Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Ths. Triết học_Tính tích cực chính trị của công dân với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 61 - 70)

Một là: Sự quan tâm của công dân Hưng Yên đối với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở còn thấp.

Qua thực tế một số địa phương cho thấy, nhu cầu sản xuất phát triển kinh tế là cơ sở nâng cao TTCCT của công dân, tuy nhiên, do trình độ văn hóa thấp cùng với điều kiện kinh tế xã hội ở nhiều địa phương cịn khó khăn nên việc tiếp cận thông tin, hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung, nội dung của việc thực hiện QCDC nói riêng ở cơng dân cịn rất hạn chế. Điều này được thể hiện qua kết quả khảo sát 300 phiếu hỏi (đối tượng là cơng dân trên địa bàn tỉnh Hưng n): Ơng (bà), anh (chị) hiểu QCDC ở cơ sở như thế nào? Có 97 người trả lời hiểu rõ (bằng 32,3%), 155 người trả lời hiểu ít (bằng 51,7%), 48 người trả lời chưa hiểu (bằng 16%) (xem phụ lục 2). Kết quả này là sự phản ánh thái độ của người công dân trước việc thực hiện QCDC ở cơ sở.

Mặt khác, do người công dân thiếu hiểu biết hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước dẫn đến tình trạng vi

phạm pháp luật, gây mất ổn định xã hội, tạo "điểm nóng" chính trị. Việc lợi dụng dân chủ vi phạm kỷ cương phép nước có lúc có nơi xảy ra nghiêm trọng. Qua khảo sát 300 phiếu hỏi (đối tượng là công dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên): Theo ông (bà), anh (chị) nguyên nhân nào làm hạn chế việc tham gia thực hiện QCDC ở cơ sở của cơng dân? Có 65 người trả lời do tổ chức thực hiện (bằng 21,7%), 89 người trả lời do cán bộ chưa gương mẫu (bằng 29,7%), 146 người trả lời do trình độ dân trí của người dân (bằng 48,7%) (xem phụ lục 2). Kết quả trên cho thấy, người công dân tự ý thức được nguyên nhân làm hạn chế việc tham gia thực hiện QCDC ở cơ sở phần nhiều là do nhận thức, do sự quan tâm của người dân đối với việc thực hiện QCDC ở cơ sở. Thực tế cũng chứng minh ở nơi nào người cơng dân có trình độ dân trí cao, quan tâm tới việc thực hiện QCDC ở đó người cơng dân tích cực tham gia vào các hoạt động chung của HTCT và việc thực hiện QCDC ở nơi đó đạt kết quả rất tốt; cịn ở nơi nào người dân có trình độ dân trí thấp, ít quan tâm tới việc thực hiện QCDC ở đó việc tham gia của người công dân vào các hoạt động chung của HTCT rất thấp, việc thực hiện QCDC không đạt kết quả cao.

Hai là: Việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở một bộ phận người cơng dân Hưng n cịn kém, thiếu tính tự giác.

Do hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cịn hạn chế nên việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở một bộ phận người cơng dân Hưng n cịn kém, cộng với tư tưởng tự tư, tự lợi của người sản xuất nhỏ, tính tư hữu nhỏ cố hữu cộng với tâm lý tiểu tư sản nên khi bị kích động hay lơi cuốn của những tác nhân xấu, người dân dễ bị manh động, tiêu cực. Phân tích đặc tính hạn chế này cho thấy thực trạng TTCCT của người dân cịn rất thấp kém, thiếu tính tự giác. Qua khảo sát 300 phiếu hỏi (đối tượng là công

dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên): Chủ trương đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các cơng trình phúc lợi cơng cộng (điện, đường, trường trạm, nghĩa trang, các cơng trình văn hóa thể thao...) ở địa phương được ơng (bà), anh (chị) tham gia như thế nào? Có 180 người trả lời tự giác (bằng 60%), 94 người trả lời còn cưỡng ép (bằng 31%), 26 người trả lời không tham gia (bằng 9%) (xem phụ lục 2).

Thực trạng trên đã hạn chế đến việc nâng cao TTCCT của người cơng dân Hưng n hiện nay; nó là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến những vi phạm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trong cán bộ và nhân dân, gây mất an ninh chính trị - xã hội.

