Các quy định về loại tiền gửi và hạn mức tiền gửi tối đa đƣợc bảo hiểm, mức phí bảo hiểm tiền gử

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam (Trang 64 - 69)

b. Nghĩa vụ của BHTGVN

2.3. Các quy định về loại tiền gửi và hạn mức tiền gửi tối đa đƣợc bảo hiểm, mức phí bảo hiểm tiền gử

bảo hiểm, mức phí bảo hiểm tiền gửi

2.3.1.Các loại tiền gửi đƣợc bảo hiểm

Việc xác định loại tiền gửi nào thuộc đối tượng được bảo hiểm một mặt là cơ sở để tính phí bảo hiểm tiền gửi định kỳ cũng như cơ sở để tổ chức bảo hiểm tiền gửi tiến hành chi trả tiền bảo hiểm được chính xác.

Hiện nay pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của các nước trên thế giới đều có quy định bảo vệ trực tiếp tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của cá nhân bằng nội tệ.

Để tránh những cách hiểu không thống nhất về loại tiền gửi được bảo hiểm thì pháp luật về bảo hiểm tiền gửi thường quy định rõ những loại tiền gửi không được bảo hiểm.

Các loại tiền gửi thường không được bảo hiểm bao gồm:

- Tiền gửi ngoại tệ;

- Tiền gửi liên ngân hàng;

- Chứng chỉ tiền gửi không ghi danh;

- Tiền gửi của các tổ chức chính trị, xã hội và các đơn vị kinh tế.

Tiền gửi ngoại tệ: Thực tế cho thấy bảo hiểm tiền gửi bằng đồng ngoại

tệ chỉ được thực hiện tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Cịn đối với các nước đang phát triển, nơi mà phần lớn các giao dịch thực hiện bằng đồng nội tệ còn tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số tiền gửi ở hệ thống ngân hàng thì việc loại bỏ đồng ngoại tệ ra khỏi danh sách loại tiền gửi được bảo hiểm là hợp lý để bảo vệ đồng nội tệ, chống đơ la hóa và hỗ trợ cho chính sách quản lý ngoại hối của quốc gia. Theo nghiên cứu của Kunt và Sobaci cho thấy trong 68 quốc gia có hoạt động bảo hiểm tiền gửi trên thế giới thì có 20 quốc gia hệ thống pháp luật về bảo hiểm tiền gửi quy định không bảo hiểm tiền gửi ngoại tệ 43 .

Tiền gửi liên ngân hàng: là khoản tiền gửi của các ngân hàng, đơn vị

trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng nên họ có đủ điều kiện nắm thơng tin về tình hình tài chính và hoạt động của các ngân hàng khác. Vì vậy, nhiều quốc gia loại trừ tiền gửi liên ngân hàng khỏi đối tượng cần được tổ chức bảo hiểm tiền gửi bảo vệ theo chính sách pháp luật bảo vệ người có thu nhập thấp, có hạn chế về khả năng tiếp cận thơng tin ngân hàng. Trong 72 quốc gia có hoạt động bảo hiểm tiền gửi được nghiên cứu thì có 45 quốc gia hệ thống pháp luật về bảo hiểm tiền gửi quy định rõ việc loại trừ tiền gửi liên ngân hàng khỏi đối tượng tiền gửi được bảo hiểm 41, tr.34 .

Chứng chỉ tiền gửi không ghi danh: Nếu pháp luật về bảo hiểm tiền gửi

quy định áp dụng hạn mức chi trả theo người gửi tiền được bảo hiểm thì tiền gửi huy động theo hình thức chứng chỉ không ghi danh sẽ khơng có cơ sở

chính xác để thực hiện hạn mức chi trả tiền bảo hiểm đối với người sở hữu các công cụ huy động này. Hiện nay hầu hết các quốc gia có áp dụng hạn mức chi trả đều xác định hạn mức chi trả theo người gửi tiền. Tính đến năm 1999 chỉ có 2 quốc gia có hoạt động bảo hiểm tiền gửi trên thế giới áp dụng hạn mức chi trả tiền bảo hiểm theo tài khoản, số còn lại đều áp dụng hạn mức chi trả tiền bảo hiểm theo người gửi tiền 41, tr.18 . Vì vậy, pháp luật của nhiều quốc gia có hoạt động bảo hiểm tiền gửi đều quy định khơng bảo hiểm đối với người có sở hữu cơng cụ huy động tiền gửi không ghi danh.

