Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của PHONG CÁCH LÃNH đạo CHUYỂN đổi đến CAM kết gắn bó với tổ CHỨC và ý ĐỊNH NGHỈ VIỆC của NHÂN VIÊN tại các DOANH NGHIỆP LĨNH vực CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ở VIỆT NAM (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Đề xuất mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết

3.2.1. Quy trình nghiên cứu

Bài nghiên cứu này được tác giả sử dụng phương pháp định lượng. Thực tế cho thấy, có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo chuyển đổi, cam kết gắn bó với tổ chức hay với ý định nghỉ việc của nhân viên được các tác giả sử dụng theo phương pháp này.

Chi tiết hơn, tác giả sử dụng một chuỗi các hoạt động như khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp các dữ liệu để tìm ra những đặc điểm nổi bật của phong cách lãnh đạo chuyển đổi tại các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thơng tin ở Việt Nam. Từ đó, đưa ra được kết luận về mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo chuyển đổi với cam kết gắn bó với tổ chức và ý định nghỉ việc của nhân viên.

Với phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả áp dụng các cách thức thu thập, điều tra thơng tin, xử lý và phân tích dữ liệu với mục đích xác định được tác động của phong cách lãnh đạo chuyển đổi đến cam kết gắn bó với tổ chức và ý định nghỉ

việc của nhân viên. Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu, tác giả phân tích dữ liệu đã thu thập được bằng phần mềm SPSS 26.0, AMOS 20.0 cùng Excel 2016 với các phân tích về thống kê nhân khẩu học, thống kê mơ tả các loại biến, tác giả ưu tiên sử dụng công cụ kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và cuối cùng mơ hình được phân tích thêm bằng mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM).

Cụ thể, nghiên cứu được tiến hành thông qua các bước như sau:

Bước 1: Đặt vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. Dựa vào các khái niệm, lý thuyết nền tảng để đưa ra các thang đo mà tác giả nhận thấy phù hợp và có thể đánh giá được tác động của phong cách lãnh đạo đến sự cam kết gắn bó với tổ chức và ý định nghỉ việc của nhân viên tại các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam.

Bước 2: Tiến hành nghiên cứu sơ bộ với mục đích điều chỉnh phù hợp các thang đo, bổ sung cũng như chỉnh sửa các thành phần của thang đo.

Bước 3: Tác giả tiến hành nghiên cứu bằng khảo sát bảng hỏi để thu thập số liệu sau khi đã xác định cụ thể được thang đo chính thức với đối tượng khảo sát là người lao động làm việc tại các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam, sau đó tiến hành xử lý dữ liệu. Nghiên cứu áp dụng kiểm định Cronbach’s Alpha, CFA, SEM để kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu với các giả thuyết. Dựa vào các kết quả, tác giả nêu ra những thảo luận và đề xuất các ý kiến. Quy trình nghiên cứu được bắt đầu với bước đặt vấn đề, đưa ra các mục tiêu nghiên cứu và kết thúc bằng việc làm báo cáo liên quan kết quả nghiên cứu:

Sơ đồ 3.2: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả đề xuất, 2021

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của PHONG CÁCH LÃNH đạo CHUYỂN đổi đến CAM kết gắn bó với tổ CHỨC và ý ĐỊNH NGHỈ VIỆC của NHÂN VIÊN tại các DOANH NGHIỆP LĨNH vực CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ở VIỆT NAM (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w