Phẫu thuật mổ mở cắt lách

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị một số bệnh về máu thường gặp (Trang 38 - 39)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.3. Phẫu thuật cắt lách trong một số bệnh về máu

1.3.4. Phẫu thuật mổ mở cắt lách

Chỉ định

Vai trò mổ mở cắt lách ngày nay chỉ giới hạn trong một số các trường hợp cấp cứu chấn thương, xơ gan, hay lách quá to. Trong 306 trường hợp cắt lách của Musser G [129], chủ yếu lách to trong bệnh cảnh xơ tủy xương, ung thư bạch cầu tế bào tóc, ung thư bạch cầu mạn tính dịng lympho và dịng tủy.

Kỹ thuật

Đường mổ có thể chọn là đường trắng giữa hay đường dưới sườn trái. Một số ít các trường hợp có thể là đường trắng giữa và thêm đường ngang sang trái. Trong bất kể trường hợp nào thì bệnh nhân cắt lách có giảm tiểu cầu đặc biệt phải chú ý cầm máu vết mổ.

Phẫu thuật cắt lách trong những trường hợp lách to là phẫu thuật phức tạp, đặc biệt là vấn đề cầm máu trong mổ và chảy máu sau mổ. Nguy cơ chảy máu khi thao tác trên một tạng lớn giàu mạch máu, có thể viêm dính với các tạng lân cận nhất là với cơ hoành (do nhiễm trùng, áp xe, nhồi máu…) và trong bệnh lý nền là các rối loạn huyết học (giảm tiểu cầu), hay các nguy cơ do dùng thuốc điều trị trước đó.

Việc thắt động mạch lách trước là cần thiết nhằm hạn chế chảy máu và làm lách nhỏ đi.

Trong giải phóng dây chằng quanh lách, nguy cơ có thể tổn thương phình vị dạ dày khi khống chế mạch vị ngắn.

Tĩnh mạch lách và động mạch lách nên buộc riêng rẽ, tĩnh mạch đôi khi phải dùng clamp mạch máu và khâu vắt bằng chỉ khâu mạch máu.

Cắt lách trong bệnh lý về máu phải chú ý tìm và cắt lách phụ. Vị trí thường gặp là ở rốn lách, dây chằng quanh lách, mạc nối lớn, mạc treo ruột, buồng trứng, tinh hoàn.

Việc sử dụng dẫn lưu hố lách cịn tùy theo quan điểm phẫu thuật viên, tuy có nghiên cứu cho rằng dẫn lưu có thể làm tăng nguy cơ áp xe dưới hoành từ 0,4%-12% cho tới 6,5%-48% [196]. Nếu có thể, nên chọn dẫn lưu kín.

Ưu điểm:

Áp dụng được cho đại đa số các trường hợp phải cắt lách. Đặc biệt trong các trường hợp lách to.

Thời gian mổ nhanh.

Phù hợp với điều kiện trang thiết bị và gây mê ở Việt Nam, khơng địi hởi các trang thiết bị đắt tiền.

Nhược điểm:

Vết mổ lớn, thiếu thẩm mỹ, có thể có các biến chứng liên quan đến vết mổ. Thời gian hồi phục sau mổ chậm.

Tỷ lệ tai biến, biến chứng cao hơn so với phẫu thuật nội soi.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị một số bệnh về máu thường gặp (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)