Hình ảnh thần kinh chi phối cơ thắt vân niệu đạo ở giới nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng và kết quả tạo hình theo phương pháp abol enein trong điều trị ung thư bàng quang (Trang 27 - 31)

(pelvic nerve) chi phốicho cơ thắt vân niệu đạo ở nữ (Robert S. H) [9].

1.1.2. Sinh lý của hệ thống tiết niệu dưới

Hoạt động của bàng quang và hệ thống cơ thắt niệu đạo dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh trung ương trong trạng thái sinh lý bình thường đảm bảo chức năng của hệ thống tiết niệu dưới bao gồm: chức năng giữ nước tiểu và chức năng bài xuất nước tiểu [10].

1.1.2.1. Đường dẫn truyền thần kinh của hệ thống tiết niệu dưới

Đường cảm giác

Có chức năng dẫn truyền cảm giác đầy nước tiểu của bàng quang (cảm giác muốn đi tiểu), đó là những cảm thụ quan cảm giác nằm ở thành bàng

quang và niệu đạo nhận biết sự căng cơ bàng quang. Xung động này truyền về sừng sau của tuỷ sống cùng qua dây thần kinh cương dương và dây thần kinh thẹn trong (thuộc đám rối thần kinh cùng). Thân tế bào cảm giác nằm ở hạch cạnh sống thuộc rễ saudây thần kinh sống. Xung động này đi theo hai hướng:

Đường ngoại vi: xung động truyền đến tế bào vận động nằm ở sừng trước tuỷ sống để hoàn thành cung phản xạ tuỷ.

Đường trung ương: một số xung động truyền qua tế bào thần kinh thứ hai qua bó trắng bên (bên đối diện) lên đến đồi thị (bó gai - đồi thị), sau đó từ đồi thị lên đến vỏ não. Một số xung động đi ra dải trắng sau tạo thành bó Goll và bó Burdach, dừng lại ở tế bào cảm giác thứ hai ở hành não, sau đó bắt chéo sang bên đối diện dừng lại ở đồi thị và cuối cùng lên đến vỏ não.

Đường vận động

Đối với cơ vân

Thân tế bào thần kinh vận động nằm ở thuỳ trán lên. Xung động thần kinh được truyền đến tế bào tế bào thần kinh vận động ở tuỷ cùng bởi bó tháp bắt chéo. Sau đó xung động đi theo rễ trước tuỷ sống, theo dây thần kinh thẹn trong vận động cho cơ thắt vân niệu đạo.

Đối với cơ trơn

Chi phối hệ thống thần kinh thực vật.

Trung tâm giao cảm: nằm ở vỏ não (mặt trong thuỳ trán), một số nhân xám ở cầu não, sừng bên của tủy sống lưng D2 đến D10.

Đường dẫn truyền thần kinh giao cảm mượn đường đi của dây thần hạ vị (thuộc đám rối thần kinh thắt lưng), còn đường dẫn truyền của thần kinh phó giao cảm mượn đường đi của dây thần kinh cương dương tới vận động cho cơ bàng quang và cơ thắt niệu đạo.

Những nghiên cứu hóa mơ miễn dịch cho thấy hầu hết các tế bào vận động ở vòm bàng quang thuộc hệ Cholinergic (hệ phó giao cảm), cịn lại các tế bào vận động ở cổ bàng quang và niệu đạo thuộc hệ Cholinnergic và hệ Adrenergic (hệ giao cảm và hệ phó giao cảm). Tại bản vận động cơ, xung động thần kinh được truyền đến tế bào bằng các chất trung gian hóahọc.

1.1.2.2. Chất trung gian hố học

Chất trung gian hóa học có chức năng dẫn truyền xung động thần kinh giữa các tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh và cơ thông qua bản vận động cơ. Chất trung gian hóa họcđặc hiệu bởi các cảm thụ quan.

Chất Acetylcholine: giải phóng ở đầu mút dây thần kinh thuộc hệ phó giao cảm (vịm bàng quang) đảm bảo chức năng co cơ bàng quang để khởi động quá trình đi tiểu. Cảm thụ quan hậu xinap thuộc hệ Muscarine. Hoạt động của hệ này bị ức chế bởi chất kháng Muscarine mà đứng đầu là Atropin.

Chất Noradrenalin và Adrenalin: giải phóng ở đầu mút của tế bào thần kinh giao cảm, tác dụng của nó phụ thuộc vào cảm thụ quan hậu xinap. Cảm thụ quan α (phần lớn ở cổ bàng quang và niệu đạo) gây co cơ trơn. Cảm thụ

quan β nằm ở vòm bàng quang có tác dụng dãn cơ trơn. Trong quá trình đổ đầy nước tiểu ở bàng quang, hệ thống Adrenergic hoạt động.

1.1.2.3. Điều hòahoạt động thần kinh của bàng quang và cơ thắt niệu đạo

Hoạt động tự động của hệ thống bàng quang - cơ thắt niệu đạo

Trong quá trình đổ đầy bàng quang: hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động, hệ phó giao cảm bị ức chế. Sự kích thích cảm thụ quan ở vòm bàng

quang làm cho bàng quang dãn, cịn sự kích thích cảm thụ quan ở cổ bàng

quang đảm bảo cho co thắt niệu đạo. Lúc này áp lực trong bàng quang thấp, ngược lại áp lực ở cổ bàng quang và ở niệu đạo cao. Q trình này đảm bảo chức năng tích trữ nước tiểu của bàng quang.

Quá trình đi tiểu: hệ thống thần kinh giao cảm bị ức chế, hệ thống phó giao cảm hoạt động kéo theo sự co cơ bàng quang và và dãn cơ thắt niệu đạo. Quá trình này được khởi động nhờ sự nhận biết của cảm thụ quan cảm giác nằm ở thành bàng quang.

Điều hịa hoạt động theo ý muốn trong q trình giữ nước tiểu và

quá trình đi tiểu

Hoạt động chủ động cho phép khởi động hoặc ức chế quá trình đi tiểu một cách chủ động mặc dù bàng quang chưa đầy nước tiểu hoặc đã đầy nước tiểu tối đa. Khả năng này có được là kết quả quá trình trưởng thành của bàng quang và cơ thắt theo tuổi từ khi trẻ mới sinh ra, và là kết quả luyện tập.

Quá trình co cơ bàng quang và dãn cơ thắt vân niệu đạo khởi động quá trình đi tiểu thơng qua hai cung phản xạ:

Cung phản xạ trên tuỷ: kích thích xuất phát từ những cảm thụ quan ở cơ bàng quang (sự căng cơ), xung động này truyền lên trung tâm điều hoà

bàng quang - cơ thắt ở cầu não. Đây là trung tâm kết nối giữa hệ thần kinh thực vật với hệ thần kinh động vật.

Cung phản xạ tuỷ: kích thích xuất phát từ da (gõ trên xương mu) và niêm mạc (áp lực nước tiểu tác động đến cổ bàng quang) có thể kích thích bàng quang co để khởi động quá trình đi tiểu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng và kết quả tạo hình theo phương pháp abol enein trong điều trị ung thư bàng quang (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)