả 9 ngân hàng này có quy mơ nhỏ nhưng vẫn có hàng nghìn người gửi tiền và khách hàng vay vốn. Chính vì vậy, việc xử lý các ngân hàng yếu cần phải nhanh chóng, kịp thời nhưng cần thận trọng và chặt chẽ để không ảnh hưởng tới người gửi tiền cũng như đảm bảo an toàn cho cả hệ thống. Trước những vấn đề cấp bách đặt ra của cả hệ thống ngân hàng và đặc biệt là các ngân hàng yếu kém địi hỏi Chính phủ phải tái cấu trúc tồn hệ thống ngân hàng trong đó trọng tâm là tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém.

3.2 Cách thức xử lý ngân hàng yếu kém trong giai đoạn 2011 - 2014

Những vấn đề nảy sinh của hệ thống ngân hàng và đặc biệt là các ngân hàng yếu kém giai đoạn 2011 - 2014 và giai đoạn 1996 – 1997 có một số điểm tương đồng với nhau. Nhưng căn nguyên của những trục trặc này phức tạp hơn nhiều. Chính vì vậy khơng thể áp dụng cách thức cũ cho giai đoạn mới.

Đề án cũng chỉ ra cách thức tái cấu trúc từng ngân hàng một cách cụ thể. Dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng tài chính, hoạt động và quản trị, đặc biệt là chất lượng tài sản, công nợ

và vốn tự có và mức độ an tồn của TCTD, NHNN chia các TCTD thành 3 nhóm là TCTD lành mạnh, TCTD thiếu thanh khoản tạm thời và TCTD yếu kém. TCTD yếu kém có quy mơ hoạt động giới hạn so với đối thủ cạnh tranh, vốn chủ sở hữu thấp, tỷ lệ cho vay bất động sản và thế chấp bằng bất động sản là rất cao, nợ xấu nhiều và thanh khoản thấp nên tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng, thanh khoản và thị trường.

Đến thời điểm cuối năm 2013, đã có 8/9 ngân hàng đã thực hiện tái cấu trúc bằng sáp nhập, quá trình thực hiện được chỉ rõ ở Bảng 3-1.

Bảng 3-1: Các phương án sáp nhập NH

Stt Ngày Văn bản Phương án sáp nhập

1 26/12/11 2716/QĐ- NHNN SCB, FCB và TNB hợp nhất thành ngân hàng mới là SCB. 2 07/08/12 1559/QĐ- NHNN HBB sáp nhập vào SHB 3 02/07/12 3977/NHNN -TTGSNH

DOJI Group (tập đoàn chuyên về vàng và trang sức) tiến hành mua 20% cổ phần của TP.Bank và trở thành đối tác chiến lược của

ngân hàng này. 4 06/09/12 652/NHNN

-TTGSNH

Tập đoàn Thiên Thanh (chuyên về Bất động sản và vật liệu xây dựng ) là đối tác chiến lược của NHTMCP Đại Tín khi nắm giữ

9,67% cổ phần của ngân hàng này. Nhóm cổ đơng mới sở hữu 85% cổ phần của Đại Tín. Sau đó ngân hàng này cũng đổi tên thành NHTMCP Xây Dựng.

5 12/09/13 2018/QĐ- NHNN

NHTMCP Phương Tây hợp nhất với Tổng Cơng ty Tài chính Cổ phần Dầu Khí Việt Nam (PVFC) và lấy tên mới là ngân hàng Đại chúng.

6 NHTMCP Nam Việt tự tái cấu trúc. Đến ngày 19/5/2014 đổi tên

thành ngân hàng Quốc Dân.

7 NHTMCP Dầu khí Tồn Cầu dự kiến được Đối tác Singapore

UOB mua lại và trở thành chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Đây là sẽ là trường hợp đầu tiên một TCTD nội địa được bán toàn bộ cho nhà đầu tư ngoại.

Cách thức xử lý các ngân hàng yếu kém giai đoạn này là rất đa dạng. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung xem xét các các thương vụ tái cấu trúc thông qua giải pháp M&A, gồm 5 thương vụ đầu tiên:

Thương vụ một, các ngân hàng SCB, TNB, FCB đã tiến hành hợp nhất. Lý thuyết M&A

cũng khẳng định sau khi M&A sẽ phải phát huy thế mạnh của các đơn vị thành phần, nhưng với cách thức này cả ba ngân hàng đều yếu, nên khơng có thế mạnh nào được phát huy. Rõ ràng các ngân hàng yếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra ngân hàng yếu hơn. Cụ thể, sau khi ba ngân hàng này tiến hành hợp nhất thì pháp nhân mới khơng thể tự giải quyết vấn đề của mình mà phải nhờ đến sự hỗ trợ thanh khoản của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV).

