Mức phí bảo hiểm tiền gử

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam (Trang 71 - 75)

b. Nghĩa vụ của BHTGVN

2.3.3. Mức phí bảo hiểm tiền gử

Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho tổ chức nhận bảo hiểm tiền gửi để thực hiện bảo hiểm cho số tiền gửi của khách hàng khi có sự kiện bảo hiểm.

Theo các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam, tại Mục 1 Nghị định 89/1999/NĐ-CP và Mục IV Thông tư hướng dẫn số 03/2000/TT- NHNN5 ngày 16/3/2000 quy định: hàng năm tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho BHTGVN một khoản phí bằng 0,15% tính trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Phí bảo hiểm tiền gửi được quy định đóng làm 4 lần trong một năm. Việc thu phí được thực hiện theo quý và số tiền phí của mỗi quý được nộp vào ngày cuối của tháng đầu quý tiếp theo. Phí bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng một tỷ lệ chung cho tất cả các khách hàng tham gia tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nếu vi phạm thời hạn nộp phí bảo hiểm theo quy định thì ngồi việc nộp đủ số phí cịn thiếu phải chịu phạt mỗi ngày nộp chậm bằng 0,1% số tiền nộp chậm. Nếu sau thời hạn nộp phí 30 ngày, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chưa nộp phí bảo hiểm tiền gửi kể cả tiền phạt, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền: yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, TCTD, Kho bạc Nhà nước nơi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mở tài khoản, trích tiền trên tài khoản của tổ chức đó để nộp phí, tiền phạt. Trong trường hợp trên tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không đủ số dư để thực hiện việc trích nộp trên thì BHTGVN yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước hoặc TCTD trích để nộp phí bảo hiểm tiền gửi trước và nộp tiền phạt sau, Đồng thời, thông báo bằng văn bản cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi yêu cầu nộp phần còn thiếu. Nếu quá thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi 90 ngày (kể cả ngày nghỉ cuối tuần và ngày nghỉ lễ, Tết) theo

quy định của pháp luật mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn không nộp đủ phí bảo hiểm tiền gửi thì BHTGVN có quyền:

- Ra quyết định chấm dứt bảo hiểm tiền gửi và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định ngừng huy động tiền gửi cá nhân của tổ chức đó.

Mức phí bảo hiểm tiền gửi sẽ được điều chỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và ý kiến của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam, Bộ Tài chính.

Phí bảo hiểm tiền gửi được quy định theo thông lệ quốc tế là phải tuân thủ nguyên tắc rủi ro càng cao thì mức thu phí áp dụng càng cao và ngược lại. Điều này có nghĩa là mức phí bảo hiểm tiền gửi thường dựa vào mức độ rủi ro của hoạt động ngân hàng, mức độ rủi ro của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và khả năng tài chính của bảo hiểm tiền gửi. Chẳng hạn, ở Mỹ trước năm 1992, mức phí áp dụng đối với các ngân hàng là như nhau nhưng từ năm 1992 trở lại đây đã chuyển sang thu phí theo xếp loại ngân hàng, ngân hàng hoạt động yếu kém hơn, rủi ro cao thì phí cao hơn. Ở Bangladesh mức phí bảo hiểm tiền gửi được thu từ 0% đối với các ngân hàng mạnh và tới mức trung bình là 0,005%. Tuy nhiên, cũng có tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở một số nước thu phí bảo hiểm tiền gửi theo tỷ lệ cố định và áp dụng chung cho tất cả các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, chẳng hạn như ở Venezuela thì mức phí là 2%. Điểm mốc của mức phí bảo hiểm trên thế giới thường quy định là 0,15% và mức trung bình trong khoảng từ 0,2 đến 0,3% 37, tr. 63 .

Thơng qua việc nghiên cứu về mức phí trong pháp luật của một số nước trên thế giới cho thấy, ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi hay các nước đang phát triển thì mức phí áp dụng tương đối cao như Philippin là 0,2%/tổng số dư tiền gửi, Hungarylà 0,2% trên tổng số tiền gửi, Tiệp là 0,5% trên tổng

số tiền gửi, Việt Nam là 0,15%/ năm trên số dư tiền gửi bình quân của các cá nhân 19, tr.8 . Mức phí áp dụng cao như vậy trước hết là do thực lực tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi chưa đủ mạnh hay là những tổ chức bảo hiểm tiền gửi mới được thành lập như ở Việt nam. Thứ hai, là do tính rủi ro cao trong hoạt động tín dụng của các TCTD. Trong khi đó các nước có hệ thống tài chính phát triển hơn thì mức phí thường thấp hơn và được tính phí trên mức độ rủi ro của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi như ở Đài Loan là 0,015%/tổng số dư tiền gửi; ở Achentina là từ 0,03 - 0,06%/tổng số dư tiền gửi 19, tr.8 .

Ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng mức thu đồng bộ, mức phí 0,15%/năm cho tất cả các TCTD trên tồn quốc. So với mức phí trên thế giới thì mức phí ở Việt Nam là thuộc nhóm các quốc gia có hệ thống bảo hiểm tiền gửi thu phí cao. Việc quy định mức phí cao như vậy là hệ thống bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam mới được thành lập và theo kinh nghiệm của các nước khi mới thành lập hệ thống bảo hiểm tiền gửi thì nên "giữ cho nó đơn giản" cho tới khi chúng có được kinh nghiệm trong việc đưa hệ thống vào hoạt động 20 . Sau này khi BHTGVN đã đủ mạnh và cùng với tiến trình phát triển kinh tế theo xu hướng thị trường, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi phải tạo ra cơ chế đối xử bình đẳng đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tạo công cụ điều tiết, kích thích nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng tự giác hơn là mệnh lệnh hành chính.

Để góp phần kích thích các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, với độ an toàn cao hơn, các quy định của pháp luật Việt Nam về mức phí cần phải sửa đổi theo hướng áp dụng tỷ lệ phí bảo hiểm tiền gửi có phân biệt theo mức độ rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng tham gia bảo hiểm tiền gửi. Ngân hàng hoạt động hiệu quả cao, an tồn hơn sẽ đóng phí bảo hiểm tiền gửi theo tỷ lệ thấp, ngược lại ngân hàng hoạt động có hạn chế, rủi ro cao sẽ đóng phí

bảo hiểm tiền gửi theo tỷ lệ cao. Đây là sự phát triển tất yếu của hoạt động bảo hiểm tiền gửi và cũng là yêu cầu khách quan từ tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)