Đẩy mạnh và đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí, ý thức tự giác cho công dân

Một phần của tài liệu Ths. Triết học_Tính tích cực chính trị của công dân với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 89 - 95)

biến giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí, ý thức tự giác cho công dân

Nhấn mạnh tầm quan trọng cơng tác giáo dục, tun truyền, giải thích pháp luật, nâng cao dân trí cho cơng dân. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (giữa nhiệm kỳ) của Đảng đã khẳng định: "Tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật đảm bảo cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng" [21, tr.57].

Đây là biện pháp trực tiếp trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản cho người dân, qua đó hình thành nên tình cảm, thái độ tích cực của họ với HTCT, đồng thời tạo dựng thói quen tuân thủ pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trở nên hết sức quan trọng và bức thiết đối với việc nâng cao ý thức cho người nông dân hiện nay. Bởi lẽ, giáo dục pháp luật chính là sự tác động chủ động của chủ thể giáo dục lên khách thể (đối tượng giáo dục). "Bản chất của giáo dục pháp luật đó là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành" [24, tr.20].

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân, nâng cao dân trí là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nói chung của tỉnh Hưng

Yên nói riêng. Bởi lẽ, nó có tác dụng cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Nó làm cơ sở cho việc thực hiện, phát huy dân chủ cơ sở, mở rộng quyền tự do cho mọi người. "Điều quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nâng cao dân trí, hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân, thường xuyên giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân" [73, tr.91-92].

Nâng cao mặt bằng dân trí về pháp luật là nhân tố quan trọng để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình, đồng thời có điều kiện tham gia, đóng góp ý kiến chủ trương, chính sách, bổ sung những chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giúp họ hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quá trình quản lý làng xã và đất nước.

Qua khảo sát 300 phiếu hỏi: Để nâng cao TTCCT cho công dân ở xã, thị trấn cần làm gì? Có 72 người trả lời mở rộng dân chủ trực tiếp (bằng 22%), 60 người trả lời cụ thể hóa QCDC (bằng 20%), 133 người trả lời nâng cao dân trí, trình độ cho dân (bằng 44,3%), 71 người trả lời tuyên truyền pháp luật (bằng 23,7%), 78 người trả lời xét xử nghiêm minh đối với kẻ tham nhũng (bằng 26%) (xem phụ lục 2).

Để đẩy mạnh và đa dạng hóa các loại hình tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí cho cơng dân ở Hưng n hiện nay cần tập trung tiến hành một số biện pháp sau:

Một là: Nội dung tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính

sách pháp luật của Nhà nước cho người dân cần phải đầy đủ, cụ thể có liên quan trực tiếp, sát thực với họ.

Hai là: Về hình thức và biện pháp tuyên truyền, phổ biến chủ trương,

đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho người dân phải đa dạng, sinh động và phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Ba là: Tăng cường việc hướng dẫn, phổ biến, giải thích, giải đáp chủ

trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa bàn nông thôn như đài, vơ tuyến, các loại báo, tạp chí, tờ rơi, panơ, áp phích... sẽ có tác dụng rất lớn trong việc phổ biến, giải thích, cổ vũ, động viên tập hợp lực lượng quần chúng và định hướng dư luận xã hội. Với phương châm kiên trì, tỷ mỷ, thiết thực hiệu quả,

"mưa dầm thấm lâu" sẽ có tác dụng lớn làm chuyển đổi thái độ, tình cảm, tâm

lý, ý thức của người dân đối với HTCT. Bởi lẽ, thông qua việc tiếp nhận, xử lý thông tin, cùng với sự định hướng, người dân hình thành từng bước nhận thức chính trị, qua đó họ có được những tri thức cần thiết để có thể áp dụng vào đời sống với các mối quan hệ xã hội, làm phương tiện để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

