pháp N Biến chứng gần (%) Biến chứng xa (%) J. P. Mayer [56] Studer 104 23,0 30,7 J. B. Jensen [24] Hautman 67 61,0 48,0 Koie T. H. [80] Goodwin 96 21,0 5,2 Soulier [81] Hautman 55 24,0 25,0 Arai [58] Hautman 66 44,0 22,0 C. M. P. Hollowell [59] Hautman 50 24,0 20,0 Abol - Enein [78] Abol - Enein 450 9,0 9,0
4.2.8. Rối loạn nước, điện giải và thăng bằng kiềm toan
Trong nghiên cứu chúng tôi gặp 7,1% hạ Natri và Clo nhẹ sau mổ máu sau mổ, những bệnh nhân này khơng có biểu hiện triệu chứng chỉ phát hiện
được khi đến khám lại (bảng 3.23). Những trường hợp này bệnh nhân được
điều chỉnh bằng cách tăng khẩu phần muối trong chế độ ăn. Theo các nghiên cứu khác, tỷ lệ rối loạn điện giải và thăng bằng kiềm toan khoảng 6%, tỷ lệ này càng tăng khi đoạn hồi tràngbiệt lập tăng, độ dài đoạn hồi tràng < 60 cm thì cơ thể có thể tự bù trừ được [25].
4.2.9. Bàn luận về các tỷ lệ sống sau mổ
4.2.9.1. Tỷ lệ sống, tỷ lệ tử vongvà các yếu tố ảnh hưởng
Trong nghiên cứu của chúng tơi, tỷ lệ cịn sống sau mổ 81% (thời gian
theo dõi trung bình: 29,81 ± 16,8 tháng). Tỷ lệ tử vong sau mổ do ung thư tăng theo giai đoạn bệnh: 16,6 % (2/12) đối với pT1N0M0 ác tính cao, 22,2%
đối với pT2N0M0 (4/18), 33,3% đối với pT3N1M0 (2/6) (bảng 3.32, bảng
3.33). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 khi kiểm định bằng Chi - square test. Tỷ lệ tử vong do ung thư sau 1 năm là 10,8% (4/37 bệnh nhân), sau 2 năm 29,1% (7/24 bệnh nhân). Tuy nhiên vì thời gian theo dõi ngắn nên chúng tôi không đánh giá được tỷ lệsống được ở các thời điểm 3 năm và 5 năm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống sau mổ:
Giai đoạn bệnh ung thư: Tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư bàng quang
nông (pT0-1), ung thư bàng quang giai đoạn xâm lấn cơ pT2, giai đoạn pT3,
và giai đoạn pT4 tương ứng là 80 - 90%, 50 - 70%, 30 - 45% và 20 - 35% và
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Thời gian sống 5 năm sau mổ của những bệnh nhân di căn hạch từ 15 - 30% tùy từng tác giả [82], [83]. Trong
nghiên cứu của tác giả Guven Sevin (cắt bàng quang toàn bộ, nạo vét hạch hạn chế, tạo hình bàng quang bằng phương pháp Hautman), tỷ lệ chết do ung thư
sau cắt bàng quang tồn bộ và tạo hình bàng quang cũng tăng theo giai đoạn bệnh: 0% giai đoạn pT1, 19% giai đoạn pT2, 41,5% giai đoạn pT3 (n = 124).
Trong nghiên cứu của Kenneth Steven, tỷ lệ sống sau 5 năm cắt bàng quang toàn bộ và tạo hình bàng quang là 66%, tác giả nhận thấy tỷ lệ này tỷ lệ nghịch với
giai đoạn bệnh, tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân pT3bN0M0 là 51% trong khi đó của bệnh nhân dưới pT3bN0M0 là 93% (p < 0,001). Trong nghiên cứu của John Stein và cộng sự trên 120bệnh nhân nữ, tỷ lệ sống sau mổ 5 năm và 10 năm của nhóm ≤ pT2 và pT3 khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (73% và 67% so với 71% và 71%) trong khi đó nếu có di căn hạchthì tỷ lệ sống sau
mổ rất thấp 24% và 19%.