Quy trình sàng lọc và chẩn đoán thalassemia tại Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sàng lọc bệnh thalassemia ở phụ nữ có thai đến khám và điều trị tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 130 - 133)

“Nguồn Fucharoen, 2004” [98]

Năm 2018, A. Chaibunruang, Goonnapa Fucharoen, Supan Fucharoen và cộng sự đã nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh thalassemia ở trẻ sơ sinh: một nghiên cứu tái lại sau 20 năm thực hiện chương trình kiểm sốt và dự phịng bệnh thalassemia ở Đơng Bắc Thái Lan. Mục tiêu chính của chương trình này là nhằm dự phịng để khơng sinh ra những trẻ bị thalassemia thể nặng với 3 loại hình là Hb Bart’s, đồng hợp tử β-thalassemia và bệnh phối hợp β- thalassemia/HbE. Nghiên cứu được tiến hành trên mẫu máu cuống rốn của 350 trẻ sơ sinh, các mẫu máu này được đưa đi làm xét nghiệm điện di huyết sắc tố và phân tích đột biến gen. Kết quả là có 52,6% mẫu máu có mang đột

biến gen thalassemia với nhiểu kiểu gen khác nhau. Kiểu gen gặp nhiều nhất là HbE với tỷ lệ 39,1%. Khơng có trẻ nào được phát hiện mắc bệnh thalassemia thể nặng [99].

Việt Nam là nước giống Thái Lan nằm trong vùng Đông Nam Á, có tỷ lệ cao mắc bệnh thalassemia. Tại các tuyến trung ương, phương tiện để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc và chẩn đốn trước sinh sẵn có. Với việc triển khai quy trình sàng lọc và chẩn đoán trước sinh như trong nghiên cứu này cũng có thể đạt mục đích dự phịng để khơng sinh ra những trẻ bị thalassemia thể nặng.

Hiệp hội thalassemia thế giới khuyến cáo sử dụng ngưỡng MCV<80fL, MCH<27pg trong sàng lọc người mang gen bệnh thalassemia [100]

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn quy trình xét nghiệm sàng lọc thalassemia dựa vào chỉ số thể tích trung bình hồng cầu MCV<80fL [12]; Ngô Diễm Ngọc đã ứng dụng sàng lọc: nếu cặp vợ chồng cùng có MCV<80fL, MCH<27pg, HbA2>3,5%, thì cặp vợ chồng được coi là có nguy cơ mang gen bệnh với bệnh  thalassemia, hoặc -thalassemia kết hợp  thalassemia; nếu MCV<80fL, MCH<27pg, HbA2<3,5%, thì cặp vợ chồng được coi là có nguy cơ mang gen bệnh  thalassemia [74]; nghiên cứu về tầm soát và chẩn đoán trước sinh bệnh  và  thalassemia của N.K.H.Hoan đã kết luận, khi phối hợp cả 2 chỉ số MCV<80fL và MCH<27pg, tỷ lệ phát hiện đột biến chung cho bệnh thalassemia là 88,1% và làm giảm tỷ lệ dương tính giả từ 65% xuống cịn 30,8% [101].

Chìa khóa để kiểm sốt bệnh thalassemia chính là nhận diện ra được những người có nguy cơ cao mang gen bệnh để họ được cung cấp những tư vấn di truyền, được tiếp cận với các xét nghiệm chẩn đoán di truyền bệnh thalassemia. Sàng lọc thường quy bằng xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi và điện di huyết sắc tố sẽ cho phép phát hiện hầu hết những người

mang gen bệnh β-thalassaemia và HbE, và α-thalassaemia thể trung bình và nặng (bệnh HbH và Hb Bart’s). Việc phát hiện ra những người mang phối hợp

đột biến cả gen α-thalassaemia và β-thalassaemia và HbE cịn khó khăn nếu chỉ nhờ các xét nghiệm thường quy này. Chẩn đoán xác định kiểu gen bằng các xét nghiệm di truyền học phân tử thì tốn kém và đòi hỏi nguồn lực về

trang thiết bị cũng như kiến thức di truyền. Ở nhiều quốc gia, sàng lọc được thực hiện khi mang thai. Sàng lọc phát hiện được những cặp vợ chồng có

nguy cơ cao sinh con mang gen bệnh hoặc nguy cơ cao sinh con bị

thalassemia thể nặng cần được chẩn đoán trước sinh bằng các xét nghiệm di truyền học phân tử. [102]

Tại Việt Nam, nếu triển khai được hệ thống sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassaemia một cách thường quy ở phụ nữ có thai sẽ giúp nhận diện ra được những gia đình có nguy cơ cao sinh con mang gen bệnh thalassemia, và quan trọng hơn, chẩn đoán trước sinh sẽ giúp chẩn đoán ra được những thai bị bệnh α-thalassemia thể nặng (bệnh phù thai Hb Bart’s) để ngừng thai sớm; chẩn đoán ra được những thai bị β-thalassaemia thể nặng để tư vấn cho gia đình hoặc ngừng thai sớm hoặc đưa trẻ đi điều trị sớm ngay từ năm đầu đời.

Một khó khăn nữa đểđưa ra quyết định giữ hay bỏ thai là do biểu hiện đa dạng về kiểu hình của bệnh thalassemia. Có những trường hợp người bị bệnh HbH nhưng biểu hiện lâm sàng không phụ thuộc vào truyền máu hoặc kiểu gen là β-thalassemia đồng hợp tử nhưng kiểu hình biểu hiện thể trung gian không phụ thuộc truyền máu. Trong khi đó có những gia đình có nhiều hơn một người cả đời phụ thuộc vào truyền máu và thải sắt, chất lượng cuộc sống thấp, nguy cơ về sức khỏe nhiều, chi phí dành cho y tế q lớn.

Những gia đình có tiền sử bị bệnh thalassemia, đã có con bị bệnh thalassemia thể nặng, xét nghiệm di truyền có khả năng sinh ra những trẻ bị

bệnh thalassemia thể nặng thì có thể tư vấn làm thụ tinh trong ống nghiệm và xét nghiệm di truyền trước chuyển phôi để chọn những phôi không bị bệnh

đặt vào buồng tử cung người mẹ. Tuy nhiên chi phí cho kỹ thuật này cịn rất cao, tỷ lệ có thai cũng như tỷ lệ sinh con khỏe mạnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên cần tư vấn kỹcho gia đình để quyết định.

4.3.2. Đề xuất quy trình sàng lọc và chẩn đốn trước sinh bệnh thalassemia

Qua nghiên cứu này và tham khảo những quy trình sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia tại một số quốc gia phịng chống thalassemia thành cơng, chúng tôi đề xuất một quy trình sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sàng lọc bệnh thalassemia ở phụ nữ có thai đến khám và điều trị tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 130 - 133)