Về tổ chức nhận bảo hiểm tiền gửi (BHTGVN)

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam (Trang 86 - 87)

b. Nghĩa vụ của BHTGVN

3.2.2.1. Về tổ chức nhận bảo hiểm tiền gửi (BHTGVN)

Pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của BHTGVN đã quy định vị trí pháp lý của BHTGVN cũng như quy định nhiều quyền hạn và nhiệm vụ cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi như kiểm tra hoạt động của các TCTD trong việc chấp hành các quy định về bảo hiểm tiền gửi và các quy định về an toàn trong hoạt động; hay BHTGVN được quyền tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản... tuy nhiên, khi tổ chức bảo hiểm tiền gửi thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn này trong thực tế thì gặp rất nhiều bất cập như tại chương 2 đã đưa ra về thực trạng pháp luật bảo hiểm tiền gửi. Để khắc phục các bất cập này, các quy định về tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần có sự điều chỉnh để đảm bảo lợi ích của người gửi tiền và đảm bảo cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi hoạt động có hiệu quả. u cầu này địi hỏi phải sửa đổi một số quy định sau:

a. Các quy định về vị trí pháp lý của BHTGVN và mối quan hệ với

các cơ quan quản lý nhà nước khác

Pháp luật hiện hành quy định BHTGVN là một tổ chức tài chính Nhà nước do Chính phủ thành lập và có mối quan hệ với một số cơ quan quản lý Nhà nước khác, tuy nhiên lại chưa quy định rõ ràng về cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý và kiểm soát BHTGVN, đồng thời chưa xác định rõ BHTGVN thuộc mơ hình tổ chức gì là doanh nghiệp Nhà nước hay là một tổ chức trực thuộc Chính phủ. Như phân tích tại chương II về mối quan hệ của BHTGVN với Ngân hàng Nhà nước thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho quyền giám sát hoạt động của BHTGVN và một số việc khác nhưng điều này khơng có nghĩa Ngân hàng Nhà nước là cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý BHTGVN. Yêu cầu này đòi hỏi pháp luật về bảo hiểm tiền gửi cần bổ sung quy định về việc xác định rõ vị trí pháp lý của BHTGVN, trong đó quy

định rõ cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý BHTGVN, loại hình tổ chức của BHTGVN.

Về nội dung này, chúng tôi thấy rằng đi đôi với khuyến nghị nêu tại điểm 3.2.1 của Luận văn về việc đưa các quy định cơ bản về bảo hiểm tiền gửi từ Nghị định 89/1999/NĐ-CP vào thành một bộ phận của Luật Các tổ chức tín dụng thì các quy định về vị trí pháp lý của BHTGVN phải được bổ sung vào Luật Các tổ chức tín dụng như sau:

- Giao cho Ngân hàng Nhà nước là cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý BHTGVN.

- Xác định rõ mơ hình tổ chức BHTGVN là doanh nghiệp Nhà nước tham gia hoạt động cơng ích khơng vì mục tiêu lợi nhuận. Theo đó Luật điều chỉnh hoạt động của BHTGVN sẽ là Luật Các tổ chức tín dụng và Luật doanh nghiệp Nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)