Phân biệt bảo hiểm tiền gửi với các loại hình bảo hiểm khác

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam (Trang 31 - 32)

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi chỉ xem xét phân biệt bảo hiểm tiền gửi với tư cách là loại hình bảo hiểm đặc thù với các loại bảo hiểm nói chung khác như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm nhân thọ..., cụ thể:

- Các loại bảo hiểm nói chung khác thường là bảo hiểm tự nguyện và là loại hình bảo hiểm thương mại, nó là một nghiệp vụ kinh doanh của các tổ chức kinh doanh bảo hiểm chuyên nghiệp. Rủi ro của bảo hiểm nói chung thường là rủi ro có phạm vi hẹp, thiệt hại xảy ra thường bó gọn trong một cá thể hay một nhóm cá thể nhỏ.

- Bảo hiểm tiền gửi là loại hình bảo hiểm phi thương mại và là loại hình bảo hiểm chính sách vì nó có ý nghĩa xã hội rất lớn. Do đó, việc tham gia bảo hiểm tiền gửi là bắt buộc. Đối tượng được bảo hiểm này có ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người, ảnh hưởng đến an toàn chung, sự trật tự xã hội mà Nhà nước có nhiệm vụ duy trì. Rủi ro của bảo hiểm tiền gửi là loại rủi ro có hậu quả nguy hiểm xét trên phạm vi toàn xã hội.

- Pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tiền gửi là hệ thống các quy phạm pháp luật chuyên biệt. Trong khi, hoạt động của các loại bảo hiểm khác lại tuân theo các quy định pháp luật chung về kinh doanh bảo hiểm.

- Mức phí bảo hiểm của các loại bảo hiểm khác phụ thuộc vào ý chí của người mua bảo hiểm. Mức phí bảo hiểm và mức bồi thường thiệt hại tỷ lệ

thuận với nhau, tức là nếu mức phí đóng góp càng cao thì mức bồi thường thiệt hại khi có rủi ro xảy ra càng cao và ngược lại.

- Trong khi đó, mức phí và mức bồi thường trong bảo hiểm tiền gửi thường được pháp luật quy định một cách cố định và rõ ràng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)