Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, nâng cao đời sống cho

Một phần của tài liệu Ths. Triết học_Tính tích cực chính trị của công dân với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 71 - 74)

nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Xuất phát từ quan điểm duy vật lịch sử để giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, rằng ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định; đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất. Do đó, vận dụng nguyên lý ấy vào thực tiễn, muốn nâng cao TTCCT của công dân, phát huy dân chủ ở cơ sở trước hết chúng ta phải đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và vững chắc.

Nội dung cơ bản của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn như Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) của Đảng đã chỉ rõ:

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn cơng nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học - cơng nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật vào công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nơng sản hàng hóa trên thị trường [27, tr.93].

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thơn là q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng

kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nơng thơn [27, tr.93-94].

Sở dĩ cần phải đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, nâng cao mức sống cho nhân dân, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các vùng kinh tế ở các địa phương theo hướng sản xuất cơng nghiệp, theo hướng chun mơn hóa, tập trung nhân lực chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ nền sản xuất nhỏ, phân tán, chậm phát triển sang sản xuất hàng hóa lớn, có giá trị kinh tế cao theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) bởi Hưng Yên trong những năm gần đây đang chuyển mình mạnh mẽ từ một tỉnh nơng nghiệp kém phát triển lên một tỉnh khá có nền cơng nghiệp phát triển. Tuy nhiên, về cơ bản Hưng Yên vẫn là một tỉnh thuần nông, người dân sống đa số ở khu vực nông thôn và phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Do vậy, việc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, nâng cao mức sống cho nhân dân, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các vùng kinh tế ở các địa phương theo hướng sản xuất cơng nghiệp sẽ có tác dụng to lớn đến việc nâng cao TTCCT cho công dân và phát huy dân chủ ở Hưng Yên hiện nay, điều đó thể hiện: nó trực tiếp làm chuyển đổi mạnh mẽ nhận thức của người nông trong cộng đồng làng xã và cán bộ cơ sở (xã) về pháp luật và dân chủ.

Bởi lẽ, đối với người dân ở Hưng Yên từ bao đời này đều có nhu cầu bức thiết đó đời sống vật chất trước hết là lương thực, thực phẩm no đủ, ổn định, do vậy vấn đề nâng cao đời sống dân sinh kinh tế cho người dân luôn là một vấn đề quan tâm hàng đầu của các cấp ủy đảng, chính quyền trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Cũng chính từ thực trạng khó khăn do thiếu hiểu biết về khoa học - kỹ thuật, về phát triển kinh tế của người dân cộng với sự lúng túng của cán bộ cơ sở trong việc tháo gỡ vướng mắc cần được giải quyết nhằm thực hiện cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương địi hỏi phải có những giải pháp tích cực mới khắc phục được tình trạng ấy.

Bước vào thời kỳ kinh tế thị trường, cùng với sự thiếu thông tin, cơ sở vật chất thiếu thốn, người dân rất muốn phát triển kinh tế nhưng rất bế tắc về cách giải quyết. Vì vậy, ở địa phương nào mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, mở rộng học tập, giao lưu, tạo lưu thông phân phối, tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp, nơi đó sẽ làm nhanh chóng thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân và cả cán bộ, đảng viên. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng năng suất vật ni cây trồng, cho giá trị kinh tế cao thực sự làm cho ý Đảng hợp với lịng dân. Đây cũng chính là cơ sở địi hỏi người cơng dân Hưng n phải tích cực tham gia vào các hoạt động của chính quyền địa phương, nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật để từ đó nắm bắt được những chính sách và quy định của Nhà nước về phát triển kinh tế.

Như vậy, biện pháp tích cực làm chuyển đổi nhanh chóng TTCCT của cơng dân đó là biện pháp kinh tế, nói cụ thể hơn đó là đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thực hiện tốt chủ trương này sẽ trực tiếp làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của đội ngũ cán bộ cơ sở, từ bỏ quan niệm cũ, lối tư duy kinh nghiệm, tư tưởng phong kiến gia trưởng sang quan niệm mới, cách làm việc khoa học, tiếp cận xử lý công việc một cách linh hoạt, bài bản, hiệu quả hơn. Đồng thời, phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn sẽ làm cơ sở cho người dân được tiếp xúc với cơ chế mới, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, biết và xử lý những cơng việc có liên

quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân, khắc phục tư tưởng "trơng chờ", "ỷ lại", thụ động và tình trạng thiếu hiểu biết pháp luật, làm sai pháp luật, thay vào đó là thái độ cởi mở, có chủ kiến, tinh thần tự chủ, hợp tác trong giao tiếp xã hội, quan hệ sản xuất của người dân ở Hưng Yên hiện nay.

Từ bài học về giải quyết các điểm nóng chính trị ở cơ sở trong những năm trước đây và khảo sát thực tế ở một số địa phương cho ta nhận định chung là:

Muốn làm thay đổi TTCCT của công dân phải xuất phát từ chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trực tiếp là phải đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu cũ sang sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây là cơ sở để cơng dân có điều kiện cập nhật, nắm bắt, giải quyết các vấn đề về quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo pháp luật.

Phải vận dụng sát thực tế điều kiện hoàn cảnh thực tế của từng địa phương, tùy từng đối tượng công dân ở địa phương khác nhau để tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội. Bởi lẽ, ở địa bàn nơng thơn có các mối quan hệ hết sức phức tạp như họ hàng, làng xã, hương ước, tập tục, tín ngưỡng tơn giáo... hết sức "nhạy cảm"... địi hỏi phải kiên trì, sáng tạo mới có thể thực sự tạo chuyển mạnh mẽ TTCCT và phát huy được quyền làm chủ của cơng dân.

Mặt khác, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn là một chủ trương lớn của Đảng, để đưa vào hiện thực cuộc sống nhân dân đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ cơ sở tích cực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước nhân dân mới có thể thực hiện được chủ trương đúng đắn đó.

Một phần của tài liệu Ths. Triết học_Tính tích cực chính trị của công dân với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w