Tiếp tục thực hiện hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở làm mục tiêu và động lực thúc đẩy xã hội phát triển

Một phần của tài liệu Ths. Triết học_Tính tích cực chính trị của công dân với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 74 - 79)

Vì rằng, "Dân chủ cao hay thấp, đầy đủ hay không đầy đủ chỉ thể hiện ở những quyền được ghi trong Hiến pháp, pháp luật. Vấn đề còn là phải tạo ra những điều kiện để người dân được hưởng, thực hiện được những quyền đó. Khơng có những điều kiện đó, dân chủ chỉ là hình thức" [62, tr.25].

Do vậy, để nâng cao TTCCT cho công dân, nhằm phát huy dân chủ ở cơ sở vừa là một mục tiêu, là động lực lớn của Đảng trong thời kỳ đổi mới. QCDC ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) ra đời đáp ứng nhu cầu bức thiết của nhân dân, đây là một thiết chế đảm bảo cho việc thực hiện quyền làm chủ của nơng dân ở nơng thơn nước ta.

Khẳng định vai trị hết sức to lớn của nhân dân lao động trong cơng cuộc đổi mới, đẩy mạnh cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta nêu rõ:

Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Cũng do nhân dân hưởng ứng đường lối đổi mới, dũng cảm phấn đấu vượt qua biết bao khó khăn, thử thách mà công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu hôm nay [24, tr.73].

Vì vậy, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã ban hành Chỉ thị số 30/CT-TW về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (18-2-1998). Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã (kèm theo Nghị định 29/1998/NĐ- CP ngày 11-5-1998 của Chính phủ). Hơn 10 năm qua, Quy chế đi vào cuộc sống đã tạo ra bầu khơng khí dân chủ, cởi mở hơn trong xã hội, thực hiện tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân, củng cố thêm lòng tin của nhân dân vào chế độ. Trong đó thực hiện Quy chế dân chủ ở xã đã thực sự làm ổn định tình hình chính trị - xã hội ở nơng thơn, "tạo nên động lực thúc đẩy việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng ở địa phương và các ngành. Rõ nét nhất là sự chuyển biến trên lĩnh vực kinh tế, xây dựng cơ sở hạ

tầng ở xã, phường, thị trấn, xây dựng nếp sống văn hóa ở nơng thơn" [15, tr.10]. Đồng thời,

Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở xã có địa bàn và có ý nghĩa sâu rộng nhất. Liên quan trực tiếp nhất đến lực lượng sản xuất và lực lượng chính trị to lớn, đơng đảo nhất ở nước ta hiện nay là giai cấp nông dân, gắn với bước đầu đẩy mạnh nhiệm vụ trọng tâm là cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn [7, tr.22]. Có thể nói ý nghĩa và tác dụng của Quy chế dân chủ cơ sở rất to lớn, nó thực sự là một trong những văn bản pháp luật hoàn chỉnh quy định những quyền và nghĩa vụ của người dân, những việc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" ở nông thôn. Tuy nhiên, về mặt hạn chế yếu kém cần phải đặt ra để khắc phục như Thơng báo kết luận của Ban Bí thư về kết quả 10 năm thực hiện chỉ thị số 30 CT/TW của Bộ Chính trị và tiếp tục chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở (ngày 29-9-2004) đã nêu rõ:

Việc thực hiện cịn mang nặng tính hình thức. Tình trạng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân vẫn cịn nhiều, có khi nghiêm trọng, những biểu hiện quan liêu, tham nhũng, tiêu cực không được phát hiện và đấu tranh ngăn chặn, khắc phục kịp thời, làm giảm lịng tin gây bất bình trong nhân dân, dẫn đến khiếu kiện kéo dài vượt cấp [63, tr.2].

Đây cũng là những hạn chế của tỉnh Hưng Yên trong hơn 10 năm thực hiện QCDC ở cơ sở. Vì vậy, để tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo Chỉ thị số 10-CT/TW (ngày 28-3-2002) của Ban Bí thư (khóa IX), đưa Quy chế đi vào cuộc sống mang tính bền vững, tơi xin đề xuất một số giải pháp lớn như sau:

Một là: Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của

Đảng thể hiện rõ vai trị, trách nhiệm, uy tín của Đảng trước quần chúng nhân dân, làm cho Quy chế thực sự là cầu nối thể hiện mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Hai là: Củng cố tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy

chế dân chủ ở cơ sở gồm lãnh đạo Đảng, chính quyền đồn thể và thanh tra nhân dân, trong đó lãnh đạo Đảng làm trưởng ban chỉ đạo. Một mặt, phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện quy chế theo hướng thiết thực hiệu quả. Mặt khác, cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn, như việc có thể thể chế hóa một số nội dung quy định của Quy chế dân chủ làm cơ sở pháp lý xử lý các hành vi vi phạm các quy định.

Ba là: Tăng cường vai trị, trách nhiệm của các cấp chính quyền nhất là

chính quyền cơ sở trong việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định của quy chế. Cụ thể hóa các khâu, các việc gắn với chức danh, nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Bốn là: Phát huy vai trị của các tổ chức đồn thể, tổ chức chính trị - xã

hội trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đồng thời, phải thường xuyên củng cố nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở làm cơ sở vững chắc phát huy dân chủ cơ sở. Muốn vậy, phải tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ cơ sở làm nòng cốt trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho người dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Năm là: Tiếp tục đổi mới theo hướng đơn giản và cụ thể hóa các bước,

các khâu, cách thức, quá trình thực hiện nội dung Quy chế dân chủ ở xã, thơn, bản, xóm, như việc xây dựng quy ước, hương ước làng xã, quy trình bầu trưởng thơn, quy trình huy động và quản lý vốn do nhân dân đóng góp, cơng khai các chương trình dự án ở xã, thơn, quy trình lấy ý kiến tín nhiệm cán bộ chủ chốt, quy chế phối hợp giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể...

Sáu là: Đầu tư thỏa đáng cơ sở kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc thực

hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; như điện, đường, trường, trạm, nước, thông tin, những nhu cầu thiết yếu phát triển dân sinh kinh tế ở cộng đồng dân cư ở mỗi địa phương. Địi hỏi các cấp chính quyền quan tâm chú trọng đúng mức, có như vậy mới tạo điều kiện cho người dân nhất là người dân ở khu vực nông thôn được tiếp cận thông tin và làm cơ sở để biết, để bàn, làm và kiểm tra các cơng việc của chính quyền cơ sở trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đúng như Hồ Chủ tịch nói: dưới chế độ quân chủ phong kiến, nhân dân ta khơng có dân chủ, cịn dưới chế độ thực dân thì dân chủ chẳng có là bao. Vì vậy, chúng ta phải xây dựng một chế độ dân chủ mới thực sự do dân, của dân và vì dân. Nên ngay từ phiên họp đầu tiên của Chính phủ (lâm thời) Việt Nam dân chủ cộng hòa (3-9-1945) Hồ Chủ tịch đã chỉ đạo thành lập một ban soạn thảo Hiến pháp. Cho đến nay, nền dân chủ XHCN ở nước ta trải qua hơn 60 năm, do những biến cố thăng trầm của lịch sử, do chiến tranh kéo dài, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, nhân dân ta đã và đang phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của mình trong cơng cuộc xây dựng XHCN. Thắng lợi của 20 năm công cuộc đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó phải nói đến sự hình thành, xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là một thành cơng lớn của Đảng và nhân dân ta góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên lên một tầm cao mới, mang tính bền vững sẽ là một nhân tố quan trọng đảm bảo sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương, góp phần nâng cao TTCCT của cơng dân với việc thực hiện QCDC ở cơ sở trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Ths. Triết học_Tính tích cực chính trị của công dân với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 74 - 79)