Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Thu thập số liệu
2.4.3. Các khám nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng
Thị lực
Bệnh nhân được chỉnh tật khúc xạ nếu có
Thị lực được ghi theo kết quả đọc bảng Snellen
Chuyển đổi kết quả đo thị lực theo đơn vị LogMAR để so sánh
Thị lực màu:
Cho bệnh nhân đọc bảng thị lực màu Ishihara.
Bệnh nhân có chèn ép thị thần kinh thì có rối loạn cảm nhận màu sắc khi nhìn màu đỏ bởi từng mắt thì mắt bị chèn ép thị thần kinh
mầu đỏ trở nên kém tươi hơn hoặc nhạt hơn và có khi nhìn thành màu vàng da cam và màu nâu [8]
Thị trường:
Máy phân tích thị trường Humphrey với test ngưỡng toàn bộ 30-2.
Thị trường có ám điểm trung tâm do thị thần kinh bị chèn ép biểu, tuy nhiên các hình thức tổn thương khác như của glocom đều có thể được thấy khi đo thị trường (như ám điểm hình cung, tổn thương
hình bậc phía mũi, thu hẹp thị trường ngoại biên) [8].
Soi đáy mắt: Dùng kính Volk với đèn khe hoặc máy soi đáy mắt cầm
tay khám đáy mắt để phát hiện phù đĩa thị hoặc teo đĩa thị.
Khám tổn hại phản xạ đồng tử liên ứng (RAPD): Bệnh nhân được
ngồi trong phòng ánh sáng mờ và dùng đèn bút khám phản xạ đồng tử.
Đo độ lồi: Độ lồi hai mắt được đo bằng thước đo độ lồi của hãng Zeiss (sản xuất tại Đức).
Đo nhãn áp: Dùng nhãn áp kế Maclakov quả cân 10g và đo theo tư thế
mắt bệnh nhân nhìn thẳng.
Chụp CT hốc mắt: Đánh giá mức độ chèn ép thị thần kinh bằng chỉ
số Barett [26]. Chỉ số Barett theo chiều đứng bằng tổng độ dày của cơ
theo chiều đứng (A và B) chia cho độ dài hốc mắt theo chiều đứng của
hốc mắt (C). Chỉ số Barett theo chiều ngang bằng tổng độ dày của cơ
theo chiều ngang (D và E) chia cho độ dài hốc mắt theo chiều ngang
của hốc mắt (F). Vị trí lát cắt của phim theo mặt phẳng đứng đi qua điểm giữa mặt sau nhãn cầu và đỉnh hốc mắt. Lấy vào tính tốn chỉ số
Barett chiều nào có giá trị cao hơn.
Đánh giá song thị: Mức độ song thị của bệnh nhân được khám và cho
điểm theo Paridaens D [112] (0 = Khơng có song thị, 1 = Song thị khi cố gắng liếc mắt, 2 = Song thị không liên tục khi nhìn thẳng và / hoặc khi đọc sách, 3 = Song thị liên tục khi nhìn thẳng và / hoặc khi đọc
sách). Số bệnh nhân trước và sau mổ được sắp xếp vào bảng như sau:
Bảng 2.1: Bảng theo dõi bệnh nhân song thịtrước và sau phẫu thuật giảm áp
Sau mổ Trước mổ 0 1 2 3 0 n0 n1 n2 n3 1 n1 n2 n3 2 n2 n3 3 n3
= Song thị giảm = Song thị không đổi = Song thịtăng lên n = Số bệnh nhân
Tỉ lệ song thị sau phẫu thuật được tính tốn theo Paridaens D [112]
như sau:
Bảng 2.2: Cơng thức tính các loại song thị
Mới xuất hiện song thị
(%) (n0) 100 ) 3 0 ( n Song thị nặng hơn (%) ) 2 , 1 , 0 n ( 100 ) 3 2 ( n ) 3 , 2 1 ( n ) 3 , 2 , 1 0 ( n Song thị nhẹ hơn (%) ) 3 , 2 , 1 n ( 100 ) 0 , 1 , 2 3 ( n ) 0 , 1 2 ( n ) 0 1 ( n n: số bệnh nhân.
n(0-3): số bệnh nhân trước mổ có điểm song thị là 0, sau mổlà 3 điểm.
n( ): số bệnh nhân trước mổ có điểm song thị là 0, sau mổ là 1 hoặc 2 hoặc3 điểm.