Thương vụ hai, HBB sẽ sáp nhập SHB trong đó SHB là ngân hàng cũng có VĐL khơng

chênh lệch nhiều so với HBB nhưng tình hình SHB trước khi sáp nhập khá lành mạnh. Chỉ tiêu tài chính của SHB thể hiện ở các số liệu ngày 29/2/2012 có ROA là 1,75% cao hơn so bình quân ngành là 1,119%, ROE là 22,6% cao hơn chỉ tiêu toàn ngành là 20,38%, hệ số an toàn vốn CAR là 15,39%. SHB được kỳ vọng sẽ cải thiện tình hình khó khăn của HBB5. Trong Thương vụ ba và bớn, cả hai đều sử dụng hình thức mua bán cổ phần và huy động vốn từ cổ đơng bên ngồi. Đối với ngân hàng Xây Dựng, các cổ đơng của tập đồn Thiên Thanh đã mua lại cổ phần của cổ đông cũ và không làm gia tăng thêm VĐL. Trong khi đó, Doji trở thành cổ đông chiến lược của TP.Bank bằng cách góp vốn thật và làm gia tăng thêm VĐL. Dòng vốn này đã giúp cho ngân hàng yếu kém như TP.Bank khôi phục lại hoạt động kinh doanh. Sau khi tái cấu trúc, hai ngân hàng này sẽ theo đuổi chiến lược kinh doanh mới. TP.Bank đã định hướng phát triển kinh doanh vàng6, còn ngân hàng Xây dựng chủ yếu chuyển hướng cung cấp vốn cho ngành xây dựng, vật liệu xây dựng và bất động sản7. Điều này sẽ góp phần thay đổi diện mạo mới cho hai ngân hàng.

Thương vụ năm, NHTMCP Phương Tây sau khi hợp nhất với PVFC, VĐL của ngân hàng

này đã tăng lên 9.000 tỷ, nằm trong nhóm các ngân hàng có VĐL cao.

Tóm lại, cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém lần này, vừa nằm trong Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD vừa nằm trong tổng thể tái cấu trúc nền kinh tế. Vì chưa có tiền lệ ở Việt Nam, nên

5 Tóm tắt Đề án sáp nhập

6 Doji là công ty chuyên về kinh doanh vàng

việc triển khai thực hiện sẽ dựa trên tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của những lần tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam trước đó, và học hỏi từ bài học thành công của các quốc gia trên thế giới.

3.3 Đánh giá khả năng đạt được mục tiêu của các ngân hàng sau khi tái cấu trúc

Sau hơn 2 năm đi vào triển khai Đề án “tái cấu trúc hệ thống các TCTD giai đoạn 2011- 2015”, đã đến lúc cần phải đánh giá hiệu quả của giải pháp này đối với các ngân hàng yếu kém. Giải pháp M&A đem lại lợi ích to lớn là ngăn chặn kịp thời nguy cơ đổ vỡ cả hệ thống tài chính nói chung và các ngân hàng nói riêng. Biểu hiện là lãi suất liên ngân hàng giảm, chạy đua huy động lãi suất giữa các ngân hàng khơng cịn nữa. Tài sản của khách hàng được bảo đảm an toàn và tiền gửi được tiến hành chi trả bình thường. Tiến trình thực hiện giải pháp này đã góp phần giảm số lượng các NHTMCP, đặc biệt là các ngân hàng yếu kém. Đề án cũng nêu rõ nội dung cơ cấu lại các TCTD yếu kém bao gồm (1) lành mạnh hóa về tài chính, (2) cơ cấu lại hoạt động, (3) cơ cấu lại hệ thống quản trị, điều hành. Tuy nhiên các thang đo dành cho các chỉ tiêu này chưa được rõ ràng, cụ thể hóa. Chính vì vậy sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng khi thực hiện cũng như công tác đánh giá lại tình trạng sức khỏe của các ngân hàng này. Nghiên cứu sẽ sử dụng các quy định hiện hành về bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD để làm cơ sở đối chiếu với việc hoàn thành mục tiêu.

3.3.1 Mục tiêu cơ cấu lại tài chính Thanh khoản đã được cải thiện,

Các ngân hàng sau một thời gian căng thẳng về thanh khoản, hầu hết đã giải tỏa. Nếu như trước khi sáp nhập, tình trạng ba ngân hàng hợp nhất gặp khó khăn về thanh khoản và thể hiện qua nhiều hợp đồng hỗ trợ thanh khoản ký kết đơn phương với BIDV. Ngày 6/12/2011, sau khi ba ngân hàng đồng ý hợp nhất, BIDV vẫn tiếp tục hỗ trợ bằng cách cử người và hỗ trợ cả vốn nhằm thay mặt cho NHNN chi trả các khoản tiền gửi hợp pháp của khách hàng. Tuy nhiên, điều này vẫn khiến cho nhiều người gửi tiền lo lắng, mất lòng tin vào ngân hàng mới nên đã rút tiền.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng đạt được mục tiêu tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém ở việt nam thông qua giải pháp mua bán sáp nhập giai đoạn 2011 2014 (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)