Bên cạnh đó, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở các nước cũng quy định cụ thể loại tài khoản, loại tiền gửi nào sẽ được bảo hiểm

Luật về Bảo hiểm tiền gửi Mỹ năm 1991 quy định bảo hiểm cho tất cả các loại tài khoản tiền gửi tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm các loại tài khoản tiền gửi:

- Tiền gửi thanh toán (checking account hoặc current account); - Tiền gửi trên tài khoản lệnh rút tiền lưu thông;

- Tiền gửi tiết kiệm;

- Tiền gửi theo lãi suất thị trường tiền tệ; - Tiền gửi có kỳ hạn...

Pháp lệnh Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan năm 1985 (đã được sửa đổi, bổ sung, một số điều vào năm 1991 và năm 1995) quy định bảo hiểm các loại tài khoản tiền gửi sau:

- Tiền gửi thanh tốn; - Tiền gửi khơng kỳ hạn; - Tiền gửi có kỳ hạn; - Tiền gửi tiết kiệm; - Tiền gửi ủy thác;

- Các loại tiền gửi được cơ quan có thẩm quyền xác định là được bảo hiểm

* Tiền gửi ký quỹ, ký cược của cá nhân

Với quan niệm cho rằng cứ tiền gửi của đối tượng được bảo hiểm thì sẽ được bảo hiểm, phần lớn pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của các quốc gia có hoạt động bảo hiểm tiền gửi trên thế giới đều quy định bảo hiểm đối với các loại tiền gửi ký quỹ, ký cược của cá nhân vì họ cho rằng đây cũng là một loại tiền gửi. Do vậy, việc xác định tiền gửi ký quỹ, ký cược của các nhân có thuộc đối tượng được bảo hiểm hay không phụ thuộc vào quan điểm, chính sách bảo hiểm tiền gửi của từng quốc gia.

Theo pháp luật hiện hành về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, tại phần II Thông tư số 03/2000/TT-NHNN5 ngày 16/03/2000 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn Nghị định 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi quy định về tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của các cá nhân (bao gồm người cư trú và không cư trú) tại tổ chức tham gia bảo hiểm gồm:

- Tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn, có kỳ hạn;

- Tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn bao gồm cả tiền gửi trên tài khoản cá nhân;

- Tiền mua các chứng chỉ tiền gửi và các trái phiếu ghi danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.

BHTGVN không bảo hiểm đối với các loại chứng chỉ tiền gửi và các trái phiếu vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.

Theo các quy định hiện hành này thì loại tiền gửi được bảo hiểm chưa thực sự rõ ràng, với quy định "bao gồm cả tiền gửi trên tài khoản cá nhân" có thể hiểu là tất cả các loại tiền gửi khác nhau của cá nhân bằng đồng Việt Nam hay không? chẳng hạn các khoản tiền ký quỹ, đặt cọc của cá nhân bằng đồng Việt Nam gửi tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có thuộc đối tượng

bảo hiểm tiền gửi hay không? Về vấn đề này có thể xem xét thêm các quy định pháp luật hiện hành có liên quan khác như :

Tiền đặt cọc, ký quỹ, ký cược của cá nhân bằng đồng Việt nam gửi tại Ngân hàng: Theo quy định về hệ thống tài khoản kế toán của các TCTD do

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 497/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 thì tiền ký quỹ cũng là khoản tiền gửi của khách hàng. Tuy nhiên, theo quy định tại điều 365 của Bộ Luật dân sự về ký quỹ thì mục đích của ký quỹ là để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được ngân hàng nơi ký quỹ thanh tốn, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra.

Với các quy định trên cho thấy việc xác định các loại tiền tiền ký quỹ, đặt cọc của cá nhân gửi tại tổ chức tín dụng có được coi là tiền gửi được bảo hiểm hay không đã không được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật, điều này đã gây khó khăn cho BHTGVN trong việc xác định các loại tiền gửi được bảo hiểm. Theo quan điểm của chúng tôi, tiền ký quỹ, đặt cọc của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tiền để sử dụng cho một mục đích cụ thể, nhưng đây vẫn là khoản tiền gửi của cá nhân trên tài khoản. Hơn nữa, loại tiền này được hạch tốn vào nhóm tài khoản tiền gửi của khách hàng tại TCTD nên theo chúng tôi loại tiền này thuộc đối tượng được bảo hiểm. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của BHTGVN là bảo vệ quyền lợi người gửi tiền là cá nhân ở TCTD.

Chính vì vậy, cần phải sớm ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể rõ ràng về các loại tiền thuộc đối tượng bảo hiểm để tránh cách hiểu không thống nhất khi thực hiện.

Những vướng mắc nêu trên chính là những yêu cầu pháp luật về bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cần phải được hoàn thiện ngay trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)