Tỉ lệ mới xuất hiện song thị được tính bằng tổng số bệnh nhân trước
mổ có điểm song thị bằng 0 mà sau mổ bằng 3 chia cho tổng số bệnh nhân trước mổ có điểm song thị bằng 0 nhân với 100 (%). Những bệnh nhân trước mổ có điểm song thị 1, 2 hoặc 3 khơng được tính.
Tỉ lệ song thị nặng hơn được tính bằng tổng số bệnh nhân trước mổ có điểm song thị bằng 0, 1 hoặc 2 mà sau mổ có điểm song thị của mỗi người cao hơn so với chính họ trước mổ chia cho tổng số bệnh nhân trước mổ có điểm song thị bằng 0, 1 hoặc 2 nhân với 100 (%). Những
bệnh nhân trước mổ có điểm song thị bằng 3 khơng được tính. Lưu ý, tỉ lệ này cũng bao gồm những bệnh nhân mới xuất hiện song thị.
Tỉ lệ song thị nhẹ hơn (bệnh nhân bớt song thị) được tính bằng tổng
số bệnh nhân trước mổ có điểm song thị bằng 1, 2 hoặc 3 mà sau mổ có điểm song thị của mỗi người thấp hơn so với chính họ trước mổ
chia cho tổng số bệnh nhân trước mổ có điểm song thị bằng 1, 2 hoặc
3 nhân với 100 (%). Lưu ý, những bệnh nhân trước mổ có điểm song thị bằng 0 theo logic là khơng được tính.
Đánh giá mứcđộ viêm của bệnh mắt:
Chúng tôi dùng tiêu chuẩn đánh giá mức độ viêm của Hội bệnh mắt liên quan tuyến giáp châu Âu [44] gồm có 7 dấu hiệu: đau phía sau nhãn cầu tự phát, đau khi vận động mắt, ban đỏ ở mi mắt, xung huyêt kết mạc, phù nề kết
mạc, sưng cục lệ, mi mắt phù nề hoặc dầy lên. Mỗi một dấu hiệu được tính là
1 điểm viêm. Khi điểm viêm > 3 mắt được coi là đang viêm.
Bệnh mắt mức độ nặng nhưng ở giai đoạn
không viêm (BN số 24)
Bệnh mắt Basedow giai đoạn viêm (BN số 36)
Đánh giá có hay khơng chèn ép thị thần kinh: Chúng tơi dùng qui trình và tiêu chuẩn chẩn đoán chèn ép thị thần kinh Hội bệnh mắt liên quan tuyến giáp châu Âu [44]. Trong những dấu hiệu rối loạn thị lực có
thể giải thích được do bản thân bệnh mắt Basedow (như tổn thương
giác mạc do hở mi, glocom do tăng áp lực tĩnh mạch của hốc mắt) thì có những dấu hiệu trùng hợp có thể gây nhầm lẫn trong chẩn đốn (như nhược thị, tật khúc xạ hoặc đục thủy tinh thể). Khi những dấu hiệu lâm sàng chưa hồn tồn rõ ràng thì chụp CT hốc mắt đánh giá chèn ép của
thị thần kinh là cần thiết. Qui trình chẩn đốn được tóm tắt như sau:
Sơ đồ 2.2: Qui trình khám chẩn đốn chèn ép thị thần kinh
Đánh giá mức độ co rút và mức độ lệch mi dưới.
Mi mắt bệnh nhân được khám lúc 6 tháng sau mổ với các thông số:
Khoảng cách từ bờ mi dưới đến điểm phản quang trên giác mạc ở tư
thế nguyên phát (MRD) tính bằng mm.
Mức độ lệch của mi dưới được đánh giá bằng so sánh ảnh chụp chân dung trước và sau phẫu thuật 6 tháng.
Lệch mi dưới mức độ nặng MP Lệch mi dưới mức độ nhẹ MT Co rút mi dưới
Trước mổ BN số 1 Sau mổ BN số 1
Hình 2.11: Ảnh trước và sau mổ được so sánh và đánh giá theo các mức: không lệch mi dưới (bình thường), lệch mi dưới phía ngoài mức độ nhẹ và lệch mi dưới phía
ngồi mức độ nặng (quan sát thấy rõ)