Ba là: Tình trạng lợi dụng dân chủ để khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp và kéo dài vẫn cịn ở một bộ phận cơng dân Hưng n.

Trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế Đảng, Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm động viên và phát huy hết các nguồn lực của người dân. Việc ban hành QCDC ở cơ sở đã góp phần phát huy quyền dân chủ, phát huy khả năng lao động, sáng tạo của mỗi công dân trong đời sống xã hội. Những kết quả đạt được từ việc thực hiện QCDC ở cơ sở trong 10 năm qua là rất lớn. Tuy nhiên, cùng với các kết quả đã đạt được cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề chính trị, xã hội bức xúc, đặc biệt là việc một bộ phận người cơng dân cố tình lợi dụng dân chủ để khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp và kéo dài của người cơng dân Hưng n vẫn cịn khá phổ biến. Theo khảo sát thực tế, thống kê của Văn phòng đại diện Báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam thì trên địa bàn Hưng n hiện có trên 30 điểm nóng như: Cửu Cao, Xn Quan, Phụng Cơng (Văn Giang); Chí Tân, Phùng Hưng, Bình Kiều (Khối Châu); Tân Lập, Liêu Xá (Yên Mỹ); Đào Dương (Ân Thi); Ngũ Lão (Kim Động); Đồn Đào (Phù Cừ); Hồng Hanh, Cương Chính, Thiện Phiến (Tiên Lữ); Hồng

Nam, Liên Phương; An Tảo, Hiến Nam (TX Hưng Yên)... Hầu hết, ở các điểm này, một số người dân chỉ ăn và đi kiện. Có những trường hợp ở huyện Ân Thi đã gửi trên 4 nghìn lá đơn kiện nhưng sự việc vẫn chưa được giải quyết. Theo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 30 về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở của Tỉnh ủy Hưng Yên: số xã, phường, thị trấn cịn có các vụ, việc khiếu nại tố cáo vượt cấp lên tỉnh là 40/161, chiếm 24,84%; số xã, phường, thị trấn cịn có các vụ, việc khiếu nại tố cáo vượt cấp lên Trung ương là 25/161 chiếm 15,52%.

Các số liệu trên phần nào đã cho thấy, tình trạng khiếu kiện đơng người, khiếu kiện vượt cấp và kéo dài của một bộ phận người công dân Hưng Yên hiện nay vẫn là một trong những thực trạng yếu kém trong nhận thức của người công dân với việc thực hiện QCDC ở cơ sở.

Nguyên nhân của những mặt hạn chế

Một là: Do ảnh hưởng của tâm lý sản xuất nhỏ

Tâm lý sản xuất nhỏ là sự phản ánh đời sống xã hội trong điều kiện nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp lạc hậu, manh mún, mang tính tự cấp tự túc. Tâm lý sản xuất nhỏ vốn dĩ là sản phẩm của xã hội phong kiến "phương thức sản xuất châu Á" nó có sức ỳ rất lớn. Vì vậy, mặc dù cơ sở kinh tế - xã hội của chế độ cũ đã bị xóa bỏ từ lâu nhưng thói quen, "tâm lý sản xuất nhỏ trực tiếp là rào cản, "níu kéo" bước chuyển mình của đất nước hịa nhập vào thời đại mới" [12, tr.171]. Nó khơng những là một trong những tác nhân quan trọng gây nên nguy cơ tụt hậu về kinh tế, xã hội mà còn trực tiếp cản trở sự phát triển TTCCT của công dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay.

Tâm lý sản xuất nhỏ tác động trực tiếp đến TTCCT của người dân được biểu hiện qua thói quen giải quyết mọi cơng việc từ lớn đến nhỏ, hay mọi quan hệ xã hội (cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể) đều dựa trên cơ sở

tình cảm, ý thức chủ quan cá nhân. Nó biểu hiện qua tâm lý ngại họp hành, học tập, nghe thơng tin về chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước, của địa phương. Nó biểu hiện qua thái độ ngại va chạm, tiếp xúc với các cơ quan hành chính, các điều khoản, nội dung các văn bản pháp luật. Nó biểu hiện ở trình độ nhận thức hiểu biết pháp luật thấp; thái độ hành động khơng ổn định, nơn nóng, thiếu suy nghĩ trước sau, dễ manh động, q khích, quan niệm cho số đơng bao giờ cũng là đúng, là mạnh...