Tuy nhiên, một thực tế đặt ra hiện nay đó là thơng tin về tới người dân vừa thiếu vừa yếu, đặc biệt là với địa bàn nông thôn Hưng Yên. Do vậy, đây cũng là một nguyên nhân khiến bà con nhân dân hầu như khơng hiểu biết gì và có thái độ thờ ơ, khơng quan tâm đến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Vì thế, để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới, cùng với việc mở rộng tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nhà nước và địa phương cần có những chế độ chính sách mới như trợ giá, miễn phí cho đối tượng chính sách, gia đình khó khăn, người nghèo để nhân dân có điều kiện tiếp xúc thơng tin cần thiết về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Bốn là: Tỉnh cần phải đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa các hoạt động

tuyên truyền, giáo dục nhất là cấp cơ sở và địa bàn nông thôn, tăng cường hoạt động của các đồn thể chính trị xã hội, các tổ chức hội quần chúng, tổ hòa giải... Tiếp tục đẩy mạnh các hình thức, mơ hình tự quản như mơ hình "làng văn hóa", "khu dân cư văn hóa", "khu dân cư tự quản", "làng xã an toàn" “dân vận khéo”... Phát huy hiệu quả từ các cuộc vận động như tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, "ơng bà mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền", phong trào thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước, cuộc vận động chị em phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, nuôi dạy con ngoan khoẻ, câu lạc bộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi... nhằm nâng cao ý thức tự chủ, tự giác, tự quản của các tầng lớp nhân dân.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở làm rõ TTCCT của cơng dân và vai trị của nó trong q trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay, tôi rút ra kết luận như sau:

1. TTCCT được đề cập trong lịch sử tư tưởng chính trị được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Song dù tiếp cận ở góc độ nào thì những tinh hoa tư tưởng chính trị của nhân loại đều có giá trị làm rõ lý luận về TTCCT. Chủ nghĩa Mác - Lênin, với những quan điểm, nguyên lý khoa học đã giúp chúng ta nhận thức đầy đủ về TTCCT của công dân. Với phương pháp luận duy vật biện chứng, tác giả luận văn đã phân tích cơ sở hình thành và các u cầu cơ bản về TTCCT của cơng dân từ đó làm rõ hơn khái niệm xun suốt nội dung của luận văn này.

2. Trong sự nghiệp cách mạng XHCN, Đảng ta rất coi trọng vấn đề thực thi quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, coi đây là nhiệm vụ chiến lược của toàn HTCT, trực tiếp làm chuyển biến mạnh mẽ cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để nâng cao chất lượng hoạt động của HTCT phải

phát huy quyền làm chủ của mọi công dân. Để thực hiện tốt QCDC ở cơ sở phải tôn trọng và nâng cao TTCCT cho cơng dân. Do đó, phải có những giải pháp tích cực, hữu hiệu để nâng cao TTCCT cho mọi công dân, làm cơ sở cho việc phát triển đời sống chính trị, văn hóa xã hội, tinh thần của nhân dân.

3. Do những điều kiện lịch sử để lại, mặt bằng dân trí, văn hóa thấp, tâm lý, phong tục tập quán sản xuất nhỏ, nền nông nghiệp lạc hậu; mặt khác, do những thách thức của xu thế mở cửa, hội nhập của kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi việc mở rộng và phát huy dân chủ, đặc biệt là khơi dậy quyền làm chủ của người dân bằng sự quan tâm, tham gia tích cực vào các hoạt động chung của HTCT vào công việc quản lý xã hội ngày một nhiều hơn.

4. Do u cầu cơng cuộc đổi mới, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa địi hỏi phải đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho quần chúng nhân dân với việc xã hội hóa các loại hình tự quản nhằm nâng cao ý thức tự chủ, tự giác của nhân dân, nhất là ở khu vực nông thôn như Hưng Yên.

5. Cần tổng kết thật khách quan, khoa học về thực tiễn việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong những năm triển khai thực hiện vừa qua, phát hiện kịp thời những chỗ bất hợp lý, những khiếm khuyết trong quá trình triển khai thực hiện để bổ sung, sữa chữa và áp dụng những biện pháp thiết thực hơn để việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thực sự đem lại hiệu quả và chất lượng.

Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là một chủ chương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đó là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, vừa là nhiệm vụ lâu dài, có ý nghĩa chiến lược, nhằm tạo động lực cho cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng và cấp bách

hơn cả trong giai đoạn hiện nay là làm thế nào để nâng cao TTCCT của công dân với việc thực hiện Quy chế dân chủ. Vì vậy, địi hỏi phải tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện Quy chế này một cách thực sự nghiêm túc và khoa học, biến nó thành một nề nếp sinh hoạt thường xuyên, thành thói quen trong cách làm việc của tất cả các cấp ủy Đảng, chính quyền và mọi cơng dân ở các địa phư- ơng, cơ sở.

Một phần của tài liệu Ths. Triết học_Tính tích cực chính trị của công dân với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 89 - 95)