Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin

Một phần của tài liệu Ths. Triết học_Tính tích cực chính trị của công dân với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 27 - 29)

Triết học mác xít đã cho ta một quan niệm mới mẻ, đầy đủ và khoa học về dân chủ:

Theo C.Mác, dân chủ là giá trị chung của nhân loại, sự phát triển của dân chủ đánh dấu những nấc thang tiến bộ của xã hội loài người. Dân chủ tư sản tuy có những điểm tiến bộ song quyết khơng thể là đỉnh cao cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người.

Kế thừa chọn lọc những tư tưởng về dân chủ của những nhà CNXH Pháp thế kỷ XVII - XVIII, C.Mác quan niệm: dân chủ được coi là hình thức nhà nước, nền dân chủ gắn với quốc gia dân tộc nhất định (theo nghĩa hẹp) và dân chủ với nghĩa là một tổ chức thiết chế chính trị, dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, quyền lực cao nhất trong xã hội thuộc về nhân dân, thừa nhận nguyên tắc tự do bình đẳng (theo nghĩa rộng).

Trong những tác phẩm, C.Mác đã trình bày dân chủ trên quan điểm duy vật lịch sử, chẳng hạn trong tác phẩm Phê phán triết học pháp quyền của Hêghel (1843), chỉ ra quan điểm duy tâm của Hêghel coi nhân dân là "vật liệu" là "phương tiện" biểu đạt nội dung ý niệm nhà nước. C.Mác cho rằng, nhân dân là chủ thể đích thực của Nhà nước, bởi vậy - xét về bản chất, Nhà nước khơng có chủ quyền, mà chủ quyền ấy thuộc về nhân dân... rằng "chế độ

dân chủ... là bản chất của bất kỳ chế độ nhà nước nào... Chế độ dân chủ quan hệ với mọi hình thức khác của chế độ nhà nước như lồi quan hệ với giống của mình" [42, tr.350], rằng dân chủ hóa nhà nước là một tính quy luật trong lịch sử, và cái quá trình ấy chỉ kết thúc khi dân chủ đạt đến trạng thái hoàn bị, tức là trở thành sự tự quy định của nhân dân một cách trực tiếp mà khơng cần bất cứ hình thức nhà nước nào, do đó dân chủ theo nghĩa "quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân" cũng sẽ khơng cịn nữa [42, tr.349].

Hay trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta (1875), C.Mác đã vạch ra những quan điểm cơ hội, hữu khuynh của phái Lát xan: Họ coi Nhà nước Phổ lúc bấy giờ là Nhà nước đứng trên xã hội, "Nhà nước tự do", nền dân chủ tư sản là cao nhất, sự bất bình đẳng do "lao động", do máy móc tư liệu lao động gây lên. Ngược lại, C.Mác quan niệm, so với chế độ phong kiến, dân chủ tư sản là một bước tiến quan trọng trong lịch sử, tuy nhiên, đó vẫn là dân chủ xã hội trên sự tước đoạt tự do chính đáng của giai cấp khác nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của giai cấp tư sản. Do đó, dân chủ tư sản khơng phải là mục đích mà lồi người vươn tới. Theo C.Mác từ "dân chủ" nếu chuyển sang tiếng Đức thì có nghĩa là nhân dân nắm chính quyền. Vì vậy, dân chủ chỉ được thực hiện đầy đủ trong điều kiện CNXH, mà thực chất đó là quyền tham gia ngày một rộng rãi và bình đẳng, thiết thực, tính tự giác cao của nhân dân lao động vào các công việc quản lý xã hội của Nhà nước.

Kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác về khái niệm dân chủ, trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng (1917), V.I.Lênin cho rằng: "Chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, chế độ dân chủ là việc thi hành có tổ chức, có hệ thống, sự cưỡng bức đối với người ta. Nhưng mặt khác, chế độ dân chủ có nghĩa là chính thức thừa nhận quyền bình đẳng giữa các cơng dân, thừa nhận cho mọi người được quyền ngang nhau trong việc xác định cơ cấu nhà nước và quản lý [39, tr.123]. Phê phán quan điểm thỏa hiệp, cải lương, xét lại của chủ nghĩa cơ hội trong Quốc tế II (với những đại biểu như Bestanh, Cauxki và

Một phần của tài liệu Ths. Triết học_Tính tích cực chính trị của công dân với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w