Các quy định về chủ thể đƣợc hƣởng quyền lợi bảo hiểm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam (Trang 58 - 64)

b. Nghĩa vụ của BHTGVN

2.2.3. Các quy định về chủ thể đƣợc hƣởng quyền lợi bảo hiểm

Tùy theo quy định pháp luật cụ thể của mỗi quốc gia và của mỗi mơ hình bảo hiểm tiền gửi để xác định chủ thể thuộc đối tượng được hưởng quyền lợi bảo hiểm, mà chủ thể thuộc đối tượng được hưởng quyền lợi bảo hiểm tiền gửi chính là người gửi tiền.

Người gửi tiền thuộc đối tượng được hưởng quyền lợi bảo hiểm tiền gửi là khách hàng có tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mà pháp luật quy định được bảo hiểm. Những người gửi tiền này khơng phải đóng góp tài chính cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi nhưng có quyền yêu cầu tổ chức bảo hiểm tiền gửi thanh toán tiền gửi kể cả lãi tích lũy trên tiền gửi đó trong hạn mức chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi (nếu chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi có xác định hạn mức), hoặc thanh tốn tồn bộ tiền gửi (nếu chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi không xác định giới hạn).

Theo quan điểm chung hiện nay trên thế giới thì những người gửi tiền nhỏ mà mục đích hoạt động bảo hiểm tiền gửi đề cập là những đối tượng có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận thơng tin và phân tích thơng tin về điều hành và hoạt động của tổ chức huy động tiền gửi, thực hiện giao dịch tài chính trên cơ sở niềm tin. Tuy nhiên, đối tượng mà tất cả pháp luật về bảo hiểm tiền gửi trên thế giới dành sự quan tâm đặc biệt là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp vì tầng lớp dân cư có thu nhập thấp thường bị tác động nhiều hơn các khách hàng gửi tiền khác khi ngân hàng bị đổ bể.

Việc quy định người gửi tiền nào được bảo hiểm phụ thuộc vào quy định pháp luật của từng quốc gia và từng mơ hình bảo hiểm tiền gửi. Một số

hệ thống pháp luật về bảo hiểm tiền gửi trên thế giới chỉ quan tâm tới loại tiền nào sẽ được bảo hiểm mà không quan tâm đến người gửi tiền nào sẽ được bảo hiểm, chẳng hạn như ở Canada thực hiện bảo hiểm cho các loại tiền gửi (không phân biệt người gửi tiền) là tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn. Một số hệ thống pháp luật khác lại quy định không bảo hiểm tiền gửi của các cơ quan chính phủ, tiền gửi bất hợp pháp, tiền gửi của các tổ chức tài chính, các cơng ty lớn và tiền gửi của người trong nội bộ các ngân hàng tham gia bảo hiểm tiền gửi, như ở Ý, Áo, Phần lan. Vì họ cho rằng đây đều là những đối tượng có khả năng tiếp cận và nắm được thơng tin về tình hình hoạt động và quản lý của các tổ chức mà họ gửi tiền. Hơn nữa, quy định như vậy cũng nhằm khuyến khích các tổ chức, đơn vị có tiền thay vì gửi tiền ở ngân hàng sẽ chuyển sang việc đầu tư vào lĩnh vực khác nhằm đưa vốn vào sản xuất kinh doanh.

Theo pháp luật Việt Nam về bảo hiểm tiền gửi, tại điều 3 Nghị định 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền và Thông tư số 03/2000/TT-NHHH5 ngày 16/03/2000 hướng dẫn Nghị định 89/1999/NĐ-CP quy định: người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm tiền gửi là các cá nhân, bao gồm người cư trú và người không cư trú. Như vậy, với quy định này của pháp luật Việt Nam có thể thấy rằng người gửi tiền được bảo hiểm phải là cá nhân. Người gửi tiền là tổ chức, cơ quan, đơn vị... không thuộc đối tượng được bảo hiểm tiền gửi. Việc quy định như trên cũng có lý do, mục đích của bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của hợp pháp của những người gửi tiền nhất là những người gửi tiền nhỏ lẻ mang mục đích gửi tiền để tiết kiệm, có ít thơng tin về thị trường và thông tin về hoạt động của TCTD, trong khi đó việc gửi tiền của các tổ chức chính trị, xã hội và các đơn vị kinh tế là hoạt động khơng đơn thuần để tích lũy tiền tiết kiệm mà để đảm bảo các giao dịch thanh toán và kinh doanh. Các tổ chức này ở chừng mực nhất định họ có khả năng

và nhu cầu lựa chọn ngân hàng cũng như nắm bắt thông tin về ngân hàng mà họ quyết định gửi tiền, nên các đơn vị, tổ chức này không thuộc đối tượng được bảo vệ của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Nếu ngân hàng bị phá sản, các tổ chức, đơn vị này sẽ được trả số tiền gửi theo trình tự phá sản.

