Thời gian sống thêm toàn bộ sau mổ của các NC

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi bảo tồn cơ thắt trong ung thư trực tràng giữa và dưới (Trang 147 - 149)

NC Năm Phẫu

thuật 5y-OS DFS Giai đoạn Quách Văn Kiên 2018 BTCT 3y: 90,4% 100%-81,2%-92,6%

Martellucci [43] 2014 BTCT 77% 66% 89% - 81% - 43%-10% Koyama [44] 2014 BTCT 76,4% 96,3%-93,3%-56,3% Shaotang Li [206] 2015 BTCT 72,9% 92,6%-75,8%-63,8% Cheung [120] 2011 BTCT 74% 71% 88% - 83% - 61%. N.M. An [118] 2013 BTCT 3y:82% Denost [10] 2015 ĐT-OHM 83% 70% Martin [36] 2012 ĐT-OHM 86,3% 78,6% Akagi [207] 2013 ĐT-OHM 90,5% 84,2%- 85,2%- 78,6% N.T.Hòe [116] 2009 ĐT-OHM 55,3% Kim [122] 2016 ĐT-OHM 95,8% Yamada [150] 2009 ĐT-OHM 100%- 83,5%- 72% NC của Martellucci (2014) [43] TG sống toàn bộ 5 năm và 10 năm tương ứng là 77% (116 BN) và 54% (31 BN), tái phát tại chỗ 4,8%, với TG tái phát TB: 18 tháng. Tác giả cũng so sánh kết quả ung thư trong PTNS cũng tương tự như mổ mở: số lượng hạch nạo vét, thời gian sống thêm sau mổ.

Theo Cheung (2011) [120] chỉ ra rằng các yếu tố trong mổ (Mất máu > 300ml, TG mổ > 240 phút, chuyển mổ mở, rò MN trong mổ), các yếu tố ung thư học (giai đoạn, diện cắt), yếu tố điều trị (Hóa xạ trị tiền phẫu hay hậu phẫu) cũng như yếu tố dịch tễ (giới, và tuổi > 80) đều có thể ảnh hưởng đến TG sống thêm tồn bộ sau mổ cũng như TG sống không bệnh sau mổ, nhưng 2 yếu tố ung thư học có liên quan độc lập với TG sống nàỵ

Còn NC của Akagi (2013) [207] khi so sánh 2 PP phẫu thuật ISR và cắt cụt trực tràng cho thấy khơng có sự khác biệt về tỷ lệ sống 5 năm sau mổ

không tái phát mặc dù tỷ lệ này ở ISR cao hơn (81,7% vs 70,2%) với P=0,136.

4.3.4.3. Tỷ lệ tái phát tại chỗ và di căn sau phẫu thuật

Đối với bệnh lý ung thư nói chung và UTTT nói riêng, tái phát là một đặc tính cơ bản, và điều trị đa mô thức trong UTTT cũng nhằm mục tiêu giảm tối đa đặc tính nàỵ Tái phát ở đây bao gồm tái phát tại miệng nối, tái phát trong tiểu khung và di căn xa đều làm rút ngắn TG sống của BN. Ở NC này ghi nhận có 3 trường hợp BN chết khơng do tái phát mà do suy tim, suy hô hấp, suy kiệt, cho nên chúng tôi đánh giá tái phát trên 82 BN. Thời gian theo dõi của NC là 2 – 43 tháng với tỷ lệ tái phát chung (di căn và tại chỗ) là 9,76% (4 trường hợp di căn gan – 1 trường hợp di căn phổi - 1 trường hợp di căn thành ngực – 1 trường hợp di căn phúc mạc phải làm HMNT – 1 trường hợp tái phát tại miệng nối ĐT-OHM), tăng dần theo GĐ bệnh (0% - 10,7% - 15,2%) dù chưa có sự khác biệt nhưng có thể thấy GĐ bệnh tăng thì nguy cơ tái phát cũng tăng theọ Tỷ lệ tái phát tại chỗ và di căn xa tương ứng là 1,22% - 8,54% và kết quả ung thư học này tăng dần theo giai đoạn tương tự như các NC khác [118], [120], [207]. Tất cả trường hợp tái phát của NC đều có khối u T3 với TG tái phát trung bình: 15,75 ± 10,65 tháng. Trong khi đó khơng có trường hợp nào u T4a bị tái phát. Có thể vẫn do TG theo dõi của NC chưa đủ dàị

Khi nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tái phát, cho thấy mức độ xâm lấn u tại chỗ T3-T4 với P = 0,049. NC của Nguyễn Minh An (2013) về PTNS trong UTTT thấp cho thấy tỷ lệ tái phát 16,4%, trong đó tăng dần theo mức độ xâm lấn u T2 – T3 – T4 (0% - 4,8% - 10,7%), tức là cần thận trọng khi chỉ định PTNS bảo tồn cơ thắt đối với UTTT T3-T4. NC của Trương Vĩnh Quí (2018) [117] cho thấy tỷ lệ tái phát tại chỗ liên quan đến độ biệt hóa u, di căn hạch, kích thước khối u (P <0,05).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi bảo tồn cơ thắt trong ung thư trực tràng giữa và dưới (Trang 147 - 149)