tâm lý, thói quen cũ, hình thành thói quen mới, sống và làm việc theo pháp luật trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
Như chúng ta đã biết đa số người dân Việt Nam sống ở vùng nông thôn từ nhỏ cho đến lúc trưởng thành chủ yếu là học tập, lao động nông nghiệp, môi trường sống và những điều kiện xã hội khá hạn hẹp, đặc biệt những năm trước đổi mới. Cho nên sự hình thành ý thức tự giác, ý thức chính trị của họ chủ yếu bằng con đường giáo dục của gia đình, nhà trường. Cịn vai trị giáo dục của xã hội có thể nói hết sức đơn giản, mờ nhạt và phiến diện.
Bên cạnh đó tâm lý sản xuất nhỏ với những thói quen tập quán lạc hậu, tư tưởng cục bộ địa phương chỉ quanh quẩn trong lũy tre làng dẫn đến tư tưởng không nhất quán, tâm lý không ổn định, ngại va chạm, thiếu tự chủ trong việc tham gia vào các hoạt động chung của HTCT.
Ngày nay trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển, cơ chế mới với những bức thiết đặt ra hàng ngày, địi hỏi người cơng dân không thể thụ động trơng chờ, ỷ lại tập thể, “bó khn” trong phạm vi làng xã. Mặt khác, sự ra đời của QCDC ở cơ sở cùng với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng đã giúp người công dân được tiếp cận nhiều hơn các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước nên trình độ, kiến thức về pháp luật, ý thức tự giác, sự tích cực tham gia của cơng dân vào các cơng việc của HTCT được nâng lên rõ rệt và nhanh chóng. Điều đó, nó góp phần loại bỏ thói quen tập quán lỗi thời "phép vua thua lệ làng", thái độ tiêu cực, xem thường pháp luật hoặc tâm lý mặc cảm, sợ sệt, lảng tránh pháp luật của một số công dân ở nơng thơn. Tính tích cực chính trị trực tiếp tác động góp phần cải tạo tâm lý cộng đồng làng xã, xóa bỏ gianh giới thành thị và nơng thơn, giữa các vùng miền địa phương, bởi việc tích cực tham gia vào các công việc chung của HTCT giúp người công dân được nâng cao hiểu biết mọi mặt về kinh tế, chính trị, xã hội, từ đó góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, TTCCT của người cơng dân, góp phần tích cực vào thực hiện tốt QCDC ở cơ sở của HTCT.
Chương 2