Quy định pháp luật hiện hành về người gửi tiền thuộc đối tượng được hưởng quyền lợi bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam về cơ bản thống nhất với quy định pháp luật của các nước trên thế giới và phù hợp điều kiện phát triển của thị trường tài chính của Việt Nam. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng các quy định này đã nảy sinh một số vấn đề về việc cần xác định chặt chẽ hơn đối tượng được hưởng quyền lợi bảo hiểm : đó là cần phải giải thích rõ hơn về đối tượng được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân được quy định tại Nghị định 89/1999/NĐ-CP, cá nhân ở đây là ai? cá nhân này chỉ là một cá nhân đơn thuần (tự nhiên nhân) gửi tiền tại TCTD hay còn bao gồm cả các cá nhân đại diện cho hộ gia đình, đại diện cho tổ hợp tác, cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, cá nhân đại diện cho hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Cần phải xem xét việc xác định chủ thể là cá nhân trong quan hệ pháp luật hiện nay như thế nào?

Tìm hiểu các quy định pháp luật của Việt Nam về khái niệm cá nhân, tổ chức chúng tôi thấy rằng:

- Điều 45 Luật các TCTD năm 1997 quy định: " Ngân hàng được nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các TCTD khác dưới các hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác". Tuy nhiên, khái niệm về tổ chức, cá nhân khơng được giải thích tại Luật này.

- Bộ luật Dân sự cũng có đề cập đến "tổ chức", "cá nhân" nhưng không đưa ra khái niệm thế nào là "tổ chức", "cá nhân". Tuy nhiên, theo các quy định tại mục 1 chương II của Bộ luật dân sự thì cá nhân sẽ được coi là một

chủ thể trong quan hệ pháp luật khi người đó có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

- Đồng thời, theo pháp luật hiện hành của Việt Nam thì có rất nhiều đạo luật, pháp lệnh sử dụng thuật ngữ "tổ chức, cá nhân" để chỉ hai loại chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung nhưng tại các văn bản pháp luật này cũng khơng có khái niệm rõ ràng về khái niệm "tổ chức, cá nhân" mà chỉ quy định mang tính liệt kê "tổ chức" thì bao gồm những loại hình nào, cịn "cá nhân" thì bao gồm những loại nào. Tuy nhiên, chính những quy định tại các văn bản pháp luật khác nhau lại có các quy định khác nhau về việc liệt lê các "tổ chức, cá nhân" là chủ thể của quan hệ pháp luật mà mình điều chỉnh như quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thương mại…

Chính những quy định không rõ ràng trong hệ thống pháp luật từ Bộ luật dân sự và các văn bản luật khác, nên việc xác định thế nào là một cá nhân hay một tổ chức trong quan hệ pháp luật nói chung là rất khó.

Như vậy, do khơng có quy định cụ thể nào quy định về khái niệm "tổ chức", "cá nhân" kể cả trong Luật chuyên ngành là Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các Tổ chức tín dụng và Chính phủ chưa có văn bản pháp luật nào giải thích về việc xác định "người gửi tiền được bảo hiểm là cá nhân" nên hiện nay có hai quan điểm sau:

* Quan điểm thứ nhất, người gửi tiền được bảo hiểm bao gồm: - Một cá nhân độc lập đứng ra mở tài khoản;

- Cá nhân đại diện cho hộ gia đình, đại diện cho tổ chức, tập thể, tổ hợp tác, cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân, cá nhân là thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

*Quan điểm thứ hai, người gửi tiền được bảo hiểm tiền gửi đơn thuần

là một cá nhân (một tự nhiên nhân) độc lập đứng ra gửi tiền hoặc đứng ra mở tài khoản hoặc cá nhân đại diện cho hộ gia đình. Trường hợp các cá nhân đại

diện cho các tổ chức, tập thể, tổ hợp tác, cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân, cá nhân là thành viên của công ty hợp danh mang tiền gửi vào tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tài khoản tiền gửi của tổ chức và có sự ủy nhiệm bằng văn bản của các tổ chức này thì đương nhiên các khoản tiền gửi của các cá nhân này không thuộc đối tượng được bảo hiểm tiền gửi.