Hai là: Do ảnh hưởng của tập quán tâm lý làng xã

Bên cạnh những mặt tích cực và những giá trị lịch sử nhất định như góp phần củng cố, bảo tồn văn hóa làng xã, truyền thống dân tộc, chống thiên tai địch họa, giữ làng, giữ nước... thì "lệ làng đã để lại cho làng xã và người dân Việt Nam những sức ỳ, vật cản không nhỏ mà cần khắc phục càng sớm càng tốt trong q trình dân chủ hóa xã hội ở nơng thơn nước ta hiện nay" [57, tr.8].

Tập quán tâm lý làng xã được thể hiện qua lệ làng đã ảnh hưởng đến TTCCT của người dân Hưng Yên như:

Tư tưởng cục bộ địa phương, bè cánh trên cơ sở họ hàng thân tộc, là tâm điểm để ứng xử các mối quan hệ xã hội ở nông thôn. Những quy định phản ảnh trong lệ làng đã chế ngự trong tư tưởng, tình cảm thái độ của hầu hết người dân, nó biểu hiện bằng việc họ chỉ quan tâm đến lợi ích của làng mình mà ít quan tâm đến lợi ích của làng khác và của cấp khác. Trong tiềm thức người dân, "tâm lý làng" với các tập tục như ma chay, cưới xin, lễ hội, thành hồng, cả ngơn ngữ riêng, quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân với cộng đồng và ngược lại đều được "thể chế hóa" bằng lệ làng, vì vậy làng là tất cả, là "bầu trời riêng" của người dân. Có thể nói lệ làng là những chế định bắt buộc "bất thành văn" là nghĩa vụ và trách nhiệm mà mọi người dân phải tuân thủ và gìn giữ, những lệ tục, lề thói "đất lề q thói" tính cố kết, bảo thủ, cục bộ địa phương đã tạo ra sự phân biệt giữa "làng" với "nước", với "thiên hạ", chính

xuất phát từ tư tưởng, tâm lý thủ cựu làng xã, với cách nhìn hạn hẹp nên dẫn đến quan niệm "phép vua thua lệ làng", một quan niệm xem thường lợi ích chung của quốc gia.

Cùng với tư tưởng cục bộ, bè phái - lệ làng còn gắn với các hủ tục nặng nề như hội hè, đình đám, cưới xin, ma chay, khao vọng... Những quy định bất thành văn đã "cột chặt" thân phận người dân vào phạm vi làng, coi lệ làng là trên hết và chỉ cần lo hoàn thành trách nhiệm với làng là được, cịn với các cấp khác là khơng quan trọng. Bởi vậy, tâm lý làng xã, lệ làng đã trực tiếp hạn chế lý trí của người dân trong khn khổ chật hẹp, trói buộc họ trong xiềng xích nơ lệ của thói quen, làm cản trở cho sự phát triển ý thức chính trị, TTCCT của người dân. Đúng như C.Mác viết: "Truyền thống của các thế hệ đã chết đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống" [40, tr.145].

Việc quản lý làng xã bằng hương ước trước đây là một trong những cơ sở để hình thành lối sống theo "lệ làng" không quen sống theo pháp luật của người dân. Hương ước có thể gọi như là "bộ luật" thành văn riêng của làng. Ngồi những điểm tích cực, thì hương ước đã tạo ra thói quen, lối sống thiên về lệ làng theo tục lệ, lề thói, ít quen với pháp luật, thói quen chỉ biết phục tùng, thói quen sợ lệ làng, sợ dư luận mà khơng sợ luật, thậm chí cịn coi thường pháp luật của Nhà nước. Là sản phẩm của nền sản xuất nhỏ, của chế độ phong kiến, thói quen, tập tục, tâm lý làng xã, lệ làng đã trở nên "thâm căn cố đế" trong người dân Việt Nam từ bao đời nay. Bởi vậy, mặc dù chế độ cũ đã xóa bỏ từ lâu nhưng những ảnh hưởng của nó cịn rất lớn đến việc nâng cao ý thức chính trị, TTCCT của người dân nước ta nói chung, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng.

Ba là: Do ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp

Ảnh hưởng ấy được biểu hiện qua thái độ thiếu quan tâm, thờ ơ với pháp luật, nếu quan tâm đến pháp luật cũng tìm kẽ hở để luồn lách, đối phó

chống đối với pháp luật, một số người thì xem thường pháp luật, bất chấp kỷ cương pháp luật, vi phạm pháp luật ngày một gia tăng.

Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã triệt tiêu động lực khuyến khích vật chất kinh tế cho người lao động, kìm hãm sự sáng tạo, tính chủ động tích cực, ý thức tự chủ, tự quản trong sản xuất kinh doanh của nhiều đơn vị và cá nhân. Nó đưa lại hậu quả đó là tư tưởng chủ quan, nóng vội, duy ý chí, đơn giản hóa, hình thức chủ nghĩa với mong muốn nhanh chóng đạt được chỉ tiêu "sách vở" mà khơng chú trọng đến phát triển cơ sở kinh tế - kỹ thuật, đời sống thực tế của nhân dân. Bởi chế độ quyền lợi của người nơng dân (xã viên HTX) đã có tập thể, ban quản lý hợp tác xã lo, họ có làm tốt, năng suất đến mấy thì cũng chỉ được hưởng như mọi người, dẫn đến tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào tập thể, từ đó triệt tiêu động cơ sản xuất lao động của người nơng dân vốn dĩ có tư tưởng sản xuất nhỏ, tư hữu. Dẫn đến thái độ thiếu tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, thờ ơ trước pháp luật... có xu hướng phát triển trong nội bộ cơng dân ngày một gia tăng.

Bốn là: Do ảnh hưởng của kinh tế thị trường

Sự phát triển kinh tế thị trường đã có tác động mạnh mẽ đến q trình hình thành và phát triển ý thức chính trị, TTCCT của người cơng dân.

Ngồi những mặt tích cực, cơ chế thị trường đã bộc lộ những mặt trái của nó. Đó là việc một số cá nhân đã vì lợi ích khơng chính đáng, lấy lợi nhuận cao để bất chấp pháp luật, tìm mọi kẽ hở của pháp luật để luồn lách, lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham nhũng, trục lợi, vi phạm pháp luật, gây nhức nhối dư luận, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và các cơ quan nhà nước.

Thực tế những năm qua, mặt trái của cơ chế thị trường đã gây bức xúc cho xã hội:

Nạn tham nhũng, bn lậu, lãng phí của cơng chưa được ngăn chặn; tiêu cực trong bộ máy nhà nước, Đảng và đoàn thể, trong các doanh nghiệp nhà nước, nhất là trên lĩnh vực nhà đất, xây dựng cơ bản, hợp tác đầu tư, thuế xuất nhập khẩu và cả trong hoạt động của nhiều cơ quan thi hành luật... nghiêm trọng kéo dài [17, tr.64].

Đối với người dân, sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường đã làm khơng ít người chạy theo đồng tiền, luồn lách kẽ hở pháp luật, thậm chí bất chấp pháp luật để làm ăn phi pháp như bn lậu, trốn thuế, hàng giả, hối lộ... Thực trạng đó đã trở thành rào cản sự phát triển TTCCT của người công dân hiện nay.

Năm là: Do bộ máy quản lý của nhà nước cồng kềnh, thiếu đồng bộ, chậm đổi mới, kém hiệu quả, chưa thực sự đi vào thực tiễn.

Trong điều kiện phát triển cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, trước địi hỏi nhanh chóng của đời sống xã hội thì HTCT nước ta cịn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, kém hiệu quả. Ngoài các hiện tượng các văn bản chồng chéo, các văn bản khơng có hiệu lực trực tiếp ngay, pháp luật còn nhiều kẽ hở, nhiều khoảng trống mà những nhà làm luật chưa khắc phục được. Vẫn còn nhiều lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội chưa xác định được ranh giới giữa "cho" và "cấm", "khuyến khích" và "kỷ luật", đó là khoảng trống trong pháp luật. Các văn bản thì khá nhiều song lại chưa có một cơ quan nào đứng ra tổng hợp để hướng dẫn vì thế cán bộ cấp xã khơng nắm được và khơng có cơ sở để tun truyền, giải thích cho người dân nắm được. Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước như báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật so với nhu cầu thực tế cịn thiếu và yếu, trình độ chun mơn nghiệp vụ cịn hạn chế và không đồng đều. Nhận thức của một số chủ thể về

công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật

Một phần của tài liệu Ths. Triết học_Tính tích cực chính trị của công dân với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 61 - 70)