THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
Để phát huy dân chủ ở cơ sở phải xuất phát từ nhu cầu bức thiết nâng cao đời sống pháp luật, nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết và tơn trọng pháp luật của công dân. Như nghị quyết VI của Đảng ta đã nhấn mạnh “điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân” [19, tr.90 - 91].
Vì rằng, mặt bằng dân trí, ý thức tự giác, ý thức pháp luật của người dân Việt Nam vốn dĩ đã rất thấp. Dưới chế độ phong kiến thực dân trước đây, người dân Việt Nam ln mất tự do, khơng có dân chủ. Khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành cơng, người dân Việt Nam nói chung mới trở thành người làm chủ vận mệnh của mình, quyền làm chủ của họ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội được tơn trọng và bảo đảm bằng pháp luật. Chẳng hạn, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa đã khẳng định: “Tất cả cơng dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa” [57, tr.9]. Tuy quyền dân chủ được pháp luật công nhận và bảo đảm, nhưng do điều kiện kinh tế chậm phát triển, cơ chế quan liêu tập trung bao cấp kìm hãm nên thói quen ứng xử các mối quan hệ xã hội theo pháp luật, sự tham gia của người công dân vào các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội là rất hạn chế.
Mặt khác, trước thời kì đổi mới, hệ thống chính trị ở nước ta chậm đổi mới, có những quy phạm pháp luật trở nên lạc hậu, quyền và lợi ích cá nhân