Theo chúng tôi, hiểu theo quan điểm thứ hai là phù hợp hơn cả vì : Trước hết, đối tượng là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh không phải là tổ chức có tư cách pháp nhân nhưng lại là các tổ chức kinh doanh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp nên cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân hay là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khi tham gia các quan hệ gửi tiền ở các TCTD với tư cách doanh nghiệp thì các khoản tiền gửi trên tài khoản này là tiền gửi của doanh nghiệp. Do đó, các các khoản tiền này không phải là tiền gửi của cá nhân nên không thuộc đối tượng được bảo hiểm. Tuy nhiên, cần phải tách bạch rõ ràng hơn với trường hợp các cá nhân này mặc dù là chủ doanh nghiệp tư nhân hay là thành viên hợp danh của công ty hợp danh nhưng khi gửi tiền ở các TCTD với tư cách cá nhân và tài khoản đó đứng tên cá nhân khơng mang tên doanh nghiệp thì các khoản tiền này vẫn được coi thì các khoản tiền gửi của cá nhân và thuộc đối tượng được bảo hiểm.

Tiếp theo, đối tượng là cá nhân đại diện cho hộ gia đình thuộc đối tượng BHTG theo chúng tơi là phù hợp vì hộ gia đình mặc dù không phải là cá nhân nhưng theo quy định của Bộ luật dân sự thì hộ gia đình tham gia quan hệ pháp luật phải thông qua người đại diện. Do vậy, tài khoản tiền gửi của hộ gia đình ở TCTD cũng được coi là tiền gửi của cá nhân và thuộc đối tượng được bảo hiểm.

Đối với các đối tượng là cá nhân đại diện cho các tổ chức, tập thể, tổ hợp tác gửi tiền tại các TCTD nếu TCTD không chứng minh được đó là tiền

gửi của tổ chức, tập thể thì những khoản tiền gửi đứng tên các cá nhân này đều thuộc đối tượng được bảo hiểm. Còn nếu TCTD xác minh được rõ ràng đây là các khoản tiền gửi của tổ chức, tập thể nhưng đứng tên các cá nhân như có giấy ủy nhiệm bằng văn bản của các tổ chức này thì đương nhiên khoản tiền gửi đứng tên các cá nhân này sẽ không thuộc đối tượng được bảo hiểm.

Riêng đối với trường hợp tiền gửi của đồng chủ tài khoản là các cá nhân hoặc một bên đồng chủ tài khoản là cá nhân thì có thuộc đối tượng bảo hiểm hay không?. Theo quy định tại Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN ngày 21/11/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và TCTD thì tài khoản tiền gửi của các đồng chủ tài khoản là tài khoản có ít nhất hai người trở lên cùng đứng tên mở tài khoản. Đồng chủ tài khoản có thể là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của tổ chức.

Như vậy, trường hợp đồng chủ tài khoản là các cá nhân thì tiền gửi trên tài khoản đương nhiên thuộc đối tượng được bảo hiểm. Đối với trường hợp đồng chủ tài khoản mà có một bên là cá nhân, thì có được tách khoản tiền của cá nhân đó để cho hưởng bảo hiểm hay không? Theo chúng tôi, nếu căn cứ vào nguyên tắc chung là tiền gửi của cá nhân được bảo hiểm thì cá nhân trong trường hợp đồng chủ tài khoản với một bên là tổ chức vẫn phải được tách ra để hưởng bảo hiểm tiền gửi.

Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì xác định hạn mức chi trả cho từng cá nhân là chủ tài khoản đồng sở hữu như thế nào? cả tài khoản đồng sở hữu của các cá nhân này sẽ được bảo hiểm trên một hạn mức hay mỗi một cá nhân đồng chủ tài khoản sẽ được hưởng riêng một hạn mức bảo hiểm? Đây cũng là một vấn đề mà pháp luật hiện hành về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam còn bỏ ngỏ.

Từ những quy định nêu trên, cho thấy rằng do quy định pháp luật hiện hành chưa có sự thống nhất, đồng bộ nên dẫn đến những vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật liên quan đến việc xác định đối tượng được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân được quy định tại Nghị định 89/1999/NĐ- CP. Theo quy định hiện hành cũng như trên thực tế thì khơng thể xác định được đối tượng là người gửi tiền được bảo hiểm là những cá nhân nào. Hạn chế này sẽ được khắc phục nếu pháp luật về bảo hiểm tiền gửi quy định rõ khái niệm "cá nhân" thuộc đối tượng được bảo hiểm tiền gửi. Đồng thời, đối với tiền gửi của đồng chủ tài khoản là cá nhân được bảo hiểm, thì pháp luật hiện hành lại không quy định việc chi trả bảo hiểm tiền gửi đối với các đồng chủ tài khoản sẽ được giải quyết như thế nào?

Nên vấn đề đặt ra cho các quy định pháp luật về người gửi tiền được bảo hiểm cần tiếp tục chỉnh sửa cho phù hợp, tạo nên sự thống nhất và rõ ràng giữa các quy định có liên